Browsing by Author Vũ, Thị Xuyến

Jump to: 0-9 A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z
or enter first few letters:  
Showing results 1 to 12 of 12
  • 02050002100.pdf.jpg
  • Thesis


  • Authors: Vũ, Thị Xuyến;  Advisor: Nguyễn, Mạnh Dũng (2014)

  • Luận văn đã làm rõ được chức năng của Nguồn trong thương mại của Đàng Trong. Các mặt hàng chủ yếu trong thương mại xứ Quảng, cách thức thu mua và buôn bán chúng cũng được luận văn tập trung khảo cứu: Chương 1: Vai trò, vị thế và tiềm năng của Đàng Trong. Chương 2: Nguồn trong kinh tế thương mại Đàng Trong. Chương 3: Thương phẩm tại Đàng Trong.

  • 20201110152118.pdf.jpg
  • Conference Paper


  • Authors: Vũ, Thị Xuyến (2016)

  • Sự triển nở và phát tiển thương mại của Đàng Trong thể XVI-XVIII đã khẳng định một truyền thống hướng biển, khai thác và chinh phục các nguồn lợi của biển đã sớm xuất hiện của người Việt. Nhận thức rõ tầm quan trọng của biển đảo với sự tồn tại của Đàng Trong, các chúa Nguyễn đều thể hiện rõ cái nhìn cởi mở đối với biển và nhất quán thực thi nhiều chính sách hướng biển mạnh mẽ, Thông qua các hoạt động giao thương và thu lượm sản vật trên các đảo, chúa Nguyễn thông qua đó khẳng định chủ quyền của mình trên các cụm đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Sự xuất hiện thường xuyên của chính quyền Phú Xuyên trên các cụm đảo này đã góp phần xây dựng và đảm bảo môi trường biển hòa bình, đảm bảo an toàn c...

  • KLTN LÊ THỊ KIỀU K59 QH 2014.39.pdf.jpg
  • Final Year Project (FYP)


  • Authors: Lê, Thị Kiều;  Advisor: Vũ, Thị Xuyến (2018)

  • Thông qua những dữ liệu cứ thu thập được từ tài liệu, tôi đã tiến hành phân tích, phân loại thông tin và làm rõ chính sách tập trung phát triển thủy quân của chúa Nguyễn ở Đàng Trong. Tìm hiểu rõ bối cảnh chính trị, nền tảng vị trí địa lí, văn hóa nước bản địa và nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú đã thúc đẩy chúa Nguyễn hoạch định và ban hành chính sách. Từ đó tiến tới phân định và lí giải chính sách chúa áp dụng để xây dựng thủy quân Đàng Trong từ khâu tuyển mộ lính, phân bổ, quản lí; đến việc luyện tập thao diễn trong quân đội để hướng đến một đội quân tinh nhuệ.

  • KY_01220.pdf.jpg
  • Conference Paper


  • Authors: Vũ, Thị Xuyến (2013)

  • Vị trí xung yếu của Cam Lộ khi nằm trên giao lộ của hệ thống giao thông thủy - bộ đã biến chợ phiên này thành một địa điểm nguồn quan trọng. Để tạo nên sự đa dạng các nguồn hàng và thương phẩm phục vụ cho các hoạt động thương mại tại các hải cảng thì hệ thống chợ phiên đóng vai trò hết sức quan trọng, đây chính là những địa điểm nguồn cung cấp hàng hóa cho các thương nhân miền xuôi.

  • item.jpg
  • Essay


  • Authors: Bùi, Hoàng Ngân; Bùi, Khánh Linh; Đào, Đình Đắc; Kiều, Thị Yến; Nguyễn, Thị Quỳnh; Nguyễn, Thị Yến Nhi;  Advisor: Vũ, Thị Xuyến (2022)

  • Đại Việt thế kỷ XVI - XVII bước vào thời kỳ đặc biệt khi đất nước ta xảy ra nội chiến, chia cắt hai miền Đàng Trong - Đàng Ngoài. Trong bối cảnh tình hình chính trị rối ren nhưng nhờ vị trí địa lý thuận lợi cùng sự mở rộng của các cuộc phát kiến địa lý trên thế giới, nước Đại Việt trở thành điểm đến lý tưởng để thực hiện những cuộc trao đổi buôn bán. Nếu như ở Đàng Trong có sự phát triển nhanh chóng của cảng thị Hội An thì ở Đàng Ngoài, Thăng Long trở thành nơi người dân tứ xứ tụ hội để mua bán hàng hóa. Bên cạnh người dân địa phương, Kẻ Chợ cũng ghi nhận nhiều thương nhân người nước ngoài tới từ các nước phương Tây tạo nên khung cảnh kẻ mua người bán tấp nập trên đất Kinh Kỳ. Người B...

  • item.jpg
  • Dissertation


  • Authors: Vũ, Thị Xuyến;  Advisor: Nguyễn, Văn Kim (2023)

  • Mục đích nghiên cứu của luận án phân tích làm rõ các yếu tố cấu thành của “Nguồn” (源), mối quan hệ với khu vực của “Nguồn” trong mạng lưới buôn bán Đông - Tây của miền Trung Việt Nam vào thế kỷ XVI - XIX. Từ việc khảo cứu về quá trình hình thành, cơ chế hoạt động, phát triển của “Nguồn”, chúng tôi lấy đó làm cơ sở để nghiên cứu trường hợp “Nguồn Cam Lộ” (甘 露 源) thuộc tỉnh Quảng Trị hiện nay. Từ mục đích của luận án, chúng tôi đặt ra mục tiêu cụ thể, một là phân tích các nhân tố tác động đến sự hình thành, quá trình phát triển, vận hành của “Nguồn” với 2 yếu tố cơ bản đó là Sở tuần ty (巡 司 所) - cơ quan đại diện cho chính quyền nhà nước, với nhiệm vụ thu thuế thương nhân miền xuôi khi b...

  • 20201109084830.pdf.jpg
  • Conference Paper


  • Authors: Vũ, Thị Xuyến (2018)

  • Cùng với nguồn hàng bản địa thì những mặt hàng ngoại nhập đã tạo nên một điều đặc biệt trong thương mại Đàng Trong nói riêng và trong tiêu dùng của Đàng Trong nói chung. Lần đầu tiên một số lượng hàng hóa lớn từ thị trường khu vực được mang đến đều đặn tiêu thụ tại Đàng Trong, bổ sung những thiếu hụt của thị trường trong nước. Những mặt hàng ngoại nhập cũng mang đến những thay đổi đáng kể trong thị hiếu mua bán của người dân xứ Quảng. Trong đó những mặt hàng của người Hoa do giá thành rẻ, thiết yếu với đời sống của cư dân Đàng Trong nên được người bản xứ rất ưa chuộng.

  • 02050000825.pdf.jpg
  • Thesis


  • Authors: Vũ, Thị Xuyến;  Advisor: Vũ, Hào Quang, 1954- (2012)

  • Khái quát thực trạng quan hệ kinh tế giữa nhà quản lý và nhóm công nhân có nguồn gốc từ nông thôn tại doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân, cụ thể là: thu nhập, thời gian thử việc, hợp đồng lao động, điều kiện lao động. Mô tả thực trạng quan hệ quyền lực giữa nhà quản lý và nhóm công nhân có nguồn gốc từ nông thôn trong doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân: hình thức ra quyết định của nhà quản lý, việc thực hiện quyết định của công nhân, hình thức xử lý sai phạm. Nghiên cứu thực trạng quan hệ tình cảm giữa nhà quản lý và nhóm công nhân có nguồn gốc từ nông thôn trong doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân (thái độ của nhà quản lý và công nhân trong giờ làm việ...

  • 8_QuaTrinhXayDung_VuThiHuong_2017_QH_2013.pdf.jpg
  • Final Year Project (FYP)


  • Authors: Vũ, Thị Hương;  Advisor: Vũ, Thị Xuyến (2017)

  • Việc xây dựng nhãn hiệu cho nông sản Việt, làm cho các sản phẩm có thể cạnh tranh được với các mặt hàng khác dễ dàng hơn khi hàng hóa Trung Quốc luôn có giá thành rẻ hơn, tạo được niềm tin đối với khách hàng cũng như tạo điều kiện cho đời sống của các hộ gia đình, doanh nghiệp sản xuất buôn bán. Do đó, tôi lựa chọn đề tài "Quá trình xây dựng và phát triển thương hiệu “Tỏi Thái Thụy” tại xã Thụy Trường, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình" để làm rõ được giá trị của việc xây dựng thương hiệu trong ngành nông nghiệp, một ngành thế mạnh của Việt Nam, đặc biệt là thương hiệu "Tỏi Thái Thụy".

  • item.jpg
  • Journal Article


  • Authors: Vũ, Thị Xuyến (2021)

  • Đàng Trong (Cochinchina) thế kỷ XVI - XVIII được cho là đã xây dựng thành công mô hình kinh tế và chính trị năng động. Những cố gắng của chúa Nguyễn trong việc kiến lập vương quốc độc lập, con đường phát triển riêng biệt đã tạo nên một chính thể mang nhiều khác biệt với mô hình của nhà nước phong kiến Việt Nam truyền thống và gần với thế giới Đông Nam Á. Hình ảnh của một “Việt Nam khác” (Li 1998a), mà ở đó nền tảng kinh tế được đặt phần nhiều trên kinh tế ngoại thương chứ không phải là nông nghiệp, là diễn ngôn được thừa nhận của đông đảo học giả trong nước và quốc tế (Li 1998b, Wheeler 2006a). Trong những nhân tố là nền tảng của ngoại thương Đàng Trong thì nguồn thương phẩm g...

  • KY-0142.pdf.jpg
  • Conference Paper


  • Authors: Vũ, Thị Xuyến (2019)

  • Xuất phát từ một thương phẩm địạ phương, đường xứ Quảng đã trở thành một mặt hàng xuất khẩu quan trọng vào thế kỷ XVII – XVIII. Một trong những thị trường luôn có nhu cầu cao với mặt hàng này là Trung Quốc và Nhật Bản. Bài viết nêu lên một số hoạt động buôn bán, xuất khẩu mặt hàng “đường” của xứ Quảng như: đường xứ Quảng trong hoạt động thương mại với người Nhật thời kỳ Châu ấn thuyền, hoạt động buôn bán đường tại Nhật sau thời thời kỳ Châu ấn thuyền và người Hoa…

Browsing by Author Vũ, Thị Xuyến

Jump to: 0-9 A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z
or enter first few letters:  
Showing results 1 to 12 of 12
  • 02050002100.pdf.jpg
  • Thesis


  • Authors: Vũ, Thị Xuyến;  Advisor: Nguyễn, Mạnh Dũng (2014)

  • Luận văn đã làm rõ được chức năng của Nguồn trong thương mại của Đàng Trong. Các mặt hàng chủ yếu trong thương mại xứ Quảng, cách thức thu mua và buôn bán chúng cũng được luận văn tập trung khảo cứu: Chương 1: Vai trò, vị thế và tiềm năng của Đàng Trong. Chương 2: Nguồn trong kinh tế thương mại Đàng Trong. Chương 3: Thương phẩm tại Đàng Trong.

  • 20201110152118.pdf.jpg
  • Conference Paper


  • Authors: Vũ, Thị Xuyến (2016)

  • Sự triển nở và phát tiển thương mại của Đàng Trong thể XVI-XVIII đã khẳng định một truyền thống hướng biển, khai thác và chinh phục các nguồn lợi của biển đã sớm xuất hiện của người Việt. Nhận thức rõ tầm quan trọng của biển đảo với sự tồn tại của Đàng Trong, các chúa Nguyễn đều thể hiện rõ cái nhìn cởi mở đối với biển và nhất quán thực thi nhiều chính sách hướng biển mạnh mẽ, Thông qua các hoạt động giao thương và thu lượm sản vật trên các đảo, chúa Nguyễn thông qua đó khẳng định chủ quyền của mình trên các cụm đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Sự xuất hiện thường xuyên của chính quyền Phú Xuyên trên các cụm đảo này đã góp phần xây dựng và đảm bảo môi trường biển hòa bình, đảm bảo an toàn c...

  • KLTN LÊ THỊ KIỀU K59 QH 2014.39.pdf.jpg
  • Final Year Project (FYP)


  • Authors: Lê, Thị Kiều;  Advisor: Vũ, Thị Xuyến (2018)

  • Thông qua những dữ liệu cứ thu thập được từ tài liệu, tôi đã tiến hành phân tích, phân loại thông tin và làm rõ chính sách tập trung phát triển thủy quân của chúa Nguyễn ở Đàng Trong. Tìm hiểu rõ bối cảnh chính trị, nền tảng vị trí địa lí, văn hóa nước bản địa và nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú đã thúc đẩy chúa Nguyễn hoạch định và ban hành chính sách. Từ đó tiến tới phân định và lí giải chính sách chúa áp dụng để xây dựng thủy quân Đàng Trong từ khâu tuyển mộ lính, phân bổ, quản lí; đến việc luyện tập thao diễn trong quân đội để hướng đến một đội quân tinh nhuệ.

  • KY_01220.pdf.jpg
  • Conference Paper


  • Authors: Vũ, Thị Xuyến (2013)

  • Vị trí xung yếu của Cam Lộ khi nằm trên giao lộ của hệ thống giao thông thủy - bộ đã biến chợ phiên này thành một địa điểm nguồn quan trọng. Để tạo nên sự đa dạng các nguồn hàng và thương phẩm phục vụ cho các hoạt động thương mại tại các hải cảng thì hệ thống chợ phiên đóng vai trò hết sức quan trọng, đây chính là những địa điểm nguồn cung cấp hàng hóa cho các thương nhân miền xuôi.

  • item.jpg
  • Essay


  • Authors: Bùi, Hoàng Ngân; Bùi, Khánh Linh; Đào, Đình Đắc; Kiều, Thị Yến; Nguyễn, Thị Quỳnh; Nguyễn, Thị Yến Nhi;  Advisor: Vũ, Thị Xuyến (2022)

  • Đại Việt thế kỷ XVI - XVII bước vào thời kỳ đặc biệt khi đất nước ta xảy ra nội chiến, chia cắt hai miền Đàng Trong - Đàng Ngoài. Trong bối cảnh tình hình chính trị rối ren nhưng nhờ vị trí địa lý thuận lợi cùng sự mở rộng của các cuộc phát kiến địa lý trên thế giới, nước Đại Việt trở thành điểm đến lý tưởng để thực hiện những cuộc trao đổi buôn bán. Nếu như ở Đàng Trong có sự phát triển nhanh chóng của cảng thị Hội An thì ở Đàng Ngoài, Thăng Long trở thành nơi người dân tứ xứ tụ hội để mua bán hàng hóa. Bên cạnh người dân địa phương, Kẻ Chợ cũng ghi nhận nhiều thương nhân người nước ngoài tới từ các nước phương Tây tạo nên khung cảnh kẻ mua người bán tấp nập trên đất Kinh Kỳ. Người B...

  • item.jpg
  • Dissertation


  • Authors: Vũ, Thị Xuyến;  Advisor: Nguyễn, Văn Kim (2023)

  • Mục đích nghiên cứu của luận án phân tích làm rõ các yếu tố cấu thành của “Nguồn” (源), mối quan hệ với khu vực của “Nguồn” trong mạng lưới buôn bán Đông - Tây của miền Trung Việt Nam vào thế kỷ XVI - XIX. Từ việc khảo cứu về quá trình hình thành, cơ chế hoạt động, phát triển của “Nguồn”, chúng tôi lấy đó làm cơ sở để nghiên cứu trường hợp “Nguồn Cam Lộ” (甘 露 源) thuộc tỉnh Quảng Trị hiện nay. Từ mục đích của luận án, chúng tôi đặt ra mục tiêu cụ thể, một là phân tích các nhân tố tác động đến sự hình thành, quá trình phát triển, vận hành của “Nguồn” với 2 yếu tố cơ bản đó là Sở tuần ty (巡 司 所) - cơ quan đại diện cho chính quyền nhà nước, với nhiệm vụ thu thuế thương nhân miền xuôi khi b...

  • 20201109084830.pdf.jpg
  • Conference Paper


  • Authors: Vũ, Thị Xuyến (2018)

  • Cùng với nguồn hàng bản địa thì những mặt hàng ngoại nhập đã tạo nên một điều đặc biệt trong thương mại Đàng Trong nói riêng và trong tiêu dùng của Đàng Trong nói chung. Lần đầu tiên một số lượng hàng hóa lớn từ thị trường khu vực được mang đến đều đặn tiêu thụ tại Đàng Trong, bổ sung những thiếu hụt của thị trường trong nước. Những mặt hàng ngoại nhập cũng mang đến những thay đổi đáng kể trong thị hiếu mua bán của người dân xứ Quảng. Trong đó những mặt hàng của người Hoa do giá thành rẻ, thiết yếu với đời sống của cư dân Đàng Trong nên được người bản xứ rất ưa chuộng.

  • 02050000825.pdf.jpg
  • Thesis


  • Authors: Vũ, Thị Xuyến;  Advisor: Vũ, Hào Quang, 1954- (2012)

  • Khái quát thực trạng quan hệ kinh tế giữa nhà quản lý và nhóm công nhân có nguồn gốc từ nông thôn tại doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân, cụ thể là: thu nhập, thời gian thử việc, hợp đồng lao động, điều kiện lao động. Mô tả thực trạng quan hệ quyền lực giữa nhà quản lý và nhóm công nhân có nguồn gốc từ nông thôn trong doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân: hình thức ra quyết định của nhà quản lý, việc thực hiện quyết định của công nhân, hình thức xử lý sai phạm. Nghiên cứu thực trạng quan hệ tình cảm giữa nhà quản lý và nhóm công nhân có nguồn gốc từ nông thôn trong doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân (thái độ của nhà quản lý và công nhân trong giờ làm việ...

  • 8_QuaTrinhXayDung_VuThiHuong_2017_QH_2013.pdf.jpg
  • Final Year Project (FYP)


  • Authors: Vũ, Thị Hương;  Advisor: Vũ, Thị Xuyến (2017)

  • Việc xây dựng nhãn hiệu cho nông sản Việt, làm cho các sản phẩm có thể cạnh tranh được với các mặt hàng khác dễ dàng hơn khi hàng hóa Trung Quốc luôn có giá thành rẻ hơn, tạo được niềm tin đối với khách hàng cũng như tạo điều kiện cho đời sống của các hộ gia đình, doanh nghiệp sản xuất buôn bán. Do đó, tôi lựa chọn đề tài "Quá trình xây dựng và phát triển thương hiệu “Tỏi Thái Thụy” tại xã Thụy Trường, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình" để làm rõ được giá trị của việc xây dựng thương hiệu trong ngành nông nghiệp, một ngành thế mạnh của Việt Nam, đặc biệt là thương hiệu "Tỏi Thái Thụy".

  • item.jpg
  • Journal Article


  • Authors: Vũ, Thị Xuyến (2021)

  • Đàng Trong (Cochinchina) thế kỷ XVI - XVIII được cho là đã xây dựng thành công mô hình kinh tế và chính trị năng động. Những cố gắng của chúa Nguyễn trong việc kiến lập vương quốc độc lập, con đường phát triển riêng biệt đã tạo nên một chính thể mang nhiều khác biệt với mô hình của nhà nước phong kiến Việt Nam truyền thống và gần với thế giới Đông Nam Á. Hình ảnh của một “Việt Nam khác” (Li 1998a), mà ở đó nền tảng kinh tế được đặt phần nhiều trên kinh tế ngoại thương chứ không phải là nông nghiệp, là diễn ngôn được thừa nhận của đông đảo học giả trong nước và quốc tế (Li 1998b, Wheeler 2006a). Trong những nhân tố là nền tảng của ngoại thương Đàng Trong thì nguồn thương phẩm g...

  • KY-0142.pdf.jpg
  • Conference Paper


  • Authors: Vũ, Thị Xuyến (2019)

  • Xuất phát từ một thương phẩm địạ phương, đường xứ Quảng đã trở thành một mặt hàng xuất khẩu quan trọng vào thế kỷ XVII – XVIII. Một trong những thị trường luôn có nhu cầu cao với mặt hàng này là Trung Quốc và Nhật Bản. Bài viết nêu lên một số hoạt động buôn bán, xuất khẩu mặt hàng “đường” của xứ Quảng như: đường xứ Quảng trong hoạt động thương mại với người Nhật thời kỳ Châu ấn thuyền, hoạt động buôn bán đường tại Nhật sau thời thời kỳ Châu ấn thuyền và người Hoa…