- Working Paper
Authors: Đào, Tố Uyên (2008) - Ấp Thủ Trung là một trong những ấp được thành lập vào năm 1829 cùng với 60 lý, ấp, trại giáp khác để hình thành nên huyện Kim Sơn do Doanh điền sứ Nguyễn Công Trứ đứng ra tổ chức và thực hiện. Ấp Thủ Trung xưa kia thuộc tổng Hướng Đạo, phủ Yên Khánh, trấn Ninh Bình1, nay là thôn Thủ Trung, xã Kim Chính, huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình. Phía Bắc giáp thôn Yên Thổ, phía Nam giáp sông Đáy, phía Đông giáp ấp Đồng Đắc và phía Tây giáp ấp Kiến Thái. Trước khi đến đây khai khẩn, đất Thủ Trung nói riêng và huyện Kim Sơn nói chung còn là vùng bãi biển ven bồi rộng bát ngát.
|
- Article
Authors: Đào, Tố Uyên (1993) - Tìm hiểu tình hình kinh tế huyện Phúc Thọ trong những năm 1981-1991, bài viết đưa ra một số nhận định sau: Sau chỉ thị 100 của Ban bí thư TW Đảng, huyện đã có những chuyển biến đáng chú ý, trong kinh tế nông nghiệp đã có sự kết hợp kinh tế nông nghiệp với kinh tế vườn, kinh tế chăn nuôi.
|
- Article
Authors: Đào, Tố Uyên; Bùi, Văn Huỳnh (2011) - Chợ Viềng, thị trấn Nam Giang, huyện Nam Trực, năm họp chỉ có một phiên, đến hẹn lại lên cứ vào ngày mùng 8 tháng giêng âm lịch người dân địa phương và du khách khắp nơi lại nô nức về Chợ Viềng. Chợ Viềng là phiên chợ cầu may, mua bán ở đây không mặc cả, là một hiện tượng khá lạ, giàu ý nghĩa văn hóa. Ai đó đến với Chợ Viềng, thị trấn Nam Giang, huyện Nam Trực đều có một ý niệm mua lấy may, bán lấy may, ăn lấy may, chơi cũng lấy may và như vậy người bán được hàng và khách chơi chợ ai cũng muốn mua được thứ gì đó
|
- Article
Authors: Đào, Tố Uyên; Nguyễn, Canh Minh (1990) - Công tác khẩn hoang có một vị trí đặc biệt quan trọng trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Việc tăng cường tìm hiểu, nhận thức về công cuộc khẩn hoang, tạo lập xóm làng, phát triển sản xuất ở vùng van biển Bắc Bộ vào nửa đầu thế kỷ XĨ, trong đó có vùng Kim Sơn không chỉ có ý nghĩa bó hẹp trong phạm vi một thời gian, không gian cụ thể. Trên cơ sở những tài liệu thu thập được, nghiên cứu này muốn làm sáng tỏ một số vấn đề quan trọng vê công cuộc khẩn hoang thành lập làng ấp ở huyện Kim Sơn vào đầu thế kỷ XIX.
|
- Book
Authors: - (2011) - Cuốn sách gồm 4 chương: Chương 1: Bước đầu xây dựng và bảo vệ quốc gia độc lập, thống nhất (thế kỉ X) -- Chương 2: Việt Nam thời Lý- Trần - Hồ (thế kỉ XI- đầu thế kỉ XV) -- Chương 3: Việt Nam ở thế kỉ XV - đầu thế kỉ XVI, …
|
- Article
Authors: Đào, Tố Uyên; Nguyễn, Công Khanh (2002) - Khi xã hội loài người và dân tộc ngày càng phát triển thì sự gắn bó với quê hương đất nước ngày càng chặt chẽ hơn và yêu cầu hiểu biết vè lịch sử nói chung và lịch sử dân tộc nói riêng đang trở nên bức thiết .Do đó bài viết đề cập tới việc nghiên cứu , phương pháp biên soạn, biện pháp giảng dạy lịch sử địa phương cần được đổi mới.
|
- Article
Authors: Đào, Tố Uyên; Trần, Văn Kiên (2009) - Công cuộc khai hoang lập xã Quần Anh là một trong những kiểu khai hoang ven biển khá tiêu biểu thời Lê sơ, nó phản ánh những cố gắng của chính quyền trong việc phục hồi và phát triển sản xuất nông nghiệp, đồng thời cũng cho thấy sự tiến bộ của nhà nước đương thời bằng nhiều phương cách khác nhau để mở rộng diện tích canh tác. So với nhiều vùng ở Nam Định và cả nước , cuộc khai khẩn ở Quần Anh diễn ra không sớm nhưng đã khẳng định có thể từng bước biến những bãi bồi hoang mặn ven biển thành những ruộng đồng màu mỡ, trong đó việc đắp đê, đào sông, xẻ mương có vai trò đặc biệt quan trọng.
|
- Conference Paper
Authors: Đào, Tố Uyên; Bùi, Thị Thu Hà (2002) - Phụ nữ Việt Nam vốn có truyền thống yêu nước, đảm đang và sinh ra những anh hùng tài giỏi cho đất nước. Là một vùng đất mới gia nhập vào Tổ quốc gần 250 năm nay (từ 19757),phụ nữ An Giang cũng có những nét riêng làm phong phú, đậm nét rực rỡ hơn truyền thống của nữ giới trong cả nước. Đồng thời, phụ nữ An Giang cũng mang đầy đủ những đức tính của dân tộc, xứng đáng với truyền thống của phụ nữ cả nước: "Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang".
|
- Article
Authors: Đào, Tố Uyên (1999) - -
|
- Working Paper
Authors: Đào, Tố Uyên (2013) - -
|
- Article
Authors: Đào, Tố Uyên (1993) - Việc giảng dạy lịch sử cổ trung đại Việt Nam đang là một vấn đề trao đổi và thảo luận. Những ý kiến chúng tôi nêu trên chỉ là suy nghĩ ban đầu, rất cần có sự đóng góp ý kiến của các nhà giáo, nhà nghiên cứu.
|
- Article
Authors: Đào, Tố Uyên; Nguyễn, Cảnh Minh (1993) - Tháng 2 năm 1829 nhà doanh điền sứ Nguyễn Công Trứ đã trực tiếp điều hành và tổ chức công cuộc khẩn hoang lập ra huyện Kim Sơn. Công cuộc khẩn hoang được tiến hành ở quy mô cấp huyện, do vậy phân cấp đất đai cũng được nhà nước quy định một cách thống nhất. Tuy nhiên ở từng ấp, trại với những đặc điểm về địa hình, nhân đinh và luật lệ không phải không có những nét riêng của nó. Bài báo nêu tình hình phân bố ruộng đất ở một ấp cụ thể được khai hoang thế kỷ XIX để minh họa cho nhận xét trên.
|
- Article
Authors: Nguyễn, Cảnh Minh; Đào, Tố Uyên; Bùi, Qúy Lộ (1994-03) - Bài viết tác giả góp phần làm rõ thêm tình hình văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng ở các làng khai hoang Tiền Hải, Kim Sơn nửa đầu thế kỷ XIX
|
- Article
Authors: Đào, Tố Uyên; Phan, Ngọc Huyền (2010) - Bài viết khảo sát số lượng biên chế, quyền hạn, chức năng và số phận của các Đài quan thời Lê sơ. Qua đó để thấy được những đóng góp cũng như hạn chế của họ trong tiến trình phát triển lịch sử thời kỳ này.
|