Cuốn sách “Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ” (Nguyễn Nhật Ánh) tuy đã đọc xong và nằm trên giá sách của tôi khá lâu, nhưng những dư âm dịu dàng, những chiêm nghiệm cuộc sống của tác giả vẫn còn in sâu vào tâm trí tôi. “Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ” gồm 12 chương, được NXB Trẻ phát hành vào 1-2-2008, là một cuốn tiểu thuyết kể về tuổi thơ ở vùng quê của 4 đứa trẻ. Nguyễn Nhật Ánh đã mượn lời kể thằng cu Mùi để gom lại những hạt bụi kí ức tuổi thơ, đồng thời lồng ghép với góc nhìn cuộc sống của ông Mùi khi gần 50 tuổi. Chính vì vậy, cuốn sách kể về thời thơ ấu này rất phù hợp để người trưởng thành quay về chuyến tàu tuổi thơ. Như lời tác giả viết “Tôi viết cuốn sách này không dành cho trẻ em. Tôi viết cho những ai từng là trẻ em”. Khi đọc những trang sách đầu tiên, không khó để phát hiện ra tác giả đã tái hiện cuộc sống thời thơ ấu rất thành công và đầy ấn tượng. Những trò chơi, kỉ niệm khó quên đó lần lượt hiện ra. Thời ngồi trên ghế nhà trường với những lần nghịch ngợm ranh mãnh trong giờ ra chơi “tôi và lũ bạn đã sử dụng những khoảng khắc tự do hiếm hoi đó vào việc đá bóng, bắn bi, nhưng thường xuyên nhất và hăng hái nhất là những trò rượt đuổi, đánh nhau hay vật nhau xuống đất cho đến khi không đứa nào còn ra hình thù một học sinh ngoan ngoãn nữa mới thôi…”. Hay khi về nhà, cậu cu Mùi vẫn “thở dài thườn thượt khi nghĩ đến những quả đấm mà lũ bạn nghịch ngợm đang vung lên ngoài kia”. Cuốn sách “Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ” đã đem lại cho độc giả nhiều cảm xúc lắng đọng. Được đi trên chuyến tàu trở về tuổi thơ, quên hết những lo toan, bộn bề trong cuộc sống để sống lại những năm tháng hồn nhiên cùng những người bạn ấu thơ. Đó là mảnh kí ức tươi đẹp, dữ dội, đầy ắp tiếng cười và cả nước mắt mà cuốn sách đã phần nào giữ chúng thật vẹn nguyên. Đồng thời, từ những suy ngẫm của ông Mùi ở tuổi 50, chúng ta đã hiểu được thật nhiều bài học mới mẻ về cuộc sống.
Readership Map
Content Distribution
Cuốn sách “Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ” (Nguyễn Nhật Ánh) tuy đã đọc xong và nằm trên giá sách của tôi khá lâu, nhưng những dư âm dịu dàng, những chiêm nghiệm cuộc sống của tác giả vẫn còn in sâu vào tâm trí tôi. “Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ” gồm 12 chương, được NXB Trẻ phát hành vào 1-2-2008, là một cuốn tiểu thuyết kể về tuổi thơ ở vùng quê của 4 đứa trẻ. Nguyễn Nhật Ánh đã mượn lời kể thằng cu Mùi để gom lại những hạt bụi kí ức tuổi thơ, đồng thời lồng ghép với góc nhìn cuộc sống của ông Mùi khi gần 50 tuổi. Chính vì vậy, cuốn sách kể về thời thơ ấu này rất phù hợp để người trưởng thành quay về chuyến tàu tuổi thơ. Như lời tác giả viết “Tôi viết cuốn sách này không dành cho trẻ em. Tôi viết cho những ai từng là trẻ em”. Khi đọc những trang sách đầu tiên, không khó để phát hiện ra tác giả đã tái hiện cuộc sống thời thơ ấu rất thành công và đầy ấn tượng. Những trò chơi, kỉ niệm khó quên đó lần lượt hiện ra. Thời ngồi trên ghế nhà trường với những lần nghịch ngợm ranh mãnh trong giờ ra chơi “tôi và lũ bạn đã sử dụng những khoảng khắc tự do hiếm hoi đó vào việc đá bóng, bắn bi, nhưng thường xuyên nhất và hăng hái nhất là những trò rượt đuổi, đánh nhau hay vật nhau xuống đất cho đến khi không đứa nào còn ra hình thù một học sinh ngoan ngoãn nữa mới thôi…”. Hay khi về nhà, cậu cu Mùi vẫn “thở dài thườn thượt khi nghĩ đến những quả đấm mà lũ bạn nghịch ngợm đang vung lên ngoài kia”. Cuốn sách “Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ” đã đem lại cho độc giả nhiều cảm xúc lắng đọng. Được đi trên chuyến tàu trở về tuổi thơ, quên hết những lo toan, bộn bề trong cuộc sống để sống lại những năm tháng hồn nhiên cùng những người bạn ấu thơ. Đó là mảnh kí ức tươi đẹp, dữ dội, đầy ắp tiếng cười và cả nước mắt mà cuốn sách đã phần nào giữ chúng thật vẹn nguyên. Đồng thời, từ những suy ngẫm của ông Mùi ở tuổi 50, chúng ta đã hiểu được thật nhiều bài học mới mẻ về cuộc sống.