Theo ước tính, Việt Nam đã xác định được khoảng 3.830 loài cây dược liệu dùng làm thuốc, chiếm khoảng 36% trong số 10.500 loài thực vật bậc cao đã biết. Trong số đó, 54 vị thuốc có tác dụng trị ung thư đã được công bố như: bạch hoa xà thiệt thảo, nghệ, tỏi, xạ đen, nấm linh chi, an xoa, bán chi liên, hoa hòe, mãng cầu xiêm,... Tuy kho tàng dược liệu khá phong phú nhưng việc nghiên cứu công dụng kháng ung thư lại tỏ ra rời rạc, thiếu phương hướng chỉ đạo chung, tính hiệu quả chưa cao, chưa chú ý đến việc giữ gìn bản sắc của y học cổ truyền, thậm chí một số công trình còn chưa đảm bảo tính chuẩn xác và khoa học. Đó là chưa kể đến việc nghiên cứu công dụng kháng ung thư của nhiều bài thuốc cổ phương, tân phương và các bài thuốc gia truyền hầu như vẫn còn bị bỏ ngỏ. Nhìn ra thế giới, ngoài Paclitaxel (tên thương mại là Taxol) - một hợp chất chống ung thư chiết xuất từ cây Thủy tùng Thái Bình Dương, từ năm 1961 đến năm 2014, có 12 hợp chất khác từ thực vật đã được cấp phép như thuốc điều trị ung thư. Sau đó, NCI (National Cancer Institute) đã khởi động một chương trình sàng lọc mới, tìm kiếm dịch chiết ở cả thực vật, động vật và vi sinh vật; đồng thời thử nghiệm tác động lên 60 dòng tế bào ung thư ở người. Điều này sẽ mang lại một tương lai rất sáng trong việc điều trị ung thư sau này.
Readership Map
Content Distribution
Theo ước tính, Việt Nam đã xác định được khoảng 3.830 loài cây dược liệu dùng làm thuốc, chiếm khoảng 36% trong số 10.500 loài thực vật bậc cao đã biết. Trong số đó, 54 vị thuốc có tác dụng trị ung thư đã được công bố như: bạch hoa xà thiệt thảo, nghệ, tỏi, xạ đen, nấm linh chi, an xoa, bán chi liên, hoa hòe, mãng cầu xiêm,... Tuy kho tàng dược liệu khá phong phú nhưng việc nghiên cứu công dụng kháng ung thư lại tỏ ra rời rạc, thiếu phương hướng chỉ đạo chung, tính hiệu quả chưa cao, chưa chú ý đến việc giữ gìn bản sắc của y học cổ truyền, thậm chí một số công trình còn chưa đảm bảo tính chuẩn xác và khoa học. Đó là chưa kể đến việc nghiên cứu công dụng kháng ung thư của nhiều bài thuốc cổ phương, tân phương và các bài thuốc gia truyền hầu như vẫn còn bị bỏ ngỏ. Nhìn ra thế giới, ngoài Paclitaxel (tên thương mại là Taxol) - một hợp chất chống ung thư chiết xuất từ cây Thủy tùng Thái Bình Dương, từ năm 1961 đến năm 2014, có 12 hợp chất khác từ thực vật đã được cấp phép như thuốc điều trị ung thư. Sau đó, NCI (National Cancer Institute) đã khởi động một chương trình sàng lọc mới, tìm kiếm dịch chiết ở cả thực vật, động vật và vi sinh vật; đồng thời thử nghiệm tác động lên 60 dòng tế bào ung thư ở người. Điều này sẽ mang lại một tương lai rất sáng trong việc điều trị ung thư sau này.