Địa hệ là một hệ thống điều kiện tự nhiên được tích hợp giữa tướng trầm tích và các hệ sinh thái theo thời gian và không gian trong mối quan hệ với sự thay đổi mực nước biển, biến đổi khí hậu và chuyển động kiến tạo. Nói một cách khác địa hệ là một đơn vị điều kiện tự nhiên chứa đựng mối quan hệ nhân- quả giữa hệ sinh thái và tướng trầm tích, trong đó tướng trầm tích là nguyên nhân còn hệ sinh thái là kết quả. Trong Holocen có 3 pha thay đổi mực nước biển: (1) Pha biển tiến Flandrian (10-5ka BP); (2) Pha biển thoái Holocen giữa - muộn (5-1ka BP) và (3) Pha biển dâng từ 1ka BP đến nay. Quá trình trầm tích của đới bờ châu thổ Sông Hồng diễn ra theo quy luật cộng sinh tướng theo thời gian và theo không gian và tạo thành 3 nhóm địa hệ và 8 địa hệ. Mỗi một kiểu tướng trầm tích sẽ tương ứng với một địa hệ. Mỗi một địa hệ sẽ có một hay nhiều hệ sinh thái. Trong nhóm địa hệ biển tiến Holocen sớm-giữa đã hình thành 2 địa hệ tiêu biểu: (1) Địa hệ đầm lầy ven biển, tướng sét - hệ sinh thái rừng ngập mặn; (2) Địa hệ vũng vịnh, tướng sét xám xanh - hệ sinh thái thủy sinh vũng vịnh và động vật thân mềm bám đáy. Ngược lại trong pha biển thoái Holocen giữa - muộn có 2 nhóm địa hệ: (1) Nhóm địa hệ châu thổ ngầm chôn vùi Holocen giữa - muộn (Q22-3) và (2) Nhóm địa hệ châu thổ hiện đại biển thoái Holoce n muộn. Nhóm địa hệ châu thổ ngầm bị chôn vùi Holocen giữa - muộn (Q22-3), tướng bột sét - HST biển ven bờ. Nhóm địa hệ châu thổ hiện đại gồm 4 địa hệ (1) Địa hệ đồng bằng châu thổ cao, tướng cồn cát - HST đồng lúa và dân cư; (2) Địa hệ bãi bồi đồng bằng châu thổ cao, tướng bột sét - HST đồng lúa và hoa màu; (3) Địa hệ đồng bằng châu thổ thấp, tướng cồn cát - HST đồng lúa và dân cư; (4) Địa hệ bãi bồi đồng bằng châu thổ thấp, tướng sét bột - HST đồng cói, HST đầm nuôi tôm và HST rừng ngập mặn bãi gian triều; (5) Địa hệ châu thổ ngầm hiện đại, tướng cát bùn và sét - HST ngao sò bãi triều cát, HST cồn cát - lagoon cửa sông - HST biển nông ven bờ
Readership Map
Content Distribution
Địa hệ là một hệ thống điều kiện tự nhiên được tích hợp giữa tướng trầm tích và các hệ sinh thái theo thời gian và không gian trong mối quan hệ với sự thay đổi mực nước biển, biến đổi khí hậu và chuyển động kiến tạo. Nói một cách khác địa hệ là một đơn vị điều kiện tự nhiên chứa đựng mối quan hệ nhân- quả giữa hệ sinh thái và tướng trầm tích, trong đó tướng trầm tích là nguyên nhân còn hệ sinh thái là kết quả. Trong Holocen có 3 pha thay đổi mực nước biển: (1) Pha biển tiến Flandrian (10-5ka BP); (2) Pha biển thoái Holocen giữa - muộn (5-1ka BP) và (3) Pha biển dâng từ 1ka BP đến nay. Quá trình trầm tích của đới bờ châu thổ Sông Hồng diễn ra theo quy luật cộng sinh tướng theo thời gian và theo không gian và tạo thành 3 nhóm địa hệ và 8 địa hệ. Mỗi một kiểu tướng trầm tích sẽ tương ứng với một địa hệ. Mỗi một địa hệ sẽ có một hay nhiều hệ sinh thái. Trong nhóm địa hệ biển tiến Holocen sớm-giữa đã hình thành 2 địa hệ tiêu biểu: (1) Địa hệ đầm lầy ven biển, tướng sét - hệ sinh thái rừng ngập mặn; (2) Địa hệ vũng vịnh, tướng sét xám xanh - hệ sinh thái thủy sinh vũng vịnh và động vật thân mềm bám đáy. Ngược lại trong pha biển thoái Holocen giữa - muộn có 2 nhóm địa hệ: (1) Nhóm địa hệ châu thổ ngầm chôn vùi Holocen giữa - muộn (Q22-3) và (2) Nhóm địa hệ châu thổ hiện đại biển thoái Holoce n muộn. Nhóm địa hệ châu thổ ngầm bị chôn vùi Holocen giữa - muộn (Q22-3), tướng bột sét - HST biển ven bờ. Nhóm địa hệ châu thổ hiện đại gồm 4 địa hệ (1) Địa hệ đồng bằng châu thổ cao, tướng cồn cát - HST đồng lúa và dân cư; (2) Địa hệ bãi bồi đồng bằng châu thổ cao, tướng bột sét - HST đồng lúa và hoa màu; (3) Địa hệ đồng bằng châu thổ thấp, tướng cồn cát - HST đồng lúa và dân cư; (4) Địa hệ bãi bồi đồng bằng châu thổ thấp, tướng sét bột - HST đồng cói, HST đầm nuôi tôm và HST rừng ngập mặn bãi gian triều; (5) Địa hệ châu thổ ngầm hiện đại, tướng cát bùn và sét - HST ngao sò bãi triều cát, HST cồn cát - lagoon cửa sông - HST biển nông ven bờ