Mục tiêu cơ bản của việc phát triển hoạt động nhận thức là nâng cao trình độ phát triển chung của trẻ , góp phần phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ. Dưới sự tổ chức hướng dẫn của nhà giáo dục , trẻ nắm được tri thức có hệ thống, có được một số biểu tượng sơ đẳng về thế giới xung quanh trên cơ sở đó hình thành cho trẻ hứng thú nhận thức, bước đầu giúp trẻ nắm được các phương thức đơn giản của hoạt động trí tuệ và tạo điều kiện phát triển hoạt động nhận thức của trẻ. Giáo dục hoạt động nhận thức mà đặc biệt là giáo dục và phát triển các giác quan cho trẻ mầm non là một điều quan trọng. Giáo dục trí tuệ cho trẻ còn có ý nghĩa quan trọng trong việc chuẩn bị những điều kiện học tập có kết quả ở trường phổ thông sau này. Giáo dục hoạt động nhận thức có mối quan hệ mật thiết với giáo dục tình cảm, đạo đức xã hội cho trẻ, thông qua hoạt động trí tuệ có thể giáo dục trẻ về tính trung thực, kiên trì, sang tạo….Mặt khác phát triển năng lực nhận thức, cảm giác, tri giác là điều kiện cho hoạt động thẩm mĩ của trẻ. Nhờ hệ thống tri thức, biểu tượng khái niệm về thế giới xung quanh ma trẻ có thể nhận biết được giá trị thẩm mĩ từ đó có thị hiếu thẩm mĩ.
Readership Map
Content Distribution
Mục tiêu cơ bản của việc phát triển hoạt động nhận thức là nâng cao trình độ phát triển chung của trẻ , góp phần phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ. Dưới sự tổ chức hướng dẫn của nhà giáo dục , trẻ nắm được tri thức có hệ thống, có được một số biểu tượng sơ đẳng về thế giới xung quanh trên cơ sở đó hình thành cho trẻ hứng thú nhận thức, bước đầu giúp trẻ nắm được các phương thức đơn giản của hoạt động trí tuệ và tạo điều kiện phát triển hoạt động nhận thức của trẻ. Giáo dục hoạt động nhận thức mà đặc biệt là giáo dục và phát triển các giác quan cho trẻ mầm non là một điều quan trọng. Giáo dục trí tuệ cho trẻ còn có ý nghĩa quan trọng trong việc chuẩn bị những điều kiện học tập có kết quả ở trường phổ thông sau này. Giáo dục hoạt động nhận thức có mối quan hệ mật thiết với giáo dục tình cảm, đạo đức xã hội cho trẻ, thông qua hoạt động trí tuệ có thể giáo dục trẻ về tính trung thực, kiên trì, sang tạo….Mặt khác phát triển năng lực nhận thức, cảm giác, tri giác là điều kiện cho hoạt động thẩm mĩ của trẻ. Nhờ hệ thống tri thức, biểu tượng khái niệm về thế giới xung quanh ma trẻ có thể nhận biết được giá trị thẩm mĩ từ đó có thị hiếu thẩm mĩ.