Trong lịch sử cận đại Việt Nam, Nguyễn Văn Vĩnh là một trí thức Tây học, từng cộng tác với thực dân Pháp nhưng đã có những đóng góp nhất định trên lĩnh vực văn hóa đối với nước nhà. Trong bài viết này, chúng tôi bước đầu tìm hiểu vấn đề được coi là những đóng góp của ông trên lĩnh vực văn hóa và giáo dục. Đó là việc cổ vũ và truyền bá chữ Quốc ngữ hồi đầu thế kỷ XX...
Nguyễn Văn Vĩnh sinh ngày 30 tháng 4 năm Nhâm Ngọ (tức ngày 15 – 6 – 1882), tại số nhà 46 phố Hàng Giấy, Hà Nội, nguyên quán làng Phượng Dực, thuộc phủ Thường Tín, tỉnh Hà Đông (nay là huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội). Ông xuất thân trong một gia đình nông dân nghèo, đông con ở vùng đồng chiêm trũng, quanh năm đói kém, nên bố mẹ ông phải bỏ quê ra Hà Nội kiếm sống. Tám tuổi, ông làm nghề kéo quạt ở trường thông ngôn của Pháp mở tại đình Yên Phụ.
Trong lịch sử cận đại Việt Nam, Nguyễn Văn Vĩnh là một trí thức Tây học, từng cộng tác với thực dân Pháp nhưng đã có những đóng góp nhất định trên lĩnh vực văn hóa đối với nước nhà. Trong bài viết này, chúng tôi bước đầu tìm hiểu vấn đề được coi là những đóng góp của ông trên lĩnh vực văn hóa và giáo dục. Đó là việc cổ vũ và truyền bá chữ Quốc ngữ hồi đầu thế kỷ XX...
Nguyễn Văn Vĩnh sinh ngày 30 tháng 4 năm Nhâm Ngọ (tức ngày 15 – 6 – 1882), tại số nhà 46 phố Hàng Giấy, Hà Nội, nguyên quán làng Phượng Dực, thuộc phủ Thường Tín, tỉnh Hà Đông (nay là huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội). Ông xuất thân trong một gia đình nông dân nghèo, đông con ở vùng đồng chiêm trũng, quanh năm đói kém, nên bố mẹ ông phải bỏ quê ra Hà Nội kiếm sống. Tám tuổi, ông làm nghề kéo quạt ở trường thông ngôn của Pháp mở tại đình Yên Phụ.