- Article
Authors: Ngô, Xuân Nam; Nguyễn, Thành Trung (2017) - The study analyzed the composition of the aquatic invertebrate fauna of Song Thanh Nature Reserve in Quang Nam province of Vietnam. There were 48 qualitatively and 48 qualitative samples were collected at 12 sitesby plankton net for the zooplankton (plankton net No 52 for qualitative samples and plankton net No 57 for quantative samples), but with zoobenthos, using PondNet for the qualitative samples and Subber Net (50 cm x 50 cm, mesh size 0,2mm) for quantative samples. This investigation was realized in March and September 2015. As a result, a total of 166 species belonging to two groups, the zooplankton group has 12 species, 11 genera, 9 families, 3 ordes, 2 classes and the zoobent...
|
- Article
Authors: Ngô, Xuân Nam (2017) - Vật mẫu Côn trùng nước được thu từ 11 điểm tại các suối thuộc rừng phòng hộ Đắk Mi,
tỉnh Quảng Nam trong 3 đợt vào tháng 3, tháng 9 năm 2015 và tháng 3 năm 2016. Kết quả nghiên
cứu đã xác định được 92 loài côn trùng nước thuộc 67 giống, 38 họ, 8 bộ tại khu vực này. Trong
đó, bộ Phù du (Ephemeroptera) có số loài nhiều nhất với 26 loài (chiếm 28,26%), tiếp theo là bộ
Chuồn chuồn (Odonata) có 18 loài (19,57%), bộ Cánh nửa (Hemiptera) có 13 loài (14,13%), bộ
Cánh lông (Tricoptera) có 12 loài (13,04%). Hai bộ Cánh cứng (Coleoptera) và bộ Cánh úp
(Plecoptera) cùng có 8 loài (8,70%). Bộ Hai cánh (Diptera) có 6 loài (6,52%) và cuối cùng là Bộ
Cánh rộng (Megaloptera) chỉ thu được...
|
- Article
Authors: Ngô, Xuân Nam (2017) - Nghiên cứu được tiến hành qua 3 đợt thu mẫu vào các tháng 3.2015, tháng 9.2016 và
tháng 3.2016 tại 15 điểm thu mẫu ở khu vực rừng đặc dụng (RĐD) Ngọc Linh, tỉnh Quảng Nam
đã xác định được 86 loài côn trùng nước thuộc 69 giống, 40 họ, 8 bộ. Trong đó có 24 loài thuộc bộ
Chuồn chuồn (Odonata), 21 loài thuộc bộ Phù du (Ephemeroptera), 13 loài thuộc bộ Cánh lông
(Tricoptera), 11 loài thuộc bộ Cánh nửa (Hemiptera), 7 loài thuộc bộ Cánh úp (Plecoptera), 6 loài
thuộc bộ Cánh cứng (Coleoptera), 3 loài thuộc bộ Hai cánh (Diptera) và 1 loài thuộc bộ Cánh rộng
(Megaloptera). Đồng thời, kết quả nghiên cứu đã xác định được chỉ số đa dạng Shannon-Weiner
(H’) tại các điểm nghiên cứu.
|
- Article
Authors: Dương, Văn Cường; Nguyễn, Văn Vịnh; Ngô, Xuân Nam (2017) - Dựa trên mẫu vật được thu tại suối Khe Thẻ thuộc Khu di tích Mỹ Sơn, tỉnh Quảng Nam
vào hai đợt tháng 8/2016 và tháng 4/2017, đã xác định được 44 loài thuộc 28 giống, 10 họ của bộ
Phù du (Insecta: Ephemeroptera). Về cấu trúc thành phần loài, họ Baetidae có số lượng loài nhiều
nhất với 12 loài, hai họ Heptagenidae và Leptophlebidae cùng có 7 loài. Họ Ephemerellidae có 05
loài, họ Ephemereidae có 04 loài. Hai họ Caenidae và Potamanthidae cùng có 03 loài. Trong khi
đó, các họ Polymitacyidae, Teloganellidae và Teloganodidae mỗi họ có 01 loài. So sánh đặc điểm
thành phần loài và phân bố của bộ Phù du ở 3 dạng sinh cảnh khác nhau cho thấy chỉ số tương
đồng giữa sinh cảnh 1 và s...
|
- Article
Authors: Ngô, Xuân Nam (2017) - Kết quả khảo sát, điều tra tại khu vực ven biển tỉnh Thái Bình theo 2 đợt vào tháng 6 và
tháng 10 năm 2014 đã ghi nhận 72 loài động vật đáy thuộc 56 giống, 33 họ, 14 bộ, 4 lớp
(Gastropoda, Bivalvia, Crustacea, Polychaeta), 3 ngành (Mollusca, Arthropoda, Annelida). Trong
đó, ngành Thân mềm (Mollusca) có số loài nhiều nhất với 46 loài, chiếm 63,8%, ngành Giun đốt
(Annelida) có số loài ít nhất với 3 loài, chiếm 4,3%. Mật độ động vật đáy trung bình tại các điểm
thu mẫu tại khu vực ven biển tỉnh Thái Bình dao động từ 17 - 420 cá thể/m
2
. Chỉ số đa dạng
Shannon-Weiner (H’) trung bình tại các điểm thu mẫu dao động trong khoảng từ 2,13 - 3,63.
|
- Other
Authors: Đoàn, Hương Mai; Hoàng, Trung Thành; Nguyễn, Thị Lan Anh; Nguyễn, Xuân Huấn; Ngô, Xuân Nam; Phí, Bảo Khanh; Phạm, Thị Làn; Trần, Văn Thụy (2009) - Giới thiệu toàn bộ 41 đơn vị loại cảnh quan sinh thái tại huyện Thái Thụy, Thái Bình thuộc một kiểu cảnh quan rừng rậm thường xanh nhiệt đới gió mùa trong hai phụ lớp: cảnh quan đồng bằng trong đê và phụ lớp cảnh quan đồng bằng ngoài đê, thuộc một lớp cảnh quan duy nhất là lớp cảnh quan đồng bằng. Giới thiệu phương pháp viễn thám và GIS đối với việc lập bản đồ hiện trạng các cảnh quan sinh thái trong nghiên cứu sinh thái cho thấy có nhiều ưu thế. Sử dụng các kết quả nghiên cứu về đặc điểm đặc trưng của tự nhiên, các điều kiện môi trường – sinh thái, lãnh thổ cũng như qua bản đồ cảnh quan để đưa ra một phương thức tiếp cận tổng hợp nhất, tương đối gần gũi, xác thực với hiện trạng tự nh...
|
- Thesis
Authors: Đoàn, Thi Thanh Bình; Advisor: Ngô, Xuân Nam (2017) - Đã đánh giá được đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, hiện trạng đa dạng sinh học Khu di tích Mỹ Sơn, tỉnh Quảng Nam liên quan đến bảo tồn đa dạng sinh học; Đã đánh giá được ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến đa dạng sinh học Khu di tích Mỹ Sơn; Đề xuất được các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học Khu di tích Mỹ Sơn.
|
- Thesis
Authors: Ngô, Đức Thuận; Advisor: Ngô, Xuân Nam (2020) - Nghiên cứu đặc điểm điều kiện tự nhiên, KT-XH ở CVĐC Non Nƣớc Cao Bằng; - Nghiên cứu, đánh giá hiện trạng ĐDSH, một số HST ở CVĐC Non Nƣớc Cao Bằng; - Nghiên cứu, đánh giá ảnh hƣởng của BĐKH đến một số HST ở CVĐC Non Nƣớc Cao Bằng; - Nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp thích ứng tại CVĐC Non Nƣớc Cao Bằng trong bối cảnh BĐKH
|
- Thesis
Authors: Ngô, Đức Thuận; Advisor: Ngô, Xuân Nam (2020) - Đề tài phân tích được đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và hiện trạng một số hệ sinh thái ở công viên địa chất Non Nước Cao Bằng. Đánh giá được ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến một số hệ sinh thái ở công viên địa chất Non Nước Cao Bằng. Đề xuất được một số giải pháp thích ứng trong bối cảnh biến đổi khí hậu.
|
- Theses
Authors: Phan, Thị Thu Hằng; Advisor: Ngô, Xuân Nam (2019) - Nghiên cứu đặc điểm tự nhiên, kinh tế- xã hội khu vực nghiên cứu liên quan đến hoạt động NTTS; Nghiên cứu đánh giá hiện trạng phát triển nuôi ngao tại bãi bồi xã Giao An, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định; Nghiên cứu đánh giá tác động của BĐKH đến nuôi ngao tại địa bàn xã Giao An và dự báo của BĐKH ở Nam Định; Đề xuất các giải pháp ứng phó với BĐKH đối với hoạt động NTTS.
|
- Thesis
Authors: Ngô, Thị Chiến; Advisor: Ngô, Xuân Nam (2019) - - Biểu hiện của BĐKH ở xã Kim Hải nói riêng và vùng ven biển huyện Kim Sơn nói chung là rất rõ ràng. Những loại thời tiết cực đoan thường xuyên tác động đến địa bàn toàn tỉnh như: nhiệt độ tăng, lượng mưa thay đổi, nước biển dâng và tần suất các hiện tượng bão, lũ xảy ra bất thường. BĐKH đang ảnh hưởng đến mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội đặc biệt là hoạt động nuôi tôm tại địa phương.
- Các yếu tố về môi trường nhìn chung có thay đổi do quá trình phát triển của hoạt động NTTS, trong đó chủ yếu là nuôi tôm. Nhiệt độ là yếu tố rất quan trọng, ảnh hưởng tới sự phát triển của các loài thủy sản. Với những trận mưa lớn, trái mùa, gây ra tình trạng ngập úng, thay đổi độ mặn của ao, hồ n...
|
- Article
Authors: Mai, Trọng Hoàng; Ngô, Xuân Nam; Trần, Văn Thụy; Mai, Thị Huyền (2018) - Tải lượng ô nhiễm vào sông Trường Giang được tính toán dựa trên số liệu hiện trạng và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các huyện/thành phố dọc sông Trường Giang gồm Duy Xuyên, Thăng Bình, Tam Kỳ và Núi Thành đến năm 2030. Bằng phương pháp đánh giá nhanh tải lượng thải từ các hoạt động phát triển, kết quả tính toán cho thấy, năm 2017 sông Trường Giang đã tiếp nhận 17.038,97 tấn COD; 25.498,54 tấn BOD; 633,888tấn NO3-+NO2-; 910,70 tấn NH4+ và khoảng 171.526,4 tấn TSS từ các hoạt động dân cư, công nghiệp, nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi, rửa trôi đất và từ hai sông Thu Bồn và Tam Kỳ đổ vào. Đến năm 2030, lượng chất thải này sẽ tăng lên khoảng 1,1 - 1,5 lần, với các nguồn gây ô...
|
- Thesis
Authors: Đặng, Ngọc Bích; Advisor: Đoàn, Hương Mai; Ngô, Xuân Nam (2018) - Luận văn đã đánh giá được điều kiện tự nhiên và tình hình kinh tế - xã hội của khu vực nghiên cứu (xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam) - Luận văn đã phân loại hệ sinh thái và đánh giá được các đặc trưng chính của mỗi hệ sinh thái (đặc điểm về thành phần loài chính và một số đặc điểm về sinh cảnh, môi trường) và thành lập bản đồ phân bố các hệ sinh thái. Kết quả là toàn bộ khu di tích Mỹ Sơn được chia thành 5 hệ sinh thái: hệ dinh thái rừng phục hồi thường xanh (684,85 ha), hệ sinh thái rừng trồng (338,78 ha), hệ sinh thái tràng cỏ cây bụi (114,45 ha), hệ sinh thái dân cư (15,13 ha) và hệ sinh thái suối (3,79 ha)...
|
- Other
Authors: Nguyễn, Văn Vịnh; Hoàng, Quốc Khánh; Nguyễn, Quang Huy; Ngô, Minh Thu; Ngô, Xuân Nam (2006) - Điều tra thu thập mẫu vật tại một số hệ thống suối chính của vườn Quốc gia Ba Vì, Hà Tây. Phân tích định loại tới loài của bộ Phù du. Xác định sự phân bố của các loài theo tính chất dòng chảy của suối
|
- -
Authors: Ngô, Xuân Nam; Advisor: Nguyễn, Xuân Quýnh, Người hướng dẫn; Nguyễn, Văn Vịnh, người hướng dẫn (2014) - 144 tr. + CD-ROM + Tóm tắt; Luận văn ThS. Thủy sinh vật học -- Trường đại học Khoa học tự nhiên. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2014
|
- Thesis
Authors: Trần, Thanh Lâm; Advisor: Ngô, Xuân Nam (2017) - Kết quả nghiên cứu từ năm 2015 đến năm 2017 tại sông Thu Bồn đoạn từ cầu Câu Lâu, thị xã Điện Bàn đến cửa Đại, TP. Hội An, tác giả rút ra một số kết luận chính như sau:
1. Đã xác định được 76 loài ĐVKXS ở nước thuộc 54 giống, 36 họ, 21 bộ, 7 lớp (Gastropoda, Bivalvia, Crustacea, Insecta, Oligochaeta, Monogononta và Eurotatoria) thuộc 4 ngành (Mollusca, Arthropoda, Annelida và Rotatoria). Trong đó, ĐVN có 22 loài thuộc 17 giống, 13 họ, 6 bộ, 3 lớp của hai ngành Rotatoria và Arthropoda; ĐVĐ có 54 loài thuộc 37 giống, 23 họ, 15 bộ, 5 lớp (Gastropoda, Bivalvia, Crustacea, Insecta, và Oligochaeta) của 3 ngành Mollusca, Arthropoda và Annelida. Khu vực nghiên cứu có sự phong phú về số lượn...
|
- Thesis
Authors: Nguyễn, Thị Thùy Linh; Advisor: Ngô, Xuân Nam (2022) - Tổng quan các tài liệu nghiên cứu trong và ngoài nước, xây dựng cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu đối với vấn đề thực thi chính sách phát triển nông nghiệp công nghệ cao. Phân tích thực trạng, đánh giá thực thi chính sách phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại miền núi Tây Nghệ An. Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực thi chính sách phát triển nông nghiệp công nghệ cao miền núi Tây Nghệ An trong thời gian tới.
|