Steno sinh ngày 11-01-1638 tai Copenhague và mất ngày 25-1-1686 tại Schwerin (Đức). Bố ông là thợ vàng. Cho đến năm 6 tuổi, Steno sống khép kín vì một căn bệnh, sau đó bố ông mất và mẹ ông tái giá cùng với một thợ vàng. Nhờ tiệm vàng, Steno quen với cơ khí và hóa học. Sau khi hoàn tất đại học, ông đi chu du qua một số nước Châu Âu (Đức, Hà Lan, Pháp, Italia) tiếp xúc với nhiều nhà khoa học có tiếng. Khởi đầu tại Lostock ở Đức, sau đến Amsterdam và Leiden ở Hà Lan, tại đây ông theo ngành giải phẫu học. Steno tiếp tục du khảo qua Pháp rồi định cư ở Italia chuyển về hệ thống co thắt bắp thịt tại một bệnh viện và là hội viên của Viện HÀn lâm Thí nghiệm (Academia del Cimento) thuộc Florence (Italia). Năm 1667, Steno phổ biến tài liệu mô tả răng cá mập và ghi nhận nét giống nổi bật cưa răng với một vật tìm thấy trong các lớp đá mà người thời bấy giờ gọi là “lưỡi đá”. Nhiều giả thuyết khác nhau về nguồn gốc của “lưỡi đá”, từ không gian hay từ mặt trăng rơi xuống, hay đó là hiện tượng hóa đá,… Nhưng ngay từ năm 1616, Fabio Colonna đã khẳng định “lưỡi đá” chính là răng cá mập, Steno giải thích thêm là chất khoáng dần dần thay thế cấu trúc li ti của răng nhỏ do thành phần hóa học của răng thay đổi nhưng hình dạng vẫn được giữ nguyên. Khám phá này thúc đẩy Steno chuyển hướng nghiên cứu chuyên về khoa học. Từ 1675 đến cuối đời, Steno thiên về tôn giáo và được phong Giám mục. Năm 1988, Steno được tuyên phúc (giai đoạn cuối trước khi được phong thánh). Tên Steno được đặt cho nhiều trường học, viện nghiên cứu về tôn giáo, bệnh viện, viện bảo tàng ở Đan Mạch, Đức, Italia. Một số hố (craters) trên Mặt trăng và hành tinh Mars cũng được mang tên Steno.
Readership Map
Content Distribution
Steno sinh ngày 11-01-1638 tai Copenhague và mất ngày 25-1-1686 tại Schwerin (Đức). Bố ông là thợ vàng. Cho đến năm 6 tuổi, Steno sống khép kín vì một căn bệnh, sau đó bố ông mất và mẹ ông tái giá cùng với một thợ vàng. Nhờ tiệm vàng, Steno quen với cơ khí và hóa học. Sau khi hoàn tất đại học, ông đi chu du qua một số nước Châu Âu (Đức, Hà Lan, Pháp, Italia) tiếp xúc với nhiều nhà khoa học có tiếng. Khởi đầu tại Lostock ở Đức, sau đến Amsterdam và Leiden ở Hà Lan, tại đây ông theo ngành giải phẫu học. Steno tiếp tục du khảo qua Pháp rồi định cư ở Italia chuyển về hệ thống co thắt bắp thịt tại một bệnh viện và là hội viên của Viện HÀn lâm Thí nghiệm (Academia del Cimento) thuộc Florence (Italia). Năm 1667, Steno phổ biến tài liệu mô tả răng cá mập và ghi nhận nét giống nổi bật cưa răng với một vật tìm thấy trong các lớp đá mà người thời bấy giờ gọi là “lưỡi đá”. Nhiều giả thuyết khác nhau về nguồn gốc của “lưỡi đá”, từ không gian hay từ mặt trăng rơi xuống, hay đó là hiện tượng hóa đá,… Nhưng ngay từ năm 1616, Fabio Colonna đã khẳng định “lưỡi đá” chính là răng cá mập, Steno giải thích thêm là chất khoáng dần dần thay thế cấu trúc li ti của răng nhỏ do thành phần hóa học của răng thay đổi nhưng hình dạng vẫn được giữ nguyên. Khám phá này thúc đẩy Steno chuyển hướng nghiên cứu chuyên về khoa học. Từ 1675 đến cuối đời, Steno thiên về tôn giáo và được phong Giám mục. Năm 1988, Steno được tuyên phúc (giai đoạn cuối trước khi được phong thánh). Tên Steno được đặt cho nhiều trường học, viện nghiên cứu về tôn giáo, bệnh viện, viện bảo tàng ở Đan Mạch, Đức, Italia. Một số hố (craters) trên Mặt trăng và hành tinh Mars cũng được mang tên Steno.