- Thesis
Authors: Nguyễn, Mạnh Khoa; Advisor: Đỗ, Thị Hà; Vũ, Đức Lợi (2020) - Định tính được các nhóm chất thường gặp bằng phản ứng hóa học của rễ cây Bổ béo bốn nhị. Chiết xuất, phân lập và xác định được cấu trúc của một số hợp chất từ rễ cây Bổ béo bốn nhị.
|
- Thesis
Authors: Lê, Phương Thảo; Advisor: Vũ, Đức Lợi (2020) - Nghiên cứu thành phần hóa học và tác dụng sinh học của cây Cỏ rươi lá bắc ở Việt Nam còn rất hạn chế. Để góp phần xây dựng cơ sở khoa học cho việc ứng dụng Cỏ2 rươi lá bắc trong điều trị bệnh, đề tài thực hiện nghiên cứu định tính sơ bộ thành phần hóa học của lá cây Cỏ rươi lá bắc. Chiết xuất, phân lập và xác định được cấu trúc của 02 hợp chất từ lá cây Cỏ rươi lá bắc.
|
- Book
Authors: - (2017) - Chương 1. Đặc điểm thực vật – Chương 2. Thành phần hóa học – Chương 3. Tác dụng sinh học
|
- Thesis
Authors: Trần, Thị Thơm; Advisor: Vũ, Đức Lợi; Đỗ, Thị Hà (2019) - Đề tài: " Chiết xuất, phân lập một số hợp chất trong lá trà hoa vàng Cúc Phương (Camellia cucphuongensis Ninh & Rosmann)" được thực hiện với các mục tiêu: 1- Định tính một số nhóm chất hữu cơ trong lá trà hoa vàng Cúc Phương. 2- Chiết tách, phân lập 1- 2 hợp chất từ lá trà hoa vàng Cúc Phương. 3- Xác định cấu trúc các hợp chất phân lập được.
|
- Article
Authors: Vũ, Đức Lợi; Nguyễn, Thị Mai Trang; Trương, Thị Vân Hoài; Nguyễn, Thúc Thu Hương; Nguyễn, Thành Nam (2017) - Cây dây đau xương (Tinospora sinensis (Lour.) Merr) được trồngở Vĩnh phúc là một
trong những cây thuốc phổ biến và có giá trị sử dụng cao trong đời sống. Trong chương trình
nghiên cứu và phát triển dược liệu, trên cơ sở sử dụng các phương pháp sắc kí đã phân lập được
hai hợp chất từ cây dây đau xương thu hái ở Vĩnh Phúc. Câu trúc hóa học của hai hợp chất này
được xác định làdecarin (1) và iwamid (2) dựa trên các dữ liệu phổ khối lượng và cộng hưởng từ
hạt nhân kết hợp so sánh với dữ liệu phổ được công bố trong tài liệu tham khảo. Đây là công bố
đầu tiên về thành phầnbenzophenanthridine của cây dây đau xương trồng ở Việt Nam.
|
- Article
Authors: Vũ, Đức Lợi; Đỗ, Thị Nghĩa Tình; Bùi, Thị Xuân; Vũ, Kiều Oanh; Trịnh, Nam Trung (2017) - Từ lá của cây dâu (Morus alba L.) thu hái ở tỉnh Thái Nguyên, trên cơ sở sử dụng các
phương pháp sắc kí đã phân lập được hai hợp chất flavonoid. Cấu trúc hóa học của hai hợp chất
này được xác định là Kaempferol 3-O-β-D-glucopyranosid (1) và Quercetin -O-α-Lrhamnopyranosid (2) dựa trên các dữ liệu phổ khối lượng và cộng hưởng từ hạt nhân kết hợp so
sánh với dữ liệu phổ được công bố trong tài liệu tham khảo. Đây là 2 hợp chất lần đầu tiên được
phân lập từ lá cây dâu thu hái tại Việt Nam.
|
- Article
Authors: Bùi, Thị Xuân; Vũ, Đức Lợi; Vũ, Thị Mây; Trần, Thị Bích Thúy; Hoàng, Việt Dũng; Đỗ, Thị Mai Hương (2018) - Từ phân đoạn dịch chiết ethylacetat của lá cây Khôi đốm (Sanchezia nobilis Hook.f.) thu
hái ở tỉnh Nam Định và bằng phương pháp sắc ký cột đã phân lập được 3 hợp chất. Cấu trúc hóa
học của các hợp chất này được xác định bằng phương pháp phổ như: phổ khối, phổ cộng hưởng từ
hạt nhân. Các chất được xác định là: 9-methoxycanthin-6-on (1), 9-hydroxyheterogorgiolid (2),
O-methyl furodysinin lacton (3). Các hợp chất này lần đầu tiên được phân lập từ cây Khôi đốm.
|
- Article
Authors: Vũ, Đức Lợi; Đặng, Thị Quỳnh Nga; Đỗ, Thị Mai Hương; Nguyễn, Quốc Huy (2018) - Từ phân đoạn dịch chiết ethylacetat phần trên mặt đất của cây Chua me đất hoa vàng thu
hái ở tỉnh Hà Tĩnh và bằng phương pháp sắc ký cột đã phân lập được 3 hợp chất. Cấu trúc hóa học
của các hợp chất này được xác định bằng phương pháp phổ như: phổ khối, phổ cộng hưởng từ hạt
nhân. Các chất được xác định là: acid eburicoic (1), 24- methylenecholest-4-en-3β,6β-diol (2),
3β-hydroxylanosta-8,24-dien-21-oic acid (3). Các hợp chất này lần đầu tiên được phân lập từ phần
trên mặt đất của cây Chua me đất hoa vàng.
|
- Article
Authors: Vũ, Đức Lợi; Phạm, Kim Thoa; Bùi, Thị Xuân; Nguyễn, Hữu Tùng; Nguyễn, Thành Nam (2017) - Từ dịch chiết ethanol của lá cây lá diễn (Dicliptera chinensis (L.) Nees) thu hái ở tỉnh
Nam Định, sử dụng phương pháp sắc ký đã phân lập được hai hợp chất terpenoid. Các hợp chất
này được xác định là: 3β-hydroxylup-20 (29)-20(29)-en (1), stigmast-5,22-dien-3-β-ol (2). Cấu
trúc của các hợp chất này dựa trên các dữ liệu phổ khối lượng và cộng hưởng từ hạt nhân kết hợp
so sánh với dữ liệu phổ được công bố trong tài liệu tham khảo. Đây là 2 hợp chất lần đầu tiên được
phân lập từ lá cây lá diễn.
|
- Thesis
Authors: Phạm, Kim Thoa; Advisor: Vũ, Đức Lợi (2017) - Xác định được đặc điểm thực vật và xác định được tên khoa học của cây
Lá diễn trồng ở huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định, đồng thời chiết xuất, phân lập và xác định được cấu trúc của một số hoạt chất phân lập từ cây Lá diễn.
|
- Thesis
Authors: Lê, Thị Nguyệt; Advisor: Vũ, Đức Lợi; Nguyễn, Quốc Huy (2017) - Nghiên cứu được các đặc điểm thực vật và xác định được tên khoa học của mẫu cây Chua me đất hoa vàng; Định tính được các nhóm chất có trong cây Chua me đất hoa vàng; Chiết xuất, phân lập, xác định cấu trúc một số chất từ cây Chua me đất hoa vàng.
|
- Research project
Authors: Nguyễn, Văn Khanh (2022) - Xây dựng được quy trình chiết xuất cao chuẩn hóa giàu saponin và 1 saponin điển hình từ cây tam thất Panax notoginseng (Burk.) F. H. Chen Araliaceae thu thập ở Việt Nam. Xây dựng được phương pháp sắc kí lỏng khối phổ (LC-MS/MS) định lượng nồng độ trong máu của 2 hormone steroid là cortisol và testosterone ở chuột thí nghiệm. Đánh giá được ảnh hưởng của cao chuẩn hóa giàu sapo
|
- Final Year Project (FYP)
Authors: Vũ, Hoài Phương; Advisor: Nguyễn, Thúc Thu Hương; Vũ, Đức Lợi (2022) - Sau khoảng thời gian thực hiện, đề tài đã đạt được mục tiêu đề ra và thu được một số kết quả như sau: Đã chiết xuất, phân lập 02 hợp chất từ phân đoạn ethyl acetat từ phần trên mặt đất của cây Thài lài trắng. Đã xác định được cấu trúc của 02 hợp chất phân lập được, đó là: quercitrin, isoschaftosid. Tiếp tục nghiên cứu thành phần hóa học và phân lập thêm các hợp chất từ loài Commelina diffusa Burm. F. ở các phân đoạn khác như phân đoạn nhexan, phân đoạn n-butanol, phân đoạn nước,… Nghiên cứu tác dụng sinh học của dịch chiết và các hợp chất phân lập được từ loài Commelina diffusa, cụ thể như tác dụng chống viêm, chống oxy hóa, hạ đường huyết, bảo vệ gan, kháng khuẩn, kháng nấm,…
|
- Thesis
Authors: Mai, Diễm Quỳnh; Advisor: Vũ, Đức Lợi; Nguyễn, Quốc Huy (2018) - Đề tài: "Nghiên cứu chiết xuất, phân lập một số hợp chất từ lá cây gan heo (Dicliptera Chinensis (L.) Ness)" với mục tiêu: 1- Chiết xuất, phân lập được một số hợp chất từ lá cây Gan heo. 2- Xác định được cấu trúc hóa học của hợp chất phân lập ở trên.
|
- Final Year Project (FYP)
Authors: Nguyễn, Đức Long; Advisor: Nguyễn, Thúc Thu Hương; Vũ, Đức Lợi (2022) - Chi Paederia (họ cà phê Rubiaceae) là một chi nhỏ với 31 loài phân bố
chủ yếu ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Ở nước ta có 5 loài thuộc chi
Paederia đều là cây thân leo với những tên gọi quen thuộc như: mơ tam thể, mơ
tròn, mơ leo,… Cây Mơ tam thể (Paederia lanuginosa Wall.) hay còn gọi mơ lông được
trồng ở nhiều địa phương trên nước ta từ đồng bằng cho tới miền núi. Các bộ
phận của cây đặc biệt là lá đã được sử dụng trong các bài thuốc dân gian giúp lợi
tiểu, chữa nhiễm trùng, nhiễm giun sán. Nhưng thông dụng nhất vẫn là chữa các
bệnh về đường tiêu hoá như kiết lỵ, tiêu chảy. Theo các nghiên cứu đã công bố, các anthraquinon trong cây Mơ tam thể cho hoạt tính kháng khuẩn
mạ...
|
- Research project
Authors: Nguyễn, Thúc Thu Hương (2023) - Qua tổng quan về cây thuốc thường được sử dụng theo kinh nghiệm dân gian để chữa bệnh viêm loét dạ dày, đề tài đã lựa chọn cây Yến bạch để nghiên cứu. Thông qua đánh giá khả năng chống viêm loét dạ dày, xác định cây có tác dụng tốt. Đề tài cũng đã phân lập được 4 hợp chất từ cây Yến bạch đó là:1-(4-Hydroxy-3-methoxyphenyl)propane-1,2-diol, kaempferol -7-O-α-L rhamnopyranosid, naringenin-5,7-di-O-β-D-glucopyranosid, rubrosteron. Từ đó cây Yến bạch được gia thêm vào bài thuốc sài hồ sơ can thang để tiếp tục nghiên cứu. Đề tài đã đánh giá độc tính và tác dụng chống viêm loét dạ dày, giảm đau, kháng acid, kháng HP của bài thuốc sài hồ sơ can thang gia thêm yến bạch. Kết quả cho thấy cao c...
|
- Thesis
Authors: Nguyễn, Thanh Hải; Vũ, Đức Lợi; Nguyễn, Thị Thanh Bình; Lê, Thị Thu Hường (2017) - Nghiên cứu phát triển nguồn cung cấp dược liệu chuẩn (theo hướng GACP) cho một số dược liệu đặc hữu vùng Tây Bắc (Ô đầu, Ý dĩ, Tâm thất, Đan sâm) phục vụ nhu cầu làm thuốc và xuất khẩu. Nghiên cứu xây dựng cơ sở khoa học cho việc sử dụng dược liệu Ô đầu, Ý dĩ, Tâm thất, Đan sâm. Nghiên cứu phát triển phương thức sử dụng dược liệu Ô đầu, Ý dĩ, Tâm thất, Đan sâm làm thuốc. Nghiên cứu đề xuất mô hình phát triển bền vững dược liệu Ô đầu, Ý dĩ, Tâm thất, Đan sâm.
|
- Research project
Authors: Bùi, Thị Xuân; Vũ, Đức Lợi; Lê, Thị Thu Hường; Nguyễn, Xuân Bách; Nguyễn, Thị Hoàng Anh; Nguyễn, Thúc Thu Hương; Lê, Anh Tuấn; Nguyễn, Văn Khanh; Đặng, Kim Thu; Nguyễn, Thị Mai (2019) - Sàng lọc được phân đoạn dịch chiết từ lá cây Khôi đốm có tác dụng chống viêm loét. Đánh giá được độc tính cấp và tác dụng giảm đau, ức chế vi khuẩn H.pylori (HP) của phân đoạn có tác dụng chống viêm loét tốt. Phân lập được ít nhất 05 hợp chất từ phân đoạn dịch chiết trên. Xây dựng được quy trình chế được cao khô từ dịch chiết lá Khôi đốm. Xây dựng được 01 bộ tiêu chuẩn cơ sở cho dược liệu, cao khô từ lá cây Khôi đốm.
|
- Research project
Authors: - (2023) - Đái tháo đường tuyp 2 là một bệnh khá phổ biến trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Theonhiềunghiên cứu trên thế giới cho thấy tỷ lệ người bị Đái tháo đường tuyp 2 chiếmkhoảnggần6-8%dânsố. Tại Việt Nam, số người bị bệnh Đái tháo đường là khoảng hơn 4 triệu người. Hiện nay, số lượng thuốc cung cấp trên thị trường Việt Nam chủ yếu vẫn phải nhập khẩu của nước ngoài. Nhu cầu sử dụng thuốc để chăm sóc sức khỏe của người dân ngày càng lớn. Vì vậy các công ty sảnxuất Dượcphẩm trong nước đang có nhu cầu lớn về nguồn nguyên liệu làm thuốc c. Ngành Dược nước ta đã đặt ra mục tiêu phát triển các nguồn nguyên liệu làm thuốc để phấn đấu thuốc sản xuất trong nước chiếm khoảng 60% tổng lượng thuốc của...
|
- Thesis
Authors: Nguyễn, Thị Liên; Advisor: Vũ, Đức Lợi (2015) - Chương 1: Tổng quan. Chương 2: Thực nghiệm. Chương 3: Kết quả và thảo luận; Luận văn ThS. Hóa phân tích -- Trường Đại học Khoa học Tự nhiên. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2015
|