- Article
Authors: Nguyễn, Văn Khánh (2014) - Trên cơ sở một số số liệu và sự kiện tiêu biểu, bài viết phân tích bối cảnh quốc tế và các yếu tố tác động đến mối quan hệ, trình bày khái quát một số thành tựu nổi bật trong quan hệ giữa Việt Nam - Pháp và EU 60 năm qua, từ đó nêu lên những thách thức và triển vọng của quan hệ Việt - Pháp và EU, trước hết là quan hệ Việt Nam và Pháp trong chặng đường sắp tới.
|
- Thesis
Authors: Bùi, Hồng Vạn; Advisor: Nguyễn, Văn Khánh; Phan, Đại Doãn (2002) - 225 tr; Luận án dựng lại bức tranh kinh tế-xã hội của Phụng Thượng, Hà Tây; đồng thời phân tích, chỉ ra những biến đổi chủ yếu về cơ cấu kinh tế-xã hội của xã qua các chặng đường lịch sử từ 1945-1995. Tác giả vận dụng quan điểm tiếp cận liên ngành, đa ngành, khảo (...); Electronic Resources; Luận án TS. Lịch sử Việt Nam -- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2002
|
- Other
Authors: Nguyễn, Văn Khánh; Bùi, Hồng Vạn; Nguyễn, Danh Tiên; Nguyễn, Văn Sửu (2001) - Hoàn thiện chính sách ruộng đất; ban hành chính sách trợ giá hàng nông sản; xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn
Nâng cao dân trí và đời sống văn hoá tinh thần cho nhân dân
Quy hoạch lại vùng sản xuất, hình thành vùng sản xuất hàng hoá; phát triển nghành công nghiệp chế biến nông sản và các nghành nghề phụ
Khảo sát 4 địa phương đại diện cho 4 loại hình phát triển kinh tế của nông thôn châu thổ sông Hồng trước và sau khoán 10. Đó là: Mô Trạch - một làng thuần nông, chuyên canh cây trồng; Phụng Thượng - chuyển đổi cơ cấu vật nuôi và Hoàng Liệt dưới sự tác động của quá trình đô thị hoá.Từ đó nêu tiềm năng và những biến đổi trong quan hệ ruộng đất cũng như cơ cấu kinh tế nông nghiệp của nô...
|
- Thesis
Authors: Đào, Thị Tuyến; Advisor: Nguyễn, Văn Khánh (2014) - Trình bày bối cảnh, các tiền đề kinh tế - xã hội, các thành tựu của Thành phố Hải Dương khi tiến hành sự nghiệp Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa (CNH, HĐH). Đánh giá , tổng kết thành tựu của công cuộc Đổi mới ở đô thị Hải Dương- một trong những đô thị tiêu biểu của Đồng bằng Bắc Bộ. Đúc rút ra những kinh nghiệm cần thiết để Thành phố Hải Dương vững bước trên con đường CNH, HĐH trong thời gian tiếp theo
|
- Thesis
Authors: Dương, Quang Đình; Advisor: Nguyễn, Văn Khánh (2018) - Luận văn đã trình bày có hệ thống quá trình biến đổi về kinh tế, xã hội làng gốm Bát Tràng từ năm 1986 đến năm 2016, có so sánh với giai đoạn trước năm 1986. Để tái hiện lịch sử hình thành, phát triển và những biến đổi về kinh tế, xã hội của làng gốm Bát Tràng từ năm 1986 đến năm 2016, luận văn đã hệ thống hóa các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước Việt Nam, chủ trương của thành phố Hà Nội, huyện Gia Lâm, xã Bát Tràng về phát triển các làng nghề cổ truyền, công tác quản lý; đồng thời trình bày về tình hình phát triển kinh tế, những thay đổi trong tổ chức sản xuất và buôn bán gốm sứ, những biến đổi về xã hội của làng gốm Bát Tràng từ năm 1986 đến năm 2015.
Trên cơ sở đó, luận v...
|
- Article
Authors: Nguyễn, Văn Khánh (1998) - Con đường phân hóa và biến đổi ruộng đất của Mộ Trạch là con đường vừa mang những đặc điểm của một làng Nho học, đồng thời vừa phản ánh một vài tính chất phổ quát chứa đầy những phức tạp, quanh co, luẩn quẩn của quá trình phân hóa ruộng đất ở nông thôn đồng bằng Bắc Bộ từ đầu thế kỷ XIX đến trước Cách mạng tháng Tám 1945 mà chúng ta cần tiếp tục nghiên cứu, tìm hiểu.
|
- Article
Authors: Nguyễn, Văn Khánh; Nguyễn, Sửu (1999) - Vì điều kiện ruộng đất được quyền chuyển nhượng, thế chấp như tài sản riêng nên một số nông dân có thể cho thuê ruộng, hoặc nhượng quyền sử dụng ruộng đất cho người khác để chuyển sang buôn bán hoặc kinh doanh các ngành thủ công. Đây là con đường tất yếu dẫn đến tình trạng ruộng đất bị tích tụ và tập trung vào tay một số hộ nông dân khá giả, tạo tiền đề đẩy nhanh quá trình phân hóa giàu nghèo trong nông thôn...
|
- Thesis
Authors: Nguyễn, Thị Thu Cúc; Advisor: Nguyễn, Văn Khánh (2013) - Luận văn ThS. Lịch sử Việt Nam -- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2013; Electronic Resources; Hệ thống hóa được chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam về giáo dục và đổi mới giáo dục giai đoạn 1979- 1993. Trình bày và làm rõ được nội dung của cuộc cải cách giáo dục năm 1979 trên các mặt: cải cách cơ cấu hệ thống giáo dục, cải cách nội (...)
|
- Dissertation
Authors: Phạm, Ngọc Minh; Advisor: Nguyễn, Văn Khánh; Mai, Hà (2023) - Làm rõ cơ sở lý thuyết và kinh nghiệm thực tiễn về chính sách khoa học và công nghệ thúc đẩy phát triển cụm ngành công nghiệp; Làm rõ thực trạng chính sách khoa học và công nghệ thúc đẩy phát triển cụm ngành công nghiệp thủy sản vùng đồng bằng sông Cửu Long (trường hợp cụm ngành công nghiệp cá tra); Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách khoa học và công nghệ thúc đẩy phát triển cụm ngành công nghiệp thủy sản vùng đồng bằng sông Cửu Long (trường hợp cụm ngành công nghiệp cá tra).
|
- Article
Authors: Nguyễn, Văn Khánh; Đào, Thanh Trường; Nguyễn, Thị Ngọc Anh (2017) - Chính sách phát triển vùng hiện đang là một chủ đề nghiên cứu mang tính cấp thiết, thời sự và thu hút được sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước. Những vấn đề đặt ra hiện nay nhưu sự chênh lệch lớn trong phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục giữa các vùng miền trong cùng một quốc gia đã đặt ra thách thức lớn đối với chính phủ của một số quốc gia. Việt Nam cũng như Trung Quốc không nằm ngoài những vấn đề đó. Thực tiễn này đòi hỏi chính sách vùng cần được hoạch định để tạo nên sự phát triển đồng đều, phát huy được tiềm năng và đẩy mạnh tăng trưởng, phát triển bền vững các vùng khác nhau trên phạm vi quốc gia. Trung Quốc là một đất nước rộng lớn, dân số đông cùng với các ...
|
- Article
Authors: Đào, Thanh Trường; Nguyễn, Văn Khánh; Nguyễn, Thị Quỳnh Anh (2017) - Vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là một trong những vùng tiềm năng phát triển khoa học và công nghệ của Việt Nam, đặc biệt là trong sản xuất nông nghiệp và chế biến thủy sản xuất khẩu. Mặc dù có tỷ lệ lao động đông đảo, song nguồn nhân lực khoa học và công nghệ (KH&CN) của vùng hiện nay vẫn chưa đáp ứng nhu cầu phát triển KH&CN – một trong những đòn bẩy cho tiến trình phát triển kinh tế - xã hội của vùng. Bài báo tập trung phân tích một số khía cạnh chính sách quản lý di động xã hội của nguồn nhân lực KH&CN từ tiếp cận di động xã hội, từ đó khái quát kịch bản về phát triển lực lượng lao động đặc biệt này. Nội dung của bài báo góp phần cung cấp thêm các luận cứ cho quá trình hoạch ...
|
- Article
Authors: Nguyễn, Văn Khánh (1999) - Đối với một nước đại đa số dân cư làm nông nghiệp như Việt Nam thì ruộng đất là một vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt. Do nhận thức được điều đó nên ngay từ những ngày đầu xâm lược Việt Nam, thực dân Pháp đã đề ra và thực hiện nhiều chính sách khác nhau để khai thác và cướp đoạt nguồn tài nguyên đất đai giàu tiềm năng của đất nước ta
|
- Thesis
Authors: Đinh, Thị Duyệt; Advisor: Nguyễn, Văn Khánh (2013) - Luận văn ThS. Lịch sử Việt Nam -- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2013; Electronic Resources; Làm rõ sự đổi mới từng bước trong tư duy lý luận của Đảng và quá trình bổ sung quan điểm, đường lối và các chính sách xây dựng và sử dụng đội ngũ trí thức trong hai mươi năm đổi mới kể từ năm 1986 đến năm 2006. Nghiên cứu về chính sách đào tạo và sử dụng t (...)
|
- Dissertations
Authors: Phan, Hải Vân; Advisor: Nguyễn, Văn Khánh; Trần, Ngọc Long (2019) - Sưu tầm, tập hợp, hệ thống hóa và tổng quan tình hình nghiên cứu của các
tài liệu liên quan đến đề tài, đặc biệt là các tài liệu về kinh tế, xã hội Sài Gòn trong
giai đoạn 1965-1975. Phân tích làm sáng tỏ nội dung của sự chuyển biến kinh tế, xã hội Sài
Gòn qua các giai đoạn lịch sử cụ thể từ năm 1965 đến năm 1975 trên các
phương diện công nghiệp, thương nghiệp, giao thông vận tải, dân số, giáo
dục, y tế, văn hoá. Phân tích làm rõ những yếu tố tác động và hệ quả của chuyển biến
kinh tế, xã hội của đô thị Sài Gòn dưới thời VNCH từ năm 1965 đến năm
1975.
|
- Conference Paper
Authors: Nguyễn, Văn Khánh (2001) - Trong nhiều thế kỷ trước đây, chủ nghĩa yêu nước Việt Nam đã từng đóng vai trò lịch sử to lớn, trở thành động lực tinh thần của nhân dân ta trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước, nhất là trong cuộc đấu tranh chống lại các thế lực bành trướng phương Bắc. Ngày nay, trong bối cảnh cả nước đang bước vào thời kỳ CNH-HĐH, chủ nghĩa yêu nước Việt Nam càng cần được tiếp tục phát huy, để trở thành bệ đỡ và sức mạnh tinh thần của các tầng lớp nhân dân trong công cuộc phát triển kinh tế và văn hóa, tạo đà cho dân tộc ta dần dần cất cách và nhanh chóng hòa cùng quỹ đạo vận hành của toàn nhân loại
|
- Thesis
Authors: Phạm, Thị Kim Thanh; Advisor: Nguyễn, Văn Khánh (2001) - Khái quát những nét đặc trưng của công thương nghiệp Hà Nội dưới tác động và ảnh hưởng của chủ nghĩa tư bản từ cuối thế kỷ XIX đến cách mạng tháng Tám. Tập trung làm sáng tỏ thực trạng công thương nghiệp Thủ đô dưới tác động kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa và quy luật chiến tranh và tác động của công thương nghiệp đến hạ tầng đô thị và cơ cấu xã hội Hà Nội, từ đó rút ra những điều bổ ích, tránh được những sai lầm có thể có do chủ quan, duy ý chí hoặc do nóng vội trên bước đường chuyển dần sang xã hội công nghiệp.
|
- Book
Authors: Nguyễn, Văn Khánh (1999) - Cuốn sách gồm 3 nội dung chính: Những chuyển biến của cơ cấu kinh tế - xã hội cổ truyền vào nửa sau thế kỷ 19 ; Quá trình hình thành cơ cấu kinh tế - xã hội thuộc địa ở Việt Nam đầu thế kỷ 20 (1900-1918) ; Cơ cấu kinh tế - xã hội Việt Nam trong thời kỳ 1919-1945
|
- Book
Authors: Nguyễn, Văn Khánh (1999) - Cuốn sách "Cơ cấu kinh tế xã hội Việt Nam thời thuộc địa (1858-1945)" do tác giả Nguyễn Văn Khánh biên soạn cung cấp cho người đọc các nội dung: Những chuyển biến của cơ cấu kinh tế - xã hội cổ truyền vào nửa sau thế kỷ XXI, quá trình hình thành cơ cấu kinh tế - xã hội thuộc địa ở Việt Nam đầu thế kỷ XX.
|
- Article
Authors: Nguyễn, Văn Khánh (2008) - Trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, kể từ khi âm mưu khởi nghĩa chiếm Quảng Châu làm căn cứ (năm 1895) thất bại đến lúc Cách mạng Tân Hợi thành công (năm 1911). Tôn Trung Sơn gần như bôn ba sống và hoạt động ở nước ngoài, hết Châu Á đến Châu Âu rồi đến Châu Mĩ.Đặc biệt, Ông đã nhiều lần đến Việt Nam, dựa vào Việt Nam và phối hợp với các lực lượng dân chủ, yêu nước tiến bộ ở Việt Nam để chuẩn bị binh lực và tổ chức khởi nghĩa chống lại chính quyền Mãn Thanh. Trong những năm sau này, mặc dù không có điều kiện trực tiếp đến Việt Nam, nhưng dấu ấn và âm hưởng tư tưởng và sự nghiệp của Ông đã để lại khá sâu đậm trong các tầng lớp nhân dân các tổ chức yêu nước và nhất là đã tác độn...
|
- Article
Authors: Nguyễn, Văn Khánh; Nguyễn, Văn Sửu (2005) - -
|