Đã nghiên cứu xử lý bùn đỏ Tây Nguyên làm vật liệu hấp phụ với phương pháp trung hòa bằng axit (RMA) và rửa nước đến pH 7 (RMW) sau đó biến tính nhiệt. Qua các kết quả khảo sát hấp phụ của vật liệu biến tính với các ion As(V), Pb(II), NH4+, NO2- đã làm sáng tỏ sự chuyển pha, thay đổi thành phần và cơ chế hấp phụ. Các thành phần oxit/hidroxit kim loại trong bùn đỏ đã biến tính có ảnh hưởng đến khả năng hấp phụ của các ion trong môi trường nước. - Nghiên cứu khả năng hấp phụ của các dạng oxit/hidroxit sắt được tách từ bùn đỏ bằng cách sử dụng kiềm để loại bỏ nhôm và các oxit kim loại tan trong kiềm (vật liệu RM-Fe). Vật liệu sau khi tách bỏ nhôm dư được xử lý nhiệt để nghiên cứu sự chuyển dạng của các oxit/hidroxit sắt. Kết quả khảo sát hấp phụ với các loại vật liệu tách bỏ nhôm dư (RM-Fe) cho thấy nó có khả năng hấp phụ cao với các ion khảo sát As(V), Pb(II), NH4+, NO2- đặc biệt đối với As(V), đó là đặc trưng của các vật liệu hấp phụ chứa oxit/hidroxit sắt.
Readership Map
Content Distribution
Đã nghiên cứu xử lý bùn đỏ Tây Nguyên làm vật liệu hấp phụ với phương pháp trung hòa bằng axit (RMA) và rửa nước đến pH 7 (RMW) sau đó biến tính nhiệt. Qua các kết quả khảo sát hấp phụ của vật liệu biến tính với các ion As(V), Pb(II), NH4+, NO2- đã làm sáng tỏ sự chuyển pha, thay đổi thành phần và cơ chế hấp phụ. Các thành phần oxit/hidroxit kim loại trong bùn đỏ đã biến tính có ảnh hưởng đến khả năng hấp phụ của các ion trong môi trường nước. - Nghiên cứu khả năng hấp phụ của các dạng oxit/hidroxit sắt được tách từ bùn đỏ bằng cách sử dụng kiềm để loại bỏ nhôm và các oxit kim loại tan trong kiềm (vật liệu RM-Fe). Vật liệu sau khi tách bỏ nhôm dư được xử lý nhiệt để nghiên cứu sự chuyển dạng của các oxit/hidroxit sắt. Kết quả khảo sát hấp phụ với các loại vật liệu tách bỏ nhôm dư (RM-Fe) cho thấy nó có khả năng hấp phụ cao với các ion khảo sát As(V), Pb(II), NH4+, NO2- đặc biệt đối với As(V), đó là đặc trưng của các vật liệu hấp phụ chứa oxit/hidroxit sắt.