- Theses
Authors: Hoàng, Thúy Hằng; Advisor: Lã, Khánh Tùng (2019) - Phân tích sự thay đổi của BLHS 2015 dẫn đến những thay đổi trong thủ
tục tố tụng được quy định trong BLTTHS 2015 và các luật có liên quan, các
văn bản hướng dẫn thi hành, trọng tâm nghiên cứu tập trung chủ yếu vào một
số nhóm dễ bị tổn thương như: Người chưa thành niên, người có nhược điểm
về thể chất hoặc tinh thần, người bị tước tự do (người bị tạm giữ, tạm giam),...
So sánh, phân tích, đánh giá sự tương thích với quy định của pháp luật nhân
quyền quốc tế. Việc áp dụng các quy định này trong thực tiễn tại huyện Thường
Tín, thành phố Hà Nội tại thời điểm trước và sau khi BLTTHS 2015 có
hiệu lực thi hành. Đưa ra những giải pháp để nâng cao chất lượng hiệu quả của hoạt động
bả...
|
- Thesis
Authors: Tạ, Thị Thương Huyền; Advisor: Lã, Khánh Tùng (2018) - Luận văn tập trung phân tích, làm rõ những vấn đề lý luận về quyền và bảo đảm quyền của người bị tạm giữ, tạm giam. Nghiên cứu, đánh giá thực tiễn bảo đảm quyền của người bị tạm giữ, tạm giam trong tố tụng hình sự đối với trên địa bàn thành phố Hà Nội. Qua đó, đề xuất một số giải pháp góp phần hoàn thiện các quy định pháp luật về người bị tạm giữ, tạm giam cũng như các giải pháp nâng cao hiệu quả việc bảo đảm quyền của người bị tạm giữ, tạm giam trong tố tụng hình sự như: Hoàn thiện các quy định của pháp luật hiện hành liên quan đến người bào chữa, người bị tạm giữ, tạm giam; Dân sự hóa bộ máy quản lý giam giữ; Nâng cao chức năng kiểm sát của VKSND và chức năng giám sát của Quốc hội, ...
|
- Thesis
Authors: Ngô, Thị Hồng Nam; Advisor: Lã, Khánh Tùng (2021) - Luận văn đã trình bày một số vấn đề lý luận về bảo đảm quyền của phụ nữ trong tố tụng vụ việc hôn nhân và gia đình theo quy định của pháp luật Việt Nam như: các khái niệm, đặc điểm cũng như các nội dung bảo đảm quyền của phụ nữ theo các khía cạnh khác nhau. Đồng thời cũng đã đưa ra các quy định trong pháp luật quốc tế và quốc gia về bảo đảm quyền của phụ nữ. Luận văn đã tập trung phân tích, đánh giá những kết quả đạt được, bên cạnh đó là những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó trong việc bảo đảm quyền của phụ nữ trong tố tụng vụ việc hôn nhân và gia đình ở Toà án nhân dân quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội thời gian vừa qua. Từ đó đưa ra những giải pháp hiệu quả, thiết thực nhằm tăng ...
|
- Thesis
Authors: Vũ, Nhật Hương; Advisor: Lã, Khánh Tùng (2020) - Nghiên cứu cơ sở lý thuyết khoa học và cơ sở lý luận về quyền phụ nữ theo pháp luật để làm tiền đề đánh giá và đề xuất các giải pháp đảm bảo quyền tham gia của phụ nữ. Chỉ ra những thành tựu và hạn chế của pháp luật và thực hiện pháp luật về quyền tham gia của phụ nữ trong quản trị nhà nước ở tỉnh Lạng Sơn và đề xuất các phương hướng, giải pháp nhằm bảo đảm quyền tham gia quản trị nhà nước của phụ nữ trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền cũng như xu thế toàn cầu hóa hiện nay. Phân tích thực trạng đội ngũ nữ công chức, cán bộ quản lý và sự tham gia của họ trong các cơ quan Đảng, cơ quan chính quyền và các tổ chức chính trị - xã hội tại Lạng Sơn.
|
- Article
Authors: Lã, Khánh Tùng (2010) - Việc cải cách hiến pháp thường nhằm đáp ứng các nhu cầu đa dạng của thực tiễn quốc gia, đó là đòi hỏi về tăng cường hiệu quả của bộ máy, mở rộng các quyền dân chủ, phản ứng trước áp lực của dư luận trong nước hay quốc tế, hoặc là tổng hợp của nhiều nguyên nhân. Trong nhiều trường hợp, như ở Đài Loan, một điển hình thành công trong dân chủ hóa và phát triển kinh tế, những cải cách hiến pháp chủ yếu là kết quả do áp lực đấu tranh của các lực lượng dân chủ. Bài viết xem xét quá trình dân chủ hóa ở Đài Loan qua lăng kính của luật hiến pháp và chính trị học, qua đó cố gắng làm rõ được những tác động của áp lực chính trị trong nước lên chính quyền dẫn đến những cải cách hiến pháp ở đây tron...
|
- Final Year Project (FYP)
Authors: Nguyễn, Lê Minh Anh; Advisor: Lã, Khánh Tùng (2019) - Mục đích của đề tài này là đưa ra cái nhìn tổng quan về cơ chế tổ chức,
hoạt động của các Ủy ban giám sát công ước về quyền con người của Liên
Hợp Quốc. Từ đó, đưa ra những đánh giá, nhận xét và cơ chế của các Ủy ban
cũng như và đề xuất về hoạt động của Việt Nam trước các Ủy ban.
|
- Final Year Project (FPY)
Authors: Bùi, Thị Phương Thảo; Advisor: Lã, Khánh Tùng (2019) - Khoá luận là làm rõ vấn đề kết hôn đồng tính có phải là
quyền con người hay không. Đồng thời phân tích, đánh giá thực trạng quy
định pháp luật và những khó khăn trong việc công nhận hôn nhân đồng tính là
hợp pháp. Qua đó, đề xuất những biện pháp khắc phục, góp phần nhỏ vào
công tác xây dựng hệ thống pháp luật trong vấn đề đảm bảo quyền kết hôn
của người đồng tính.
|
- Thesis
Authors: Trần, Thị Thu Hằng; Advisor: Lã, Khánh Tùng (2019) - The thesis focuses on analyzing and clarifying theoretical issues about the rights and protecting of the rights of damage sufferers in international law and Vietnamese law in the Law on State compensation liability. Research and practice assessment to protect the right of damage sufferers in the Law on State compensation liability of Viet Nam in the stage from January 01, 2010 up to now. Thereby, proposing a number of solutions to protect the right of damage sufferers in Viet Nam.
|
- Thesis
Authors: Nguyễn, Thuỷ Nguyên; Advisor: Lã, Khánh Tùng (2022) - Mục đích của luận văn là nghiên cứu các quy định về môi trường trong các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới mà Việt Nam là thành viên dưới góc nhìn luật nhân quyền quốc tế. Cùng với đó, luận văn nghiên cứu xu hướng lồng ghép quy định bảo vệ quyền con người trong vấn đề môi trường khi các quốc gia đàm phán ký kết Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới. Sau đó, tác giả đưa ra lý giải cho xu hướng đó. Từ những nghiên cứu kể trên, tác giả đưa ra những thiếu sót, khó khăn trong pháp luật cũng như thực tiễn tại Việt Nam khi bảo vệ quyền con người về môi trường. Cuối cùng, tác giả đưa ra giải pháp khắc phục khó khăn nhằm đáp ứng quy định về môi trường trong các hiệp định thương mại tự do t...
|
- Thesis
Authors: Nguyễn, Thị Minh Thư; Advisor: Lã, Khánh Tùng (2018) - Luận văn đã trình bày, phân tích được các khái niệm, quan điểm cơ bản liên quan đến kết hôn đồng giới; các yếu tố ảnh hưởng đến việc công nhận và thực thi quyền kết hôn của người đồng giới; cũng như khuôn khổ pháp luật quốc tế và pháp luật của một số quốc gia liên quan đến quyền này. Luận văn cũng đã phân tích được tính khả thi, sự cần thiết của việc công nhận quyền kết hôn của người đồng giới tại Việt Nam, đồng thời dự đoán các vấn đề pháp lý và xã hội phát sinh, cần giải quyết bởi các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội nếu Việt Nam công nhận quyền kết hôn của người đồng giới.
Luận văn đã nêu được các hướng giải pháp bảo đảm tốt hơn quyền kết hôn của người đồng giới: bằng việc áp dụng...
|
- Thesis
Authors: Lã, Khánh Tùng (2015) - -
|
- Thesis
Authors: Lã, Khánh Tùng; Advisor: Nguyễn, Đăng Dung (2015) - Chương 1 -Tổng quan vấn đề nghiên cứu. Chương 2 -Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu sự phát triển của hiến pháp trong tiến trình dân chủ hóa ở Đông Á. Chương 3 -Sự ảnh hưởng của dân chủ hóa đối với phát triển của hiến pháp ở Đông Á. Chương 4 -Sự ảnh hưởng của phát triển hiến pháp đến dân chủ hóa ở Đông Á; và cuối cùng là phần Kết luận
|
- Conference Paper
Authors: Lã, Khánh Tùng (2018) - Hoạt động của hệ thống tư pháp luôn liên quan đến sinh mệnh, tự do, tài sản và những quyền cơ bản nhất của con người. Hiến pháp Việt Nam 2013 đã có một số quy định mới hướng đến tăng cường vai trò của tòa án, cũng như nhấn mạnh rằng nhiệm vụ cơ bản của cơ quan này là bảo vệ công lý. Cạnh đó, các quy định về quyền con người cũng được quan tâm hơn và bổ sung một số nội dung. Tuy nhiên, trong năm năm qua, báo chí vẫn tiếp tục nhắc đến những vụ án oan sai, những vi phạm của các cơ quan và người tiến hành tố tụng. Trong bài viết này, với sự tập trung vào hệ thống tư pháp hình sự, tác giả phân tích một số chuyển biến mới liên quan đến khuôn khổ thể chế, sau đó, đánh giá những tiến triển, th...
|
- Thesis
Authors: Đoàn, Văn Nhật; Advisor: Lã, Khánh Tùng (2020) - Với Chương 1, tác giả dựa trên các kết quả nghiên cứu của các chủ thể khác nhau về trí tuệ nhân tạo để xác định các đặc điểm và dạng thức thể hiện của trí tuệ nhân tạo. Sau đó, tác giả phân tích về mối quan hệ giữa trí tuệ nhân tạo với quyền con người. Đối với Chương 2, tác giả phân tích, nhận xét những ảnh hưởng hai chiều bởi trí tuệ nhân tạo đối với quyền con người, đặc biệt là những ảnh hưởng tiêu cực. Tiếp đến, tác giả phân tích, đánh giá những nỗ lực, thách thức của các chủ thể có trách nhiệm bảo vệ quyền con người, đặc biệt là vai trò chính yếu của các nhà nước. Tác giả đề xuất 3 nhóm giải pháp để tăng cường trách nhiệm bảo vệ quyền con người trong việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo...
|
- Conference Paper
Authors: Lã, Khánh Tùng (2019) - Tự do biểu đạt và sáng tạo nghệ thuật, hay tự do nghệ thuật, đã được thừa nhận khá rộng rãi trên thế giới là một thành tố của quyền về văn hóa. Không có tự do nghệ thuật sẽ không thể có sự phát triển phong phú của các loại hình nghệ thuật, đời sống văn hóa, tinh thần của con người trở nên nghèo nàn, đơn điệu. Trong bài viết này, tác giả phân tích mối quan hệ giữa nghệ thuật và tự do, khuôn khổ pháp luật nhân quyền quốc tế bảo vệ tự do nghệ thuật (phần I) và một số vấn đề pháp lý, thực tiễn tự do nghệ thuật tại Việt Nam trong khoảng hai thập niên gần đây (phần II), qua đó đi đến một số khuyến nghị bước đầu về hoàn thiện chính sách liên quan
|
- Theses
Authors: Nguyễn, Đình Đức; Advisor: Lã, Khánh Tùng (2019) - Nghiên cứu, tìm hiểu những quy định về hoạt động của NGO trong bảo vệ và thúc đẩy quyền trẻ em trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Phân tích, đánh giá thực tiễn hoạt động và cơ sở lý luận của các NGO trong lĩnh vực bảo vệ và thúc đẩy quyền trẻ em. Đề xuất những phương hướng, giải pháp khắc phục những bất cập trong quy định về hoạt động của NGO trong việc bảo vệ và thúc đẩy quyền trẻ em trong hệ thống pháp luật Việt Nam.
|
- Article
Authors: Lã, Khánh Tùng (2013) - Tòa án Hiến pháp Hàn Quốc, cùng với bản Hiến pháp sửa đổi năm 1987, ra đời như một kết quả của phong trào vận động dân chủ diễn ra trong suốt thập niên 80 của thế kỷ XX. Đến lượt nó, Tòa án Hiến pháp đã đóng vai trò tích cực trong việc thúc đẩy và củng cố nền dân chủ thông qua các phán quyết của mình, mà rõ nét nhất là trong các bản án liên quan đến ba lĩnh vực: bảo vệ các quyền tự do cá nhân, bảo đảm các nguyên tắc bầu cử dân chủ và bảo đảm nguyên tắc phân chia quyền lực.
|
- Article
Authors: Lã, Khánh Tùng (2013) - Tòa án Hiến pháp Hàn Quốc, cùng với bản Hiến pháp sửa đổi năm 1987, ra đời như một
kết quả của phong trào vận động dân chủ diễn ra trong suốt thập niên 80 của thếkỷ XX. Đến lượt
nó, Tòa án Hiến pháp đã đóng vai trò tích cực trong việc thúc đẩy và củng cố nền dân chủ thông
qua các phán quyết của mình, mà rõ nét nhất là trong các bản án liên quan đến ba lĩnh vực: bảo vệ
các quyền tựdo cá nhân, bảo đảm các nguyên tắc bầu cửdân chủvà bảo đảm nguyên tắc phân chia
quyền lực.
|
- Essay
Authors: Lý, Dương Như Quỳnh; Advisor: Lã, Khánh Tùng (2021) - Tìm hiểu và phân tích rõ vị trí, vai trò của hiến pháp trong các nhà nước hiện
đại. Từ đó thêm hiểu biết sâu rộng của bản thân. Làm rõ sự ảnh hưởng của hiến
pháp đã tác động mạnh mẽ thế nào đến mối quốc gia, mỗi dân tộc cũng như người
dân
|