Shlomo Zacks và Meirav Hen (2018) cho rằng thói quen trì hoãn là một hiện tượng phổ biến trong môi trường học tập. Vấn đề này đã được nghiên cứu từ nhiều góc độ lý thuyết khác nhau. Các nghiên cứu cũng chỉ ra nhiều nguyên nhân cũng như hậu quả của thói quen trì hoãn. Theo Andrew J. Dubrin, kể cả những người làm việc hiệu quả cũng không tránh khỏi thói quen trì hoãn. Nếu những người này không trì hoãn, họ còn làm việc hiệu quả hơn nữa. Tuy nhiên, thói quen trì hoãn được đánh giá là một vấn đề nhức nhối và có ảnh hưởng lớn. Khi đã trở thành thói quen, nó có thể tác động rất lớn đến việc đạt được các mục tiêu quan trọng trong học tập, công việc và cuộc sống của mỗi cá nhân. Trì hoãn ôn thi là một ví dụ điển hình trong muôn vàn trì hoãn trong cuộc đời mỗi con người. Từ đó, nó gây ra tâm lý học đối phó, kiến thức nắm không chắc và lúc này sự học chẳng còn giữ vai trò quan trọng là cung cấp kiến thức như ban đầu nữa.
Readership Map
Content Distribution
Shlomo Zacks và Meirav Hen (2018) cho rằng thói quen trì hoãn là một hiện tượng phổ biến trong môi trường học tập. Vấn đề này đã được nghiên cứu từ nhiều góc độ lý thuyết khác nhau. Các nghiên cứu cũng chỉ ra nhiều nguyên nhân cũng như hậu quả của thói quen trì hoãn. Theo Andrew J. Dubrin, kể cả những người làm việc hiệu quả cũng không tránh khỏi thói quen trì hoãn. Nếu những người này không trì hoãn, họ còn làm việc hiệu quả hơn nữa. Tuy nhiên, thói quen trì hoãn được đánh giá là một vấn đề nhức nhối và có ảnh hưởng lớn. Khi đã trở thành thói quen, nó có thể tác động rất lớn đến việc đạt được các mục tiêu quan trọng trong học tập, công việc và cuộc sống của mỗi cá nhân. Trì hoãn ôn thi là một ví dụ điển hình trong muôn vàn trì hoãn trong cuộc đời mỗi con người. Từ đó, nó gây ra tâm lý học đối phó, kiến thức nắm không chắc và lúc này sự học chẳng còn giữ vai trò quan trọng là cung cấp kiến thức như ban đầu nữa.