Browsing by Author Lê, Chí Quế

Jump to: 0-9 A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z
or enter first few letters:  
Showing results 1 to 20 of 27
  • V_L2_00062.pdf.jpg
  • Thesis


  • Authors: Phạm, Tuấn Khoa;  Advisor: Lê, Chí Quế (1998)

  • Trình bày mối quan hệ giữa văn hoá dân gian truyền thống với sáng tác của Tố Hữu, từ đó đi sâu tìm hiểu ảnh hưởng của văn hoá dân gian xứ Huế, văn hoá dân gian đồng bằng và trung du Bắc Bộ, văn hoá dân gian các vùng khác của đất nước đối với thơ Tố Hữu.Tác giả nhằm khẳng định vị trí thơ Tố Hữu trong lịch sử văn học Việt Nam cũng như trong đời sống thơ ca, đời sống tình cảm của người Việt Nam.

  • V_L2_01310.pdf.jpg
  • Thesis


  • Authors: Nguyễn, Thị Thu Hiền;  Advisor: Lê, Chí Quế (2008)

  • Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề của đời sống xã hội (kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội) được phản ánh trong ca dao từ sau năm 1945 đến nay thông qua hai nguồn chính là sách báo đã xuất bản và mạng Internet. Tìm hiểu những phương thức biểu hiện của ca dao Việt Nam hiện đại, sự ảnh hưởng và tiếp thu ca dao truyền thống về cả phương diện nội dung và hình thức và một số nét đổi mới. Từ đó khái quát lên những vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội dưới góc độ dư luận xã hội trong ca dao hiện đại. Nêu bật ý nghĩa của dư luận xã hội về các vấn đề thời cuộc trong ca dao từ 1945 đến nay, các mặt tích cực và những hạn chế của nó. Đưa ra một số nhận xét, đánh giá chung về dư luận...

  • V_L2_01310_Noi_dung.pdf.jpg
  • Thesis


  • Authors: Nguyễn, Thị Thu Hiền;  Advisor: Lê, Chí Quế (2008)

  • Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề của đời sống xã hội (kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội) được phản ánh trong ca dao từ sau năm 1945 đến nay thông qua hai nguồn chính là sách báo đã xuất bản và mạng Internet. Tìm hiểu những phương thức biểu hiện của ca dao Việt Nam hiện đại, sự ảnh hưởng và tiếp thu ca dao truyền thống về cả phương diện nội dung và hình thức và một số nét đổi mới. Từ đó khái quát lên những vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội dưới góc độ dư luận xã hội trong ca dao hiện đại. Nêu bật ý nghĩa của dư luận xã hội về các vấn đề thời cuộc trong ca dao từ 1945 đến nay, các mặt tích cực và những hạn chế của nó. Đưa ra một số nhận xét, đánh giá chung về dư luận...

  • 02050005449.pdf.jpg
  • Thesis


  • Authors: Hà, Thị Anh Đào;  Advisor: Lê, Chí Quế (2018)

  • Thứ nhất, luận án là công trình đầu tiên tập hợp và hệ thống hóa, đồng thời sưu tập thêm được tư liệu về dân ca nghi lễ của người Thái, góp phần làm phong phú thêm nguồn tư liệu về văn học dân gian người Thái nói chung và dân ca nghi lễ Thái nói riêng. Thứ hai, đặt dân ca nghi lễ trong môi trường diễn xướng của chính nơi sản sinh ra nó với chức năng thực hành nghi lễ tín ngưỡng đậm nét, luận án đã mô tả một cách cụ thể toàn bộ diễn trình diễn xướng của dân ca đám cưới và dân ca tang ma của người Thái, bước đầu cho thấy mối liên hệ giữa môi trường diễn xướng và hình thức diễn xướng với các lớp văn hóa, tôn giáo tín ngưỡng được chứa đựng, ẩn sâu trong các văn bản lời ca dân ca nghi lễ...

  • Luan van Vu Thanh Thuy.pdf.jpg
  • Thesis


  • Authors: Vũ, Thanh Thủy;  Advisor: Lê, Chí Quế (2012)

  • Tìm hiểu diễn xướng qua nghiên cứu của các nhà folklore học trên thế giới và các nhà nghiên cứu Việt Nam. Nghiên cứu hát Dô xã Liêp Tiệp-Quốc Oai-Hà Nội tiếp cận từ lý thuyết diễn xướng: lịch sử nghiên cứu diễn xướng hát Dô; những quy tắc nền tảng của hát Dô; nhận dạng cấu trúc diễn xướng hát Dô. Từ văn bản hát Dô đến diễn xướng hát Dô.

  • 02050002898.pdf.jpg
  • Thesis


  • Authors: Hoàng, Thị Dung;  Advisor: Lê, Chí Quế (2014)

  • Khi chọn và tiến hành nghiên cứu đề tài: “Hát Then ở Lạng Sơn”, chúng tôi muốn đem đến một cái nhìn sâu sắc, toàn diện có tính khoa học cao khi đánh giá về hát Then ở Lạng Sơn nhất là Then Nùng. Có thể nói Then Lạng Sơn với nhiều nét độc đáo riêng biệt, nhất là khi khẳng định Lạng Sơn là cái nôi của dòng Then Nùng, nó không chỉ hay về mặt ca từ mà nó còn mang nhiều ý nghĩa sâu sắc của lời hát. Vì vậy với tầm vóc tưởng chừng như nhỏ nhặt nhưng lại chứa nhiều điều cần được sưu tầm nghiên cứu về dòng Then Tày, Then Nùng ở Lạng Sơn lại là một đề tài rất khó với tác giả do hạn chế về năng lực, ngôn ngữ dân tộc và tầm hiểu biết. Mặt khác Then Tày có nhiều công trình nghiên cứu nhưng then Nù...

  • 02050004367.pdf.jpg
  • Thesis


  • Authors: Triệu, Văn Thịnh;  Advisor: Lê, Chí Quế; Đỗ, Hồng Kỳ (2016)

  • Đã có nhiều công trình nghiên cứu về sử thi M’nông đạt được những kết quả to lớn. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu đi trước, về cơ bản mới khảo sát một cách khái quát những giá trị về nội dung và hình thức của sử thi M’nông mà chưa nhiều người đi vào nghiên cứu một cách toàn diện về hệ thống nhân vật và vấn đề thể loại của Ot Ndrong. Mục đích của luận án là khảo sát một cách có hệ thống các nhân vật trong sử thi M’nông để thấy được các thủ pháp nghệ thuật, những quan niệm thẩm mỹ của người M’nông đã được thể hiện như thế nào trong các tác phẩm sử thi của họ, trên cơ sở đó có được những cứ liệu quan trọng xác định tiểu loại của sử thi M’nông.

  • 02050001116.pdf.jpg
  • Thesis


  • Authors: Phạm, Thị Hương Giang;  Advisor: Lê, Chí Quế (2012)

  • Khảo sát những yếu tố văn hóa biển biểu hiện như thế nào trong bộ phận văn học dân gian khu vực ven biển miền Trung và miền Nam. Qua đó tìm hiểu những giá trị văn hóa, giá trị nghệ thuật của bộ phận văn học dân gian này trong mối tương quan với nền văn học dân gian Việt Nam nói chung. Xem xét sức ảnh hưởng và giá trị của bộ phận văn học dân gian này trong đời sống tinh thần của cộng đồng dân cư khu vực miền Trung và Nam bộ hiện nay. Thử phác thảo sơ lược về bộ mặt của nền văn hóa biển Việt Nam. Những xu hướng phát triển của nền văn hóa đó trong quá trình hội nhập của đất nước.

  • 02050002193.pdf.jpg
  • Thesis


  • Authors: Phạm, Thị Thu Loan;  Advisor: Lê, Chí Quế (2013)

  • Lí giải trên cơ sở khoa học những đặc sắc nghệ thuật Chầu văn từ góc nhìn của văn hoá và văn học dân gian tạo nên sức sống mãnh liệt và bền bỉ của nó trong lịch sử, đặc biệt là khả năng tự tái tạo và mở rộng không gian sống của Chầu Văn. Khẳng định vẻ đẹp của các bản văn trong nghệ thuật Chầu văn từ góc độ nghiên cứu văn học dân gian, đặc biệt là hệ thống các hình tượng nghệ thuật tiêu biểu cũng như sự độc đáo về nghệ thuật ngôn từ. Đề cập đến sự trình diễn chầu văn từ góc độ văn học và văn hoá dân gian để khẳng định đó là một loại hình nghệ thuật dân gian đặc sắc thuần Việt, với sự phối kết nhuần nhuyễn giữa âm nhạc, lời văn, vũ đạo, trang phục và các nghi lễ trong một không gian vừa...

  • LUẬN VĂN (1) R.pdf.jpg
  • Thesis


  • Authors: Nguyễn, Thanh Nga;  Advisor: Lê, Chí Quế (2014)

  • Truyện kể dân gian Thái Bình nói chung vô cùng phong phú v đa dạng. Trong luận văn nay, chúng tôi tiến hành nghiên cứu những vấn đề sau: Nghiên cứu các đặc điểm của truyện kể dân gian Thái Bình trên bình diện khái quát chung. Tập trung nghiên cứu chuyên sâu thể loại truyền thuyết, thể loại phong phú hơn cả trong kho tàng truyện kể dân gian Thái Bình.

  • item.jpg
  • Conference Paper


  • Authors: Lê, Chí Quế (2013)

  • Trong nhiều năm, tại Đại học Tổng hợp Hà Nội ông chuyên dạy văn học dân gian các dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Từ năm 1981 trở đi, ông đảm nhiệm thêm giáo trình văn học Đông Nam Á. Về chuyên đề, từ năm 1982, ông đã trình bày bài giảng về thể loại sử thi anh hùng; từ năm 1985, ông đã lên lớp về các trường phái nghiên cứu văn học dân gian.

  • 02050002896.pdf.jpg
  • Thesis


  • Authors: Nguyễn, Thị Hồng Thanh;  Advisor: Lê, Chí Quế (2014)

  • Đối tượng nghiên cứu chính của luận văn là chuỗi những truyền thuyết dân gian xung quanh cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng cùng các tướng lĩnh; lễ hội Hai Bà Trưng và các tướng lĩnh trên địa bàn 2 huyện Mê Linh và Phúc Thọ (Thành phố Hà Nội). Phạm vi nghiên cứu: luận văn giới hạn phạm vi nghiên cứu ở nguồn thư tịch trong các sách chính thống đã xuất bản và tƣ liệu sưu tầm được thông qua điền dã, khảo sát thực tế ở hai huyện Mê Linh và Phúc Thọ (Thành phố Hà Nội). Riêng phần lễ hội tập trung chủ yếu là lễ hội Hai Bà Trưng ở hai làng Hạ Lôi – Mê Linh và Hát Môn – Phúc Thọ. Bởi đây là hai làng tiêu biểu nhất trong việc thờ tự và tổ chức lễ hội Hai Bà ở Mê Linh và Phúc Thọ nói riêng cũng ...

  • 02050006025.pdf.jpg
  • Dissertations


  • Authors: Nguyễn, Thị Thu Trang;  Advisor: Lê, Chí Quế (2019)

  • Sưu tầm, tập hợp, dịch thuật, hệ thống các văn bản truyện thuộc type truyện Chàng trai khỏe và những người bạn đồng hành có khả năng khác thường, nhóm type truyện Người tốt bụng được ban thưởng và kẻ xấu bụng bị trừng phạt của Việt Nam và Ấn Độ. Khảo sát, so sánh về kết cấu và những motif chính xây dựng nên cốt truyện và nhân vật. Trên cơ sở khảo sát, so sánh, tìm ra những nét tương đồng và khác biệt, đồng thời lí giải nguyên nhân của sự tương đồng và khác biệt đó

  • V_L2_01987_Noi_dung.pdf.jpg
  • Thesis


  • Authors: Nguyễn, Thị Hương;  Advisor: Lê, Chí Quế (2010)

  • Electronic Resources; Luận văn ThS. Văn học dân gian -- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2010; Đề tài đã góp phần tìm hiểu rõ hơn sử thi Chương Han của người Thái ở Việt Nam về phương diện nội dung và phương diện nghệ thuật. Đặc biệt thấy được sắc thái bản địa và quan hệ Đông Nam á của sử thi Chương Han

  • 02050001239_Noi_dung.pdf.jpg
  • Thesis


  • Authors: Hoàng, Thị Lân;  Advisor: Lê, Chí Quế (2012)

  • Luận văn ThS. Văn học dân gian -- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2012; Luận văn là quá trình tổng hợp về những thành tựu sưu tầm, nghiên cứu hệ thống truyền thuyết về các anh hùng chống ngoại xâm triều Trần, những dấu ấn của tín ngưỡng dân gian, tôn giáo phản ánh trong truyền thuyết. Luận văn là công trình khoa học đi sâu ngh (...); Electronic Resources

  • 02050005365.pdf.jpg
  • Thesis


  • Authors: Trần, Thị Bích Hợp;  Advisor: Lê, Chí Quế (2018)

  • Luận văn lần đầu tiên tập hợp nguồn tư liệu về truyền thuyết Lý Phục Man, xác lập được những mô típ cơ bản và giá trị của truyền thuyết này và nghiên cứu một cách có hệ thống, chuyên sâu về truyền thuyết và lễ hội rước Giá ở Yên Sở, Hoài Đức. Đi từ truyền thuyết Lý Phục Man đến lễ hội rước Giá, luận văn góp phần chứng minh cho đặc trưng của văn học dân gian là mang tính nguyên hợp, đồng thời cũng cho thấy nét độc đáo, riêng biệt cũng như những nét tương đồng của lễ hội nơi đây với các lễ hội cổ truyền của Việt Nam nói chung. Luận văn của chúng tôi do đó cũng góp phần bảo lưu và phát triển những giá trị lịch sử và văn hóa truyền thốn...

  • 02050002900.pdf.jpg
  • Thesis


  • Authors: Trần, Xuân Chương;  Advisor: Lê, Chí Quế (2014)

  • Đối tượng nghiên cứu và khảo sát là "truyền thuyết và lễ hội Chùa Dâu", Thanh Khương - Thuận Thành - Bắc Ninh. Đề tài tập trung nghiên cứu các truyền thuyết về Chùa Dâu được ghi chép bằng văn bản và những truyền thuyết được lưu truyền bằng miệng trong dân gian. Đặc biệt chúng tôi cũng đồng thời nghiên cứu truyền thuyết về Chùa Dâu dưới góc độ diễn xướng, đấy là lễ hội, để thấy được hết giá trị của truyền thuyết này

  • 02050001861.pdf.jpg
  • Thesis


  • Authors: Nguyễn, Thị Thu Huyền;  Advisor: Lê, Chí Quế (2013)

  • Khảo sát tục ngữ, ca dao trong một số kịch bản Chèo truyền thống và Chèo hiện đại. Tìm hiểu tục ngữ, ca dao trong kịch bản Chèo hiện đại trong tương quan so sánh với tục ngữ, ca dao truyền thống để tìm ra những nét tương đồng và đổi mới của tục ngữ, ca dao trong kịch bản Chèo hiện đại nói riêng và trong văn học hiện đại nói chung. Khẳng định sức sống của văn học dân gian trong đó bao gồm tục ngữ và ca dao. Góp thêm một hướng đi trong việc sáng tác kịch bản Chèo.

Browsing by Author Lê, Chí Quế

Jump to: 0-9 A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z
or enter first few letters:  
Showing results 1 to 20 of 27
  • V_L2_00062.pdf.jpg
  • Thesis


  • Authors: Phạm, Tuấn Khoa;  Advisor: Lê, Chí Quế (1998)

  • Trình bày mối quan hệ giữa văn hoá dân gian truyền thống với sáng tác của Tố Hữu, từ đó đi sâu tìm hiểu ảnh hưởng của văn hoá dân gian xứ Huế, văn hoá dân gian đồng bằng và trung du Bắc Bộ, văn hoá dân gian các vùng khác của đất nước đối với thơ Tố Hữu.Tác giả nhằm khẳng định vị trí thơ Tố Hữu trong lịch sử văn học Việt Nam cũng như trong đời sống thơ ca, đời sống tình cảm của người Việt Nam.

  • V_L2_01310.pdf.jpg
  • Thesis


  • Authors: Nguyễn, Thị Thu Hiền;  Advisor: Lê, Chí Quế (2008)

  • Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề của đời sống xã hội (kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội) được phản ánh trong ca dao từ sau năm 1945 đến nay thông qua hai nguồn chính là sách báo đã xuất bản và mạng Internet. Tìm hiểu những phương thức biểu hiện của ca dao Việt Nam hiện đại, sự ảnh hưởng và tiếp thu ca dao truyền thống về cả phương diện nội dung và hình thức và một số nét đổi mới. Từ đó khái quát lên những vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội dưới góc độ dư luận xã hội trong ca dao hiện đại. Nêu bật ý nghĩa của dư luận xã hội về các vấn đề thời cuộc trong ca dao từ 1945 đến nay, các mặt tích cực và những hạn chế của nó. Đưa ra một số nhận xét, đánh giá chung về dư luận...

  • V_L2_01310_Noi_dung.pdf.jpg
  • Thesis


  • Authors: Nguyễn, Thị Thu Hiền;  Advisor: Lê, Chí Quế (2008)

  • Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề của đời sống xã hội (kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội) được phản ánh trong ca dao từ sau năm 1945 đến nay thông qua hai nguồn chính là sách báo đã xuất bản và mạng Internet. Tìm hiểu những phương thức biểu hiện của ca dao Việt Nam hiện đại, sự ảnh hưởng và tiếp thu ca dao truyền thống về cả phương diện nội dung và hình thức và một số nét đổi mới. Từ đó khái quát lên những vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội dưới góc độ dư luận xã hội trong ca dao hiện đại. Nêu bật ý nghĩa của dư luận xã hội về các vấn đề thời cuộc trong ca dao từ 1945 đến nay, các mặt tích cực và những hạn chế của nó. Đưa ra một số nhận xét, đánh giá chung về dư luận...

  • 02050005449.pdf.jpg
  • Thesis


  • Authors: Hà, Thị Anh Đào;  Advisor: Lê, Chí Quế (2018)

  • Thứ nhất, luận án là công trình đầu tiên tập hợp và hệ thống hóa, đồng thời sưu tập thêm được tư liệu về dân ca nghi lễ của người Thái, góp phần làm phong phú thêm nguồn tư liệu về văn học dân gian người Thái nói chung và dân ca nghi lễ Thái nói riêng. Thứ hai, đặt dân ca nghi lễ trong môi trường diễn xướng của chính nơi sản sinh ra nó với chức năng thực hành nghi lễ tín ngưỡng đậm nét, luận án đã mô tả một cách cụ thể toàn bộ diễn trình diễn xướng của dân ca đám cưới và dân ca tang ma của người Thái, bước đầu cho thấy mối liên hệ giữa môi trường diễn xướng và hình thức diễn xướng với các lớp văn hóa, tôn giáo tín ngưỡng được chứa đựng, ẩn sâu trong các văn bản lời ca dân ca nghi lễ...

  • Luan van Vu Thanh Thuy.pdf.jpg
  • Thesis


  • Authors: Vũ, Thanh Thủy;  Advisor: Lê, Chí Quế (2012)

  • Tìm hiểu diễn xướng qua nghiên cứu của các nhà folklore học trên thế giới và các nhà nghiên cứu Việt Nam. Nghiên cứu hát Dô xã Liêp Tiệp-Quốc Oai-Hà Nội tiếp cận từ lý thuyết diễn xướng: lịch sử nghiên cứu diễn xướng hát Dô; những quy tắc nền tảng của hát Dô; nhận dạng cấu trúc diễn xướng hát Dô. Từ văn bản hát Dô đến diễn xướng hát Dô.

  • 02050002898.pdf.jpg
  • Thesis


  • Authors: Hoàng, Thị Dung;  Advisor: Lê, Chí Quế (2014)

  • Khi chọn và tiến hành nghiên cứu đề tài: “Hát Then ở Lạng Sơn”, chúng tôi muốn đem đến một cái nhìn sâu sắc, toàn diện có tính khoa học cao khi đánh giá về hát Then ở Lạng Sơn nhất là Then Nùng. Có thể nói Then Lạng Sơn với nhiều nét độc đáo riêng biệt, nhất là khi khẳng định Lạng Sơn là cái nôi của dòng Then Nùng, nó không chỉ hay về mặt ca từ mà nó còn mang nhiều ý nghĩa sâu sắc của lời hát. Vì vậy với tầm vóc tưởng chừng như nhỏ nhặt nhưng lại chứa nhiều điều cần được sưu tầm nghiên cứu về dòng Then Tày, Then Nùng ở Lạng Sơn lại là một đề tài rất khó với tác giả do hạn chế về năng lực, ngôn ngữ dân tộc và tầm hiểu biết. Mặt khác Then Tày có nhiều công trình nghiên cứu nhưng then Nù...

  • 02050004367.pdf.jpg
  • Thesis


  • Authors: Triệu, Văn Thịnh;  Advisor: Lê, Chí Quế; Đỗ, Hồng Kỳ (2016)

  • Đã có nhiều công trình nghiên cứu về sử thi M’nông đạt được những kết quả to lớn. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu đi trước, về cơ bản mới khảo sát một cách khái quát những giá trị về nội dung và hình thức của sử thi M’nông mà chưa nhiều người đi vào nghiên cứu một cách toàn diện về hệ thống nhân vật và vấn đề thể loại của Ot Ndrong. Mục đích của luận án là khảo sát một cách có hệ thống các nhân vật trong sử thi M’nông để thấy được các thủ pháp nghệ thuật, những quan niệm thẩm mỹ của người M’nông đã được thể hiện như thế nào trong các tác phẩm sử thi của họ, trên cơ sở đó có được những cứ liệu quan trọng xác định tiểu loại của sử thi M’nông.

  • 02050001116.pdf.jpg
  • Thesis


  • Authors: Phạm, Thị Hương Giang;  Advisor: Lê, Chí Quế (2012)

  • Khảo sát những yếu tố văn hóa biển biểu hiện như thế nào trong bộ phận văn học dân gian khu vực ven biển miền Trung và miền Nam. Qua đó tìm hiểu những giá trị văn hóa, giá trị nghệ thuật của bộ phận văn học dân gian này trong mối tương quan với nền văn học dân gian Việt Nam nói chung. Xem xét sức ảnh hưởng và giá trị của bộ phận văn học dân gian này trong đời sống tinh thần của cộng đồng dân cư khu vực miền Trung và Nam bộ hiện nay. Thử phác thảo sơ lược về bộ mặt của nền văn hóa biển Việt Nam. Những xu hướng phát triển của nền văn hóa đó trong quá trình hội nhập của đất nước.

  • 02050002193.pdf.jpg
  • Thesis


  • Authors: Phạm, Thị Thu Loan;  Advisor: Lê, Chí Quế (2013)

  • Lí giải trên cơ sở khoa học những đặc sắc nghệ thuật Chầu văn từ góc nhìn của văn hoá và văn học dân gian tạo nên sức sống mãnh liệt và bền bỉ của nó trong lịch sử, đặc biệt là khả năng tự tái tạo và mở rộng không gian sống của Chầu Văn. Khẳng định vẻ đẹp của các bản văn trong nghệ thuật Chầu văn từ góc độ nghiên cứu văn học dân gian, đặc biệt là hệ thống các hình tượng nghệ thuật tiêu biểu cũng như sự độc đáo về nghệ thuật ngôn từ. Đề cập đến sự trình diễn chầu văn từ góc độ văn học và văn hoá dân gian để khẳng định đó là một loại hình nghệ thuật dân gian đặc sắc thuần Việt, với sự phối kết nhuần nhuyễn giữa âm nhạc, lời văn, vũ đạo, trang phục và các nghi lễ trong một không gian vừa...

  • LUẬN VĂN (1) R.pdf.jpg
  • Thesis


  • Authors: Nguyễn, Thanh Nga;  Advisor: Lê, Chí Quế (2014)

  • Truyện kể dân gian Thái Bình nói chung vô cùng phong phú v đa dạng. Trong luận văn nay, chúng tôi tiến hành nghiên cứu những vấn đề sau: Nghiên cứu các đặc điểm của truyện kể dân gian Thái Bình trên bình diện khái quát chung. Tập trung nghiên cứu chuyên sâu thể loại truyền thuyết, thể loại phong phú hơn cả trong kho tàng truyện kể dân gian Thái Bình.

  • item.jpg
  • Conference Paper


  • Authors: Lê, Chí Quế (2013)

  • Trong nhiều năm, tại Đại học Tổng hợp Hà Nội ông chuyên dạy văn học dân gian các dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Từ năm 1981 trở đi, ông đảm nhiệm thêm giáo trình văn học Đông Nam Á. Về chuyên đề, từ năm 1982, ông đã trình bày bài giảng về thể loại sử thi anh hùng; từ năm 1985, ông đã lên lớp về các trường phái nghiên cứu văn học dân gian.

  • 02050002896.pdf.jpg
  • Thesis


  • Authors: Nguyễn, Thị Hồng Thanh;  Advisor: Lê, Chí Quế (2014)

  • Đối tượng nghiên cứu chính của luận văn là chuỗi những truyền thuyết dân gian xung quanh cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng cùng các tướng lĩnh; lễ hội Hai Bà Trưng và các tướng lĩnh trên địa bàn 2 huyện Mê Linh và Phúc Thọ (Thành phố Hà Nội). Phạm vi nghiên cứu: luận văn giới hạn phạm vi nghiên cứu ở nguồn thư tịch trong các sách chính thống đã xuất bản và tƣ liệu sưu tầm được thông qua điền dã, khảo sát thực tế ở hai huyện Mê Linh và Phúc Thọ (Thành phố Hà Nội). Riêng phần lễ hội tập trung chủ yếu là lễ hội Hai Bà Trưng ở hai làng Hạ Lôi – Mê Linh và Hát Môn – Phúc Thọ. Bởi đây là hai làng tiêu biểu nhất trong việc thờ tự và tổ chức lễ hội Hai Bà ở Mê Linh và Phúc Thọ nói riêng cũng ...

  • 02050006025.pdf.jpg
  • Dissertations


  • Authors: Nguyễn, Thị Thu Trang;  Advisor: Lê, Chí Quế (2019)

  • Sưu tầm, tập hợp, dịch thuật, hệ thống các văn bản truyện thuộc type truyện Chàng trai khỏe và những người bạn đồng hành có khả năng khác thường, nhóm type truyện Người tốt bụng được ban thưởng và kẻ xấu bụng bị trừng phạt của Việt Nam và Ấn Độ. Khảo sát, so sánh về kết cấu và những motif chính xây dựng nên cốt truyện và nhân vật. Trên cơ sở khảo sát, so sánh, tìm ra những nét tương đồng và khác biệt, đồng thời lí giải nguyên nhân của sự tương đồng và khác biệt đó

  • V_L2_01987_Noi_dung.pdf.jpg
  • Thesis


  • Authors: Nguyễn, Thị Hương;  Advisor: Lê, Chí Quế (2010)

  • Electronic Resources; Luận văn ThS. Văn học dân gian -- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2010; Đề tài đã góp phần tìm hiểu rõ hơn sử thi Chương Han của người Thái ở Việt Nam về phương diện nội dung và phương diện nghệ thuật. Đặc biệt thấy được sắc thái bản địa và quan hệ Đông Nam á của sử thi Chương Han

  • 02050001239_Noi_dung.pdf.jpg
  • Thesis


  • Authors: Hoàng, Thị Lân;  Advisor: Lê, Chí Quế (2012)

  • Luận văn ThS. Văn học dân gian -- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2012; Luận văn là quá trình tổng hợp về những thành tựu sưu tầm, nghiên cứu hệ thống truyền thuyết về các anh hùng chống ngoại xâm triều Trần, những dấu ấn của tín ngưỡng dân gian, tôn giáo phản ánh trong truyền thuyết. Luận văn là công trình khoa học đi sâu ngh (...); Electronic Resources

  • 02050005365.pdf.jpg
  • Thesis


  • Authors: Trần, Thị Bích Hợp;  Advisor: Lê, Chí Quế (2018)

  • Luận văn lần đầu tiên tập hợp nguồn tư liệu về truyền thuyết Lý Phục Man, xác lập được những mô típ cơ bản và giá trị của truyền thuyết này và nghiên cứu một cách có hệ thống, chuyên sâu về truyền thuyết và lễ hội rước Giá ở Yên Sở, Hoài Đức. Đi từ truyền thuyết Lý Phục Man đến lễ hội rước Giá, luận văn góp phần chứng minh cho đặc trưng của văn học dân gian là mang tính nguyên hợp, đồng thời cũng cho thấy nét độc đáo, riêng biệt cũng như những nét tương đồng của lễ hội nơi đây với các lễ hội cổ truyền của Việt Nam nói chung. Luận văn của chúng tôi do đó cũng góp phần bảo lưu và phát triển những giá trị lịch sử và văn hóa truyền thốn...

  • 02050002900.pdf.jpg
  • Thesis


  • Authors: Trần, Xuân Chương;  Advisor: Lê, Chí Quế (2014)

  • Đối tượng nghiên cứu và khảo sát là "truyền thuyết và lễ hội Chùa Dâu", Thanh Khương - Thuận Thành - Bắc Ninh. Đề tài tập trung nghiên cứu các truyền thuyết về Chùa Dâu được ghi chép bằng văn bản và những truyền thuyết được lưu truyền bằng miệng trong dân gian. Đặc biệt chúng tôi cũng đồng thời nghiên cứu truyền thuyết về Chùa Dâu dưới góc độ diễn xướng, đấy là lễ hội, để thấy được hết giá trị của truyền thuyết này

  • 02050001861.pdf.jpg
  • Thesis


  • Authors: Nguyễn, Thị Thu Huyền;  Advisor: Lê, Chí Quế (2013)

  • Khảo sát tục ngữ, ca dao trong một số kịch bản Chèo truyền thống và Chèo hiện đại. Tìm hiểu tục ngữ, ca dao trong kịch bản Chèo hiện đại trong tương quan so sánh với tục ngữ, ca dao truyền thống để tìm ra những nét tương đồng và đổi mới của tục ngữ, ca dao trong kịch bản Chèo hiện đại nói riêng và trong văn học hiện đại nói chung. Khẳng định sức sống của văn học dân gian trong đó bao gồm tục ngữ và ca dao. Góp thêm một hướng đi trong việc sáng tác kịch bản Chèo.