Browsing by Author Lưu, Hớn Vũ

Jump to: 0-9 A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z
or enter first few letters:  
Showing results 1 to 7 of 7
  • item.jpg
  • Conference Paper


  • Authors: Lưu, Hớn Vũ (2018)

  • Mô hình "lớp học đảo ngược" là mô hình giảng dạy rất được quan tâm trong những năm gằn đây. Song, việc nghiên cứu và ứng dụng mô hình "lớp học đảo ngược" trong giảng dạy ngoại ngữ thứ hai - tiếng Trung Quốc vẫn chưa nhiều. Bài viết tập trung phân tích và thảo luận các vấn đề xoay quanh việc ứng dụng mô hình giảng dạy "lớp học đảo ngược" vào giảng dạy ngoại ngữ thứ hai - tiếng Trung Quốc.

  • item.jpg
  • Conference Paper


  • Authors: Lưu, Hớn Vũ (2020-04)

  • Bài viết khảo sát tình hình sử dụng chiến lược học tập và các nhân tố ảnh hưởng đến chiến lược học tập tiếng Trung Quốc của sinh viên ngành Ngôn ngữ Trung Quốc ở một số trường đại học tại Việt Nam. Trên cơ sở lí thuyết về chiến lược học tập ngoại ngữ của Oxford (1990), chúng tôi tiến hành khảo sát bằng bảng hỏi với 219 sinh viên. Kết quả cho thấy sinh viên có tần suất sử dụng chiến lược ở mức độ tương đối cao, nhóm chiến lược siêu nhận thức có tần suất sử dụng cao nhất, nhóm chiến lược xúc cảm có tần suất sử dụng thấp nhất; giới tính không phải là nhân tố ảnh hưởng đến tần suất sử dụng chiến lược học tập; tuổi tác là nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng nhóm chiến lược ghi nhớ trong học...

  • LƯU HỚN VŨ.pdf.jpg
  • Thesis


  • Authors: Lưu, Hớn Vũ (2019-04-26)

  • Bài viết khảo sát tình hình sử dụng câu ghép nhân quả “yinwei” (因为) tiếng Trung Quốc của sinh viên Việt Nam giai đoạn sơ cấp, phát hiện tần suất sử dụng dạng câu nêu kết quả trước, nêu nguyên nhân sau cao hơn dạng câu nêu nguyên nhân trước, nêu kết quả sau, hoàn toàn giống với tình hình sử dụng câu ghép nhân quả “yinwei” (因为) của người bản ngữ Trung Quốc. Điều này cho thấy, sinh viên Việt Nam giai đoạn sơ cấp về cơ bản đã nắm vững câu ghép nhân quả “yinwei” (因为). Mặt khác, tỉ lệ lỗi và loại hình lỗi của các kiểu câu ghép nhân quả “yinwei” (因为) cũng không giống nhau. Trên cơ sở đó, bài viết đưa ra một số kiến nghị trong giảng dạy và biên soạn giáo trình. This article explores the...

  • LEARNING ANXIETY OF CHINESE MAJORED STUDENTS.pdf.jpg
  • Article


  • Authors: Lưu, Hớn Vũ (2019)

  • Bài viết khảo sát tình hình lo lắng và các nhân tố ảnh hưởng đến lo lắng trong học tập tiếng Trung Quốc của sinh viên ngành Ngôn ngữ Trung Quốc ở một số trường đại học tại Việt Nam. Trên cơ sở lí thuyết về lo lắng trong học tập ngoại ngữ của Horwitz (1986) và Young (1991), chúng tôi tiến hành khảo sát bằng bảng hỏi với 124 sinh viên. Kết quả cho thấy lo lắng về thi cử và lo lắng về nghe nói là hai phương diện có mức độ lo lắng cao nhất, lo lắng về lớp học là phương diện có mức độ lo lắng thấp nhất; sinh viên nữ có mức độ lo lắng cao hơn sinh viên nam; sinh viên có thời gian học tập tiếng Trung Quốc ngắn hơn có mức độ lo lắng cao hơn sinh viên có thời gian học tập dài hơn; tuổi t...

  • item.jpg
  • Conference Paper


  • Authors: Lưu, Hớn Vũ (2022)

  • Ba phó từ “zhen”, “zhende” và "zhenshi” có ngữ nghĩa tương tự nhau. Sinh viên Việt Nam thường xuất hiện lỗi nhầm lẫn khi sử dụng các phó từ này. Trên cơ sở Kho ngữ liệu ngôn ngữ trung gian tiếng Trung Quốc của sinh viên Việt Nam, bài viết phân tích hiện tượng nhầm lẫn các phó từ "zhen", “zhende” và “zhenshi” của sinh viên Việt Nam. Kết quả cho thấy, sinh viên Việt Nam thường nhầm lẫn phó từ "zhen” với phó từ “zhende”, phó từ "zhenshi” với phó từ “zhen" hoặc phó từ ‘‘zhende’'. Các nhầm lẫn này đều là nhầm lẫn đơn phương. Lỗi nhầm lẫn xảy ra do sinh viên không hiểu rõ sự khác biệt trên bình diện cú pháp và ngữ dụng của các phó từ này.

  • item.jpg
  • Journal Article


  • Authors: Lưu, Hớn Vũ (2021)

  • Bài viết nghiên cứu phong cách học tập ngoại ngữ thứ hai – tiếng Trung Quốc của sinh viên ngành Ngôn ngữ Anh, Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh. Trên cơ sở lí thuyết về phong cách học tập của Reid (1984), chúng tôi tiến hành khảo sát bằng bảng hỏi với 205 sinh viên. Kết quả cho thấy các loại phong cách học tập đều thuộc cấp độ phong cách học tập chính, trong đó phong cách học tập thính giác là phong cách học tập được yêu thích nhất. Giới tính, thời gian học tập và vùng miền không ảnh hưởng đến phong cách học tập ngoại ngữ thứ hai – tiếng Trung Quốc. Sinh viên càng có khuynh hướng phong cách học tập loại vận động sẽ có kết quả học tập càng cao.

  • 33.2.11.pdf.jpg
  • Article


  • Authors: Lưu, Hớn Vũ (2017)

  • Bài viết sử dụng phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, khảo sát động cơ học tập ngoại ngữ thứ hai – tiếng Trung Quốc của sinh viên ngành Ngôn ngữ Anh, Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh. Kết quả khảo sát cho thấy, sinh viên có động cơ học tập tương đối tích cực. Trong ba phạm vi động cơ học tập, động cơ học tập của sinh viên trên phạm vi môi trường học tập là cao nhất, kế đến là động cơ học tập trên phạm vi ngôn ngữ và trên phạm vi người học. Trong mối quan hệ giữa thành tích và động cơ học tập, động cơ xuất phát từ niềm đam mê ngôn ngữ và văn hoá Trung Quốc là yếu tố ảnh hưởng đến thành tích học tập của sinh viên.

Browsing by Author Lưu, Hớn Vũ

Jump to: 0-9 A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z
or enter first few letters:  
Showing results 1 to 7 of 7
  • item.jpg
  • Conference Paper


  • Authors: Lưu, Hớn Vũ (2018)

  • Mô hình "lớp học đảo ngược" là mô hình giảng dạy rất được quan tâm trong những năm gằn đây. Song, việc nghiên cứu và ứng dụng mô hình "lớp học đảo ngược" trong giảng dạy ngoại ngữ thứ hai - tiếng Trung Quốc vẫn chưa nhiều. Bài viết tập trung phân tích và thảo luận các vấn đề xoay quanh việc ứng dụng mô hình giảng dạy "lớp học đảo ngược" vào giảng dạy ngoại ngữ thứ hai - tiếng Trung Quốc.

  • item.jpg
  • Conference Paper


  • Authors: Lưu, Hớn Vũ (2020-04)

  • Bài viết khảo sát tình hình sử dụng chiến lược học tập và các nhân tố ảnh hưởng đến chiến lược học tập tiếng Trung Quốc của sinh viên ngành Ngôn ngữ Trung Quốc ở một số trường đại học tại Việt Nam. Trên cơ sở lí thuyết về chiến lược học tập ngoại ngữ của Oxford (1990), chúng tôi tiến hành khảo sát bằng bảng hỏi với 219 sinh viên. Kết quả cho thấy sinh viên có tần suất sử dụng chiến lược ở mức độ tương đối cao, nhóm chiến lược siêu nhận thức có tần suất sử dụng cao nhất, nhóm chiến lược xúc cảm có tần suất sử dụng thấp nhất; giới tính không phải là nhân tố ảnh hưởng đến tần suất sử dụng chiến lược học tập; tuổi tác là nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng nhóm chiến lược ghi nhớ trong học...

  • LƯU HỚN VŨ.pdf.jpg
  • Thesis


  • Authors: Lưu, Hớn Vũ (2019-04-26)

  • Bài viết khảo sát tình hình sử dụng câu ghép nhân quả “yinwei” (因为) tiếng Trung Quốc của sinh viên Việt Nam giai đoạn sơ cấp, phát hiện tần suất sử dụng dạng câu nêu kết quả trước, nêu nguyên nhân sau cao hơn dạng câu nêu nguyên nhân trước, nêu kết quả sau, hoàn toàn giống với tình hình sử dụng câu ghép nhân quả “yinwei” (因为) của người bản ngữ Trung Quốc. Điều này cho thấy, sinh viên Việt Nam giai đoạn sơ cấp về cơ bản đã nắm vững câu ghép nhân quả “yinwei” (因为). Mặt khác, tỉ lệ lỗi và loại hình lỗi của các kiểu câu ghép nhân quả “yinwei” (因为) cũng không giống nhau. Trên cơ sở đó, bài viết đưa ra một số kiến nghị trong giảng dạy và biên soạn giáo trình. This article explores the...

  • LEARNING ANXIETY OF CHINESE MAJORED STUDENTS.pdf.jpg
  • Article


  • Authors: Lưu, Hớn Vũ (2019)

  • Bài viết khảo sát tình hình lo lắng và các nhân tố ảnh hưởng đến lo lắng trong học tập tiếng Trung Quốc của sinh viên ngành Ngôn ngữ Trung Quốc ở một số trường đại học tại Việt Nam. Trên cơ sở lí thuyết về lo lắng trong học tập ngoại ngữ của Horwitz (1986) và Young (1991), chúng tôi tiến hành khảo sát bằng bảng hỏi với 124 sinh viên. Kết quả cho thấy lo lắng về thi cử và lo lắng về nghe nói là hai phương diện có mức độ lo lắng cao nhất, lo lắng về lớp học là phương diện có mức độ lo lắng thấp nhất; sinh viên nữ có mức độ lo lắng cao hơn sinh viên nam; sinh viên có thời gian học tập tiếng Trung Quốc ngắn hơn có mức độ lo lắng cao hơn sinh viên có thời gian học tập dài hơn; tuổi t...

  • item.jpg
  • Conference Paper


  • Authors: Lưu, Hớn Vũ (2022)

  • Ba phó từ “zhen”, “zhende” và "zhenshi” có ngữ nghĩa tương tự nhau. Sinh viên Việt Nam thường xuất hiện lỗi nhầm lẫn khi sử dụng các phó từ này. Trên cơ sở Kho ngữ liệu ngôn ngữ trung gian tiếng Trung Quốc của sinh viên Việt Nam, bài viết phân tích hiện tượng nhầm lẫn các phó từ "zhen", “zhende” và “zhenshi” của sinh viên Việt Nam. Kết quả cho thấy, sinh viên Việt Nam thường nhầm lẫn phó từ "zhen” với phó từ “zhende”, phó từ "zhenshi” với phó từ “zhen" hoặc phó từ ‘‘zhende’'. Các nhầm lẫn này đều là nhầm lẫn đơn phương. Lỗi nhầm lẫn xảy ra do sinh viên không hiểu rõ sự khác biệt trên bình diện cú pháp và ngữ dụng của các phó từ này.

  • item.jpg
  • Journal Article


  • Authors: Lưu, Hớn Vũ (2021)

  • Bài viết nghiên cứu phong cách học tập ngoại ngữ thứ hai – tiếng Trung Quốc của sinh viên ngành Ngôn ngữ Anh, Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh. Trên cơ sở lí thuyết về phong cách học tập của Reid (1984), chúng tôi tiến hành khảo sát bằng bảng hỏi với 205 sinh viên. Kết quả cho thấy các loại phong cách học tập đều thuộc cấp độ phong cách học tập chính, trong đó phong cách học tập thính giác là phong cách học tập được yêu thích nhất. Giới tính, thời gian học tập và vùng miền không ảnh hưởng đến phong cách học tập ngoại ngữ thứ hai – tiếng Trung Quốc. Sinh viên càng có khuynh hướng phong cách học tập loại vận động sẽ có kết quả học tập càng cao.

  • 33.2.11.pdf.jpg
  • Article


  • Authors: Lưu, Hớn Vũ (2017)

  • Bài viết sử dụng phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, khảo sát động cơ học tập ngoại ngữ thứ hai – tiếng Trung Quốc của sinh viên ngành Ngôn ngữ Anh, Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh. Kết quả khảo sát cho thấy, sinh viên có động cơ học tập tương đối tích cực. Trong ba phạm vi động cơ học tập, động cơ học tập của sinh viên trên phạm vi môi trường học tập là cao nhất, kế đến là động cơ học tập trên phạm vi ngôn ngữ và trên phạm vi người học. Trong mối quan hệ giữa thành tích và động cơ học tập, động cơ xuất phát từ niềm đam mê ngôn ngữ và văn hoá Trung Quốc là yếu tố ảnh hưởng đến thành tích học tập của sinh viên.