Bể Phú Khánh nằm trên vùng biển miền Trung Việt Nam giới hạn trong khoảng kinh tuyến 109o-112030’E và vĩ tuyến 10030’-15oN. Khu vực bể Phú Khánh có một lịch sử phát triển địa chất trong Miocen rất phức tạp với 3 chu kì trầm tích: Miocen sớm (N11), Miocen giữa (N12) và Miocen muộn (N13). Mỗi chu kì trầm tích này được sinh ra và bị biến dạng theo một quy luật là sụt lún, lấp đầy trầm tích nhấn chìm sâu và vật liệu trầm tích bở rời biến thành đá trầm tích (diagenesis) và tiếp tục bị biến đổi thứ sinh trong điều kiện nhiệt độ và áp suất tăng cao (catagenesis). Cuối mỗi chu kì các bể trầm tích thứ cấp bị nâng lên khỏi mặt nước và bị bào mòn tạo ra bất chỉnhhợp góc hoặc bất chỉnh hợp địa tầng. Ba yếu tố gây biến dạng mạnh mẽ là: đứt gãy, nén ép và hoạt động núi lửa. Nghiên cứu cho thấy rằng trong thành tạo trầm tích Miocen bể Phú Khánh có 3 mặt bào mòn tiêu biểu: (1) Nóc Miocen sớm là bất chỉnh hợp góc có tuổi 16 triệu năm tương đương với tuổi dừng tách giãn đáy Biển Đông; (2) Nóc Miocen giữa cũng là bất chỉnh hợp góc có tuổi 11 triệu năm; (3) Nóc Miocen muộn có tuổi 5,5 triệu năm vừa có bất chỉnh hợp địa tầng vừa có bất chỉnh hợp góc giữa Miocen và Pliocen -Đệ Tứ. Cấu trúc địa chất của bể Phú Khánh hiện tại là cấu trúc của Pliocen-Đệ Tứ do khống chế của hệ thống đứt gãy sụt bậc 109o-110oE theo hướng kinh tuyến và đới đứt gãy xiết trượt Tuy Hòa theo hướng tây bắc đông nam hoạt động tích cực trong Pliocen- Đệ Tứ. Còn cấu trúc địa chất của 3 bể thứ cấp Miocen sớm, Miocen giữa và Miocen muộn bị ảnh hưởng của 4 nguồn lực chính: (1) sụt lún nhiệt ở trung tâm; (2) nâng trồi đới ven rìa phía tây; (3) ảnh hưởng của đứt gãy trượt bằng Sông Hồng và (4) lực ép từ phía đông nam của đới tách giãn Biển Đông. Lịch sử phát triển cấu trúc địa chất Miocen của bể Phú Khánh được minh chứng bằng tiến hóa và sự biến dạng mạnh mẽ trầm tích của 3 chu kỳ nói trên.
Readership Map
Content Distribution
Bể Phú Khánh nằm trên vùng biển miền Trung Việt Nam giới hạn trong khoảng kinh tuyến 109o-112030’E và vĩ tuyến 10030’-15oN. Khu vực bể Phú Khánh có một lịch sử phát triển địa chất trong Miocen rất phức tạp với 3 chu kì trầm tích: Miocen sớm (N11), Miocen giữa (N12) và Miocen muộn (N13). Mỗi chu kì trầm tích này được sinh ra và bị biến dạng theo một quy luật là sụt lún, lấp đầy trầm tích nhấn chìm sâu và vật liệu trầm tích bở rời biến thành đá trầm tích (diagenesis) và tiếp tục bị biến đổi thứ sinh trong điều kiện nhiệt độ và áp suất tăng cao (catagenesis). Cuối mỗi chu kì các bể trầm tích thứ cấp bị nâng lên khỏi mặt nước và bị bào mòn tạo ra bất chỉnhhợp góc hoặc bất chỉnh hợp địa tầng. Ba yếu tố gây biến dạng mạnh mẽ là: đứt gãy, nén ép và hoạt động núi lửa. Nghiên cứu cho thấy rằng trong thành tạo trầm tích Miocen bể Phú Khánh có 3 mặt bào mòn tiêu biểu: (1) Nóc Miocen sớm là bất chỉnh hợp góc có tuổi 16 triệu năm tương đương với tuổi dừng tách giãn đáy Biển Đông; (2) Nóc Miocen giữa cũng là bất chỉnh hợp góc có tuổi 11 triệu năm; (3) Nóc Miocen muộn có tuổi 5,5 triệu năm vừa có bất chỉnh hợp địa tầng vừa có bất chỉnh hợp góc giữa Miocen và Pliocen -Đệ Tứ. Cấu trúc địa chất của bể Phú Khánh hiện tại là cấu trúc của Pliocen-Đệ Tứ do khống chế của hệ thống đứt gãy sụt bậc 109o-110oE theo hướng kinh tuyến và đới đứt gãy xiết trượt Tuy Hòa theo hướng tây bắc đông nam hoạt động tích cực trong Pliocen- Đệ Tứ. Còn cấu trúc địa chất của 3 bể thứ cấp Miocen sớm, Miocen giữa và Miocen muộn bị ảnh hưởng của 4 nguồn lực chính: (1) sụt lún nhiệt ở trung tâm; (2) nâng trồi đới ven rìa phía tây; (3) ảnh hưởng của đứt gãy trượt bằng Sông Hồng và (4) lực ép từ phía đông nam của đới tách giãn Biển Đông. Lịch sử phát triển cấu trúc địa chất Miocen của bể Phú Khánh được minh chứng bằng tiến hóa và sự biến dạng mạnh mẽ trầm tích của 3 chu kỳ nói trên.