Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng từng nói: “Nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý, nghề sáng tạo nhất trong những nghề sáng tạo vì nó đã sáng tạo ra những con người sáng tạo”, nó là sinh mạng của mỗi Quốc gia, là nguồn gốc của thể chế chính trị. Điều đó được thể hiện qua truyền thống “tôn sư trọng đạo” hay “không thầy đố mày làm nên” của nhân dân ta. Bên cạnh đó, chúng ta đã bước vào thế kỉ XXI với những thay đổi lớn lao trong mọi lĩnh vực của đời sống. Cùng với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, mục tiêu đào tạo và giáo dục luôn luôn được đề cao và đặt lên hàng đầu. Để dạy được nét chữ, nết người không phải là chuyện dễ dàng. Để có thể dạy được học sinh của mình, người làm nghề giáo phải được đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ, có phẩm chất đạo đức trong sáng, thật thà, trung thực, liêm chính, là tấm gương sáng cho học trò cũng như cho mọi người. Người giáo viên chân chính, thực thụ là người giáo viên hội tụ đủ nhiều đức tính tốt, có đầy đủ những phẩm chất và năng lực để có thể cống hiến và nhiệt huyết với nghề. Một người công nhân tồi có thể làm hỏng vài sản phẩm, một người kỹ sư tồi có thể làm hỏng một vài công trình nhưng một nhà giáo tồi có thể làm hỏng cả một thế hệ, đó là hậu quả khôn lường mà cả xã hội phải gánh chịu cho đến tận mai sau. Sinh thời, Bác Hồ đã nhận định: “Có thầy giỏi thì rồi sẽ có phương pháp hay, do đó, sẽ có trò giỏi, còn thầy đã kém thì khó lấy gì bù đắp nổi”. Vì thế, phẩm chất và năng lực cần có của một người giáo viên hiện nay luôn luôn được đề cao, trở thành kim chỉ nam trong quá trình dạy học của mỗi người thầy, người cô, những người kĩ sư kiến tạo tâm hồn con trẻ, những nhà giáo dục đang ngày đêm hết mình với sự nghiệp trồng người.
Readership Map
Content Distribution
Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng từng nói: “Nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý, nghề sáng tạo nhất trong những nghề sáng tạo vì nó đã sáng tạo ra những con người sáng tạo”, nó là sinh mạng của mỗi Quốc gia, là nguồn gốc của thể chế chính trị. Điều đó được thể hiện qua truyền thống “tôn sư trọng đạo” hay “không thầy đố mày làm nên” của nhân dân ta. Bên cạnh đó, chúng ta đã bước vào thế kỉ XXI với những thay đổi lớn lao trong mọi lĩnh vực của đời sống. Cùng với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, mục tiêu đào tạo và giáo dục luôn luôn được đề cao và đặt lên hàng đầu. Để dạy được nét chữ, nết người không phải là chuyện dễ dàng. Để có thể dạy được học sinh của mình, người làm nghề giáo phải được đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ, có phẩm chất đạo đức trong sáng, thật thà, trung thực, liêm chính, là tấm gương sáng cho học trò cũng như cho mọi người. Người giáo viên chân chính, thực thụ là người giáo viên hội tụ đủ nhiều đức tính tốt, có đầy đủ những phẩm chất và năng lực để có thể cống hiến và nhiệt huyết với nghề. Một người công nhân tồi có thể làm hỏng vài sản phẩm, một người kỹ sư tồi có thể làm hỏng một vài công trình nhưng một nhà giáo tồi có thể làm hỏng cả một thế hệ, đó là hậu quả khôn lường mà cả xã hội phải gánh chịu cho đến tận mai sau. Sinh thời, Bác Hồ đã nhận định: “Có thầy giỏi thì rồi sẽ có phương pháp hay, do đó, sẽ có trò giỏi, còn thầy đã kém thì khó lấy gì bù đắp nổi”. Vì thế, phẩm chất và năng lực cần có của một người giáo viên hiện nay luôn luôn được đề cao, trở thành kim chỉ nam trong quá trình dạy học của mỗi người thầy, người cô, những người kĩ sư kiến tạo tâm hồn con trẻ, những nhà giáo dục đang ngày đêm hết mình với sự nghiệp trồng người.