- Article
Authors: Tô, Minh Trung (1964) - Bài viết đóng góp của tác giả một phần nhỏ vào lịch sử cận đại Việt Nam, tác giả đưa ra những suy nghĩ của mình về " Chủ nghĩa cải lương Phan Chu Trinh".
|
- Article
Authors: Tô, Minh Trung (1962) - Thế kỷ XVII, XVIII, dưới thời Lê mạt ở Việt Nam đã có mầm mống tư bản chủ nghĩa. Những mầm mống ấy nếu không bị nhà nước phong kiến kìm hãm, nhất định sẽ tạo thành những nhân tố tư bản chủ nghĩa theo sự phát triển tất yếu của lịch sử.
|
- Conference Paper
Authors: Tô, Minh Trung (1973) - Bài viết nêu ra 3 giả thiết để chứng minh ý kiến: Từ thời Hùng Vương đã có chữ viết - phương tiện tối thiểu để phổ biến những thành tựu văn hóa nghệ thuật của dân tộc ta ở thời kỳ này.
|
- Article
Authors: Tô, Minh Trung (1963) - Từ trước đến nay những công trình nghiên cứu về Phan Bội Châu có thể nói là khá nhiều. Nhưng nếu bàn riêng một cách có hệ thống về sự chuyển biến tư tưởng của Phan Bội Châu thì bài "Ảnh hưởng cách mạng Trung Quốc đối với sự chuyển biến tư tưởng của Phan Bội Châu" của ông Chương Thâu có một giá trị đáng kể. Và có thể nói cái đáng kể nhất là cảm tình đặc biệt của ông với "ông già Bến Ngự".
|
- Article
Authors: Tô, Minh Trung (1963) - Chúng ta biết, kết hợp quân sự với chính trị là một nguyên tắc cơ bản của đường lối đấu tranh vũ trang và xây dựng lực lượng vũ trang của giai cấp công nhân, nó đòi hỏi phải lấy đấu tranh vũ trang kết hợp với đấu tranh chính trị làm nội dung cơ bản của cuộc khởi nghĩa vũ trang.
|
- Article
Authors: Tô, Minh Trung (1961) - Chủ nghĩa thực dân mới của Mỹ đã dùng bọn tay sai Ngụy ở miền Nam Việt Nam xây dựng một nền văn hóa thực dân để lường gạt dân chúng. Nền văn hóa thực dân này gắn chặt với chính sách xâm lược của Mỹ ở miền Nam, vừa có nhiệm vụ chống phá lý tưởng cách mạng của nhân dân, vừa tiêm cho họ những nọc độc hại nhất, làm cho họ không còn nghĩ gì đến vận mệnh sống còn của dân tộc, thậm chí không thiết đến cuộc sống của chính bản thân mình, chỉ còn biết cúi đầu vâng theo sức mạnh của đô-la và vũ khí Mỹ.
|
- Article
Authors: Tô, Minh Trung (1962) - Theo bài viết, Lưu Vĩnh Phúc là người có công với nhân dân Việt Nam. Công lao đó đáng ghi vào lịch sử đấu tranh chống Pháp của dân tộc ta. Chính nhờ ông mà mối dây đoàn kết chiến đấu giữa hai dân tộc Việt - Trung đã được bắt đầu ngay từ khi chưa có sự xuất hiện của giai cấp vô sản.
|
- Article
Authors: Tô, Minh Trung (1968) - Trên mặt trận xâm lăng văn hóa tư tưởng ở miền Nam Việt Nam, đế quốc Mỹ ngay từ đầu đã chú ý lĩnh vực giáo dục và bắt đầu thực hiện “chính sách ngu dân“. Bởi địa hạt này thu hút phần lớn lứa tuổi trẻ vào guồng máy thống trị của chúng, đồng thời tạo nên những mẫu người làm cơ sở xã hội cho chủ nghĩa thực dân mới. Ở đây còn có một bộ phận trí thức, gồm giáo sư, giáo viên, sinh viên…là lớp người có ảnh hưởng đáng kể trong xã hội mà chúng cần mua chuộc và tha hóa.
|
- Article
Authors: Tô, Minh Trung (1969) - Cuộc khởi nghĩa Đồng Khởi tháng 1/1960 ở Cù lao Minh, mà trước hết là ở huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre là cuộc "đồng khởi" mở đầu cho phong trào "đồng khởi" toàn miền Nam Việt Nam/. Đó là một hình thức khởi nghĩa trong điều kiện thống trị của chủ nghĩa thực dân mới của Mỹ
|
- Article
Authors: Tô, Minh Trung (1963) - Cùng với cuộc đấu tranh chung của nhân dân toàn quốc trong năm 1930, phong trào nông dân Tiền Hải là một phong trào đáng được giới thiệu. Ở đây, trong phạm vi của một tài liệu tham khảo, do đó tác giả chỉ trình bày những sự thật lịch sử mà tác giả đã sưu tầm được, chứ chưa phải là một chuyên đề nghiên cứu.
|
- Article
Authors: Tô, Minh Trung (1966) - Cuộc đấu tranh chống đế quốc Mỹ và tay sai của nhân dân miền Nam anh hùng đã trải qua hơn 10 năm đầy gian khổ và anh dũng. Sau phong trào cách mạng của giai cấp công nông, phong trào đấu tranh yêu nước của học sinh sinh viên miền Nam cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc làm phá sản chủ nghĩa thực dân mới của Mỹ, đánh gục kẻ thù ngay tại hậu cứ của chúng
|
- Article
Authors: Tô, Minh Trung (1966) - Chúng ta biết, trong khi đế quốc Mỹ càng thất bại, thì lực lượng cách mạng của nhân dân miền Nam ngày càng lớn mạnh. Cuộc đấu tranh giữa ta và địch càng khốc liệt thì tình thế thắng bại giữa hai bên ngày càng rõ rệt. trên các chiến trường. Đất đai giải phóng đã mở rộng đến 4/5 diện tích của toàn miền Nam, bao gồm hơn 10 triệu dân là một thành tích rực rỡ của quân dân miền Nam
|
- Article
Authors: Tô, Minh Trung (1966) - 19 giờ 30 phút ngày 23 tháng 3 năm 1966 một cuộc khởi nghĩa của đông đảo binh lính và sĩ quan yêu nước đã nổ ra tại trung đoàn thiết giáp số 1 của ngụy quyền Sài Gòn đóng tại Phú Cường, tỉnh Thủ Dầu 1. Được sự giúp đỡ của đồng bào và sự trợ lực của một đơn vị giải phóng quân, lực lượng binh lính và sĩ quan yêu nước đã chiếm một số xe bọc thép, nhanh chóng mãnh liệt tiến công địch, tiêu diệt trong khoảnh khắc toàn bộ trung đoàn thiết giáp số 1.
|
- Article
Authors: Tô, Minh Trung (1969) - Thời kỳ Hùng Vương, thời kỳ dựng nước của dân tộc Việt, dù đã cách đây hàng mấy ngàn năm hay xa hơn nữa, đến nay vẫn còn là vấn đề thời sự, đang được giới sử học miền Bắc Việt Nam trao đổi ý kiến, thảo luận, trên nhiều nguồn tư liệu mới phát hiện.
|
- Article
Authors: Tô, Minh Trung (1967) - Cuộc chiến tranh xâm lược miền Nam của đế quốc Mỹ từ giữa 1961 đến giữa năm 1965 được gọi là "chiến tranh đặc biệt:, chia làm 2 giai đoạn: - Giai đoạn một: tính từ khi đế quốc Mỹ thực hiện "Kế hoạch Xta-lây-Tay-lơ" (giữa 1961) đến cuộc đảo chính Diệm (1-11-1963). - Giai đoạn hai - hay là giai đoạn chót: mở đầu bằng sự chấp chính của tập đoàn Dương-Văn-Minh, với việc thực hiện "kế hoạch Giôn-xơn - Mac Na-ma-ra" và sựu thất bại hoàn toàn của nó hồi giữa năm 1965, khi đế quốc Mỹ "chính thức" quyết định kéo quân ồ ạt vào miền Nam Việt Nam.
|
- Article
Authors: Tô, Minh Trung (1962) - Thông qua bài viết, tác giả nêu lên ý kiến đóng góp của mình để trao đổi với ông Nguyễn-Việt về hai bài :" Góp ý kiến với ông Đoàn-Trọng-Tuyến về mầm mống tư bản chủ nghĩa dưới thời phong kiến Việt Nam" và " Bàn về mầm mống tư bản chủ nghĩa Việt Nam dưới thời phong kiến" đăng trong các tập san Nghiên cứu lịch sử số 30, 35 và 36 nhằm góp phần tìm hiểu lịch sử hình thành chủ nghĩa tư bản ở Việt Nam.
|
- Article
Authors: Tô, Minh Trung (1964) - Theo bài viết,Trương Vĩnh Ký rõ ràng là một ten tay sai đắc lực cho chủ nghĩa thực dân Pháp.Riêng về tư tưởng của hắn không hề có sự suy nghĩ nào về tự cường của dân tộc ta. Tất cả những hoạt động văn hóa chính trị của hắn đều nhằm phục vụ con đường danh vọng của hắn. Việt Nam không còn là tổ quốc của hắn nữa mà la mảnh đất giàu có để cho hắn hoàn thành ý đồ đen tối của một tên tay sai "ngoan đạo" của bọn gián điệp đội lốt thày tu.
|