- Article
Authors: Đặng, Huy Vận; Lê, Ngọc Dong; Đinh, Xuân Lâm (1967) - Trong cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta ở cuối thế kỷ XIX, Ba Đình thuộc huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa đã trở thành một cứ điểm phòng ngự nổi tiếng. Tiếc rằng các tài liệu về Ba Đình hiện nay rất thiếu thốn, những sách báo viết về truyền thống chống Pháp của nhân dân ta mới xuất bản từ sau ngày Cách mạng thành công và nhất là từ sau hiệp nghị Giơ-ne-vơ chủ yếu chỉ dựa được vào một số sách báo do chính bọn sĩ quan thực dân Pháp viết.
|
- Article
Authors: Nguyễn, Phan Quang; Đặng, Huy Vận (1965) - Bài viết trình bày kết quả nghiên cứu về tình hình đấu tranh giai cấp ở thời Gia Long cũng như thời Nguyễn nói chung.
|
- Article
Authors: Đặng, Huy Vận; Nguyễn, Đăng Duy (1965) - Trong bài viết này, tác giả dựa vào những tài liệu sưu tầm được trong nhân dân, kết hợp đối chiếu với những tài liệu rải rác trong thư tịch của Pháp cũng như thư từ, tập táu của tướng tá nhà Thanh nước ta hồi đó để giới thiệu những nét lớn về đội nghĩa quân Hoàng-Đình-Kinh nhằm cung cấp thêm tài liệu cho việc nghiên cứu phong trào chống Pháp của nhân dân ta cuối thế kỷ XIX.
|
- Article
Authors: Đặng, Huy Vận (1963) - Từ trước đến nay trong một số sách báo thường vẫn lưu hành một bài văn mà người ta cho là của Nguyễn Khuyến thừa lệnh viên kinh lược sử làm đề tế Ri-vi-e.
|
- Article
Authors: Lê, Trọng Khánh; Đặng, Huy Vận (1961) - Bài viết nói về cuộc khởi nghĩa của Việt Nam Quang phục hội năm 1917, còn gọi là cuộc khởi nghĩa của vua Duy Tân. Ngoài việc cung cấp tài liệu chính xác, bài viết đã nêu lên vai trò chủ động của cuộc khởi nghĩa không phải là vua Duy Tân, mà là của một số nhân sĩ miền Nam, nằm trong kế hoạch khởi nghĩa của Việt Nam Quang phục hội hồi đại chiến thứ nhất.
|
- Article
Authors: Đinh, Xuân Lâm; Đặng, Huy Vận (1962) - Trong bài viết này, tác giả đề cập đến ba vấn đề:Tiêu chuẩn, phạm vi và nội dung cơ bản của lịch sử cận đại Việt Nam.
|
- Article
Authors: Đặng, Huy Vận (1962) - Bài viết đưa ra quan điểm: Đánh giá Lưu Vĩnh Phúc không những không thể tách rời điều kiện hạn chế giai cấp và lịch sử của ông mà còn phải chú ý đến tình hình rối ren và phức tạp ở Bắc Bộ Việt Nam lúc bấy giờ, đồng thời không thể tách rời ông với những hành động của đội quân do ông lãnh đạo và phân biệt giữa trách nhiệm của ông và của bọn binh lính.
|
- Article
Authors: Đặng, Huy Vận; Chu, Thiên (1966) - Năm 1882, thực dân Pháp trở lại xâm lược Bắc Kỳ lần 2, giai cấp phong kiến đứng đầu là triều đình Huế khiếp sợ trước vũ khí tối tân của địch đã chủ trương hòa hảo rồi đầu hàng. Ở các tỉnh, phần lớn quan lại cũng đã hèn nhát bỏ thành chạy trốn hoặc đi theo địch.
|
- Article
Authors: Đặng, Huy Vận; Nguyễn, Phan Quang; Chu, Thiên (1966) - Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử số 83, chúng tôi có đăng bài "Cuộc khởi nghĩa do Phan Bá Vành lãnh đạo" của bạn Hoa Bằng. Nay nhận được bài "Một điển hình của phong trào nông dân dưới triều Nguyễn: Cuộc khởi nghĩa Phan Bá Vành" của các bạn Đặng Huy Vận, Nguyễn Phan Quang và Chu Thiên với nhiều tài liệu mới.
|
- Article
Authors: Hoàng, Văn Lân; Đặng, Huy Vận (1964) - Qua bài viết, tác giả vạch rõ từng bước toàn bộ âm mưu của cơ quan tác động tinh thần và chiến tranh tâm lý của đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai núp dưới chiêu bài " kỷ niệm danh nhân văn hóa", "tinh thần sùng báo anh hùng". Thủ đoạn đánh tráo vấn đề trong việc lợi dụng sự xuất hiện chữ quốc ngữ vào âm mưu chính trị của đế quốc Mỹ chỉ là lặp lại thủ đoạn của Nha các vấn đề chính trị và bản xứ và Nha mật thám của phủ Toàn quyền Pháp trước đây.
|
- Article
Authors: Hoàng, Văn Lân; Đặng, Huy Vận (1964) - Cuộc đời của Trương-Vĩnh-Ký cũng là một bài học lịch sử cho những kẻ đã và đang đem trí tuệ, dù là " trí thuệ uyên bác" của mình gắn liền với chủ nghĩa thực dân cũ cũng như chủ nghĩa thực dân mới.
|
- Article
Authors: Đặng, Huy Vận; Advisor: Chương, Thâu (1963) - Lịch sử Việt Nam từ giữa thế kỷ XIX trở đi đã chuyển sang một bước ngoặt quan trọng. Nhân dân ta vừa phải chịu ách thống trị nặng nề của giai cấp phong kiến trong nước đã cực kỳ thối nát, vừa phải đương đầu với một thế lực ngoại xâm hung hãn chực gấp rút thông tính nước ta. Trong khi đó, triều đinh nhà Nguyễn đại diện cho nhà nước phong kiến không có một chính sách đối nội đối ngoại nào gọi là tương đối có hiểu biết khả dĩ cùng nhân dân chống chọi với bọn thực dân xâm lược.
|
- Article
Authors: Đặng, Huy Vận (1965) - Bài viết trích dẫn những bài thơ về cuộc khởi nghĩa của Trần Tấn và Đặng Như Mai năm Giáp Tuấ ở Nghệ An và Hà Tĩnh.
|
- Article
Authors: Đặng, Huy Vận (1965) - Trong bài viết này, tác giả dựa vào những ghi chép trong chính sự của nhà Nguyễn, trong "Quốc triều ban nghịch liệt truyện" trong các chiếu dụ của Tự Đức, sớ tấu của các quan lại. trong hịch, thơ, văn của những người lãnh đạo, phong trào và sĩ phu quan lại đương thời. Trong một số tư liệu nghiên cứu và thư từ riêng của một số giáo sĩ và đem những tài liệu ấy phê phán, đối chiếu, kết hợp với những tài liệu điều tra được trong nhân dân, cố gắng vạch lại những nét lớn của cuộc khởi nghĩa năm Giáp Tuất (1874).
|
- Article
Authors: Đặng, Huy Vận (1967) - Đốc Ngữ là một trong những thủ lĩnh nghĩa quân xuất sắc ở vùng hạ lưu sông Đà. Bằng lối đánh du kích, ông đã làm bọn thực dân Pháp bị tổn thất nặng nề và hoảng sợ.Trong bài viết này, tác giả tập hợp tài liệu trình bày về thân thế và vai trò của ông trong cuộc kháng chiến ở vùng hạ lưu sông Đà cùng những trận đánh mưu trí và dũng cảm của đội quân do ông lãnh đạo.
|
- Article
Authors: Nguyễn, Phan Quang; Đặng, Huy Vận (1965) - Một nét nổi bật trong toàn bộ chính sách thống trị của triều Gia Long là chế độ lao dịch và chế độ binh dịch đặc biệt khắc nghiệt và trở thành một tai hoa hết sức nghiêm trọng đối với nhân dân. Chế độ lao dịch và binh dịch đã cản trở sức sản xuất xã hội phát triển, đẩy nhanh them bước đường bần cùng phá sản của đông đảo nông dân và tầng lớp lao động khác.
|
- Article
Authors: Nguyễn, Phan Quang; Đặng, Huy Vận; Chu, Thiên (1967) - Việc tìm hiểu cuộc bạo động Lê Văn Khôi, đặc biệt là tìm hiểu nguyên nhân và tính chất của nó không chỉ có ý nghĩa làm sáng tỏ bản thân một cuộc nổi dậy, một biến cố chính trị quan trọng ở thời Minh mạng, mà còn có tác dụng góp phần làm sáng tỏ đường lối chính trị lớn của triều đình Minh mạng nói riêng, của nhà Nguyễn nói chung, từ đó góp phần vào việc đánh giá chế độ nhà Nguyễn.
|
- Article
Authors: Đặng, Huy Vận (1967) - Trong bài viết này, tác giả trình bày những vấn đè chính trong cuộc đấu tranh về đường lối chống Pháp chủ yếu là những vấn đề về quân sự mà các phái đặt ra để góp phần tìm hiểu thêm về cuộc đấu tranh lớn, cuộc đáu tranh trung tâm trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp ở cuối thế kỷ XIX.
|
- Article
Authors: Đặng, Huy Vận; Đinh, Xuân Lâm (1966) - Như mọi người đều biết, trong phong trào chống xâm lược Pháp rộng lớn của nhân dân ta hồi cuối thế kỷ XIX, nhân dân tỉnh Thanh Hóa đã viết nên những trang sử đấu tranh oanh liệt. Hưởng ứng lời kêu gọi của vua Hàm Nghi sau khi kinh thành Huế thất thủ, nhân dân Thanh Hóa đã kịp thời sôi nổi đứng dậy chiến đấu dưới lá cờ nghĩa cử của Phạm Bành và Đinh Công Tráng.
|
- Article
Authors: Đinh, Xuân Lâm; Đặng, Huy Vận (1967) - Trong số các nhà văn thân lãnh đạo phong trào yêu nước chống Pháp tỉnh Thanh Hóa hồi cuối thế kỷ XIX nổi bật lên một nhân vật xuất sắc cả về hai mặt đạo đức và tài năng, được những người đương thời vô cùng quý mến và tin theo. Nhân vật xuất sắc đó chính là Tống Duy Tân.
|