Việc tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài cho thấy trên thế giới, định nghĩa trong từ điển dành cho trẻ em đã có nhiều thành tựu. Các công trình đã đề cập đến các vấn đề như sự cần thiết hay không của lời định nghĩa, các phương pháp định nghĩa đã được sử dụng trong từ điển dành cho trẻ em, cách trẻ em giải thích nghĩa từ, khả năng thụ đắc nghĩa từ của trẻ. Ở Việt Nam, có một số công trình đề cập đến việc giải thích từ ngữ cho trẻ em từ góc độ giáo học pháp. Công trình nghiên cứu về định nghĩa trong từ điển dành cho trẻ em, về cách định nghĩa, thụ đắc ngữ nghĩa của trẻ em rất ít. Luận án tìm hiểu các lí thuyết về nghĩa từ, lí thuyết từ điển học truyền thống, từ điển học hệ thống, từ điển học tri nhận, lí thuyết về tri nhận nghĩa từ của trẻ em và lấy cơ sở đó để xử lí các vấn đề liên quan. Luận án đã tìm hiểu sự tương đồng và khác biệt về phương pháp định nghĩa cũng như nội dung lời định nghĩa trong việc định nghĩa trong từ điển cho trẻ em và người lớn. Kết quả cho thấy, ở các từ điển dành cho trẻ em, các cách giải thích phổ biến vẫn là những cách truyền thống (5 cách) giống như trong từ điển phổ thông. Về nội dung định nghĩa, có thể thấy ba trường hợp: 1) giống nhau, 2) số lượng nghĩa ít hơn từ điển dành cho người dùng phổ thông; 3) số lượng nghĩa như nhau nhưng khác nhau về số lượng nét nghĩa. Việc khảo sát cách giải thích nghĩa từ của học sinh cho thấy: học sinh đã sử dụng 12 mô hình định nghĩa. Một số cách giải thích được dùng trong tất cả các từ loại là: giải thích bằng cách miêu tả cảnh huống, giải thích bằng ví dụ, giải thích bằng cách nêu chức năng của từ, giải thích bằng cách nêu từ loại. Kết quả khảo sát cũng cho thấy các em còn gặp nhiều khó khăn trong việc hiểu nghĩa từ. Trên cơ sở các kết quả trên, luận án đưa ra một số nguyên tắc định nghĩa và mẫu định nghĩa theo các lí thuyết từ điển học.
Readership Map
Content Distribution
Việc tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài cho thấy trên thế giới, định nghĩa trong từ điển dành cho trẻ em đã có nhiều thành tựu. Các công trình đã đề cập đến các vấn đề như sự cần thiết hay không của lời định nghĩa, các phương pháp định nghĩa đã được sử dụng trong từ điển dành cho trẻ em, cách trẻ em giải thích nghĩa từ, khả năng thụ đắc nghĩa từ của trẻ. Ở Việt Nam, có một số công trình đề cập đến việc giải thích từ ngữ cho trẻ em từ góc độ giáo học pháp. Công trình nghiên cứu về định nghĩa trong từ điển dành cho trẻ em, về cách định nghĩa, thụ đắc ngữ nghĩa của trẻ em rất ít. Luận án tìm hiểu các lí thuyết về nghĩa từ, lí thuyết từ điển học truyền thống, từ điển học hệ thống, từ điển học tri nhận, lí thuyết về tri nhận nghĩa từ của trẻ em và lấy cơ sở đó để xử lí các vấn đề liên quan. Luận án đã tìm hiểu sự tương đồng và khác biệt về phương pháp định nghĩa cũng như nội dung lời định nghĩa trong việc định nghĩa trong từ điển cho trẻ em và người lớn. Kết quả cho thấy, ở các từ điển dành cho trẻ em, các cách giải thích phổ biến vẫn là những cách truyền thống (5 cách) giống như trong từ điển phổ thông. Về nội dung định nghĩa, có thể thấy ba trường hợp: 1) giống nhau, 2) số lượng nghĩa ít hơn từ điển dành cho người dùng phổ thông; 3) số lượng nghĩa như nhau nhưng khác nhau về số lượng nét nghĩa. Việc khảo sát cách giải thích nghĩa từ của học sinh cho thấy: học sinh đã sử dụng 12 mô hình định nghĩa. Một số cách giải thích được dùng trong tất cả các từ loại là: giải thích bằng cách miêu tả cảnh huống, giải thích bằng ví dụ, giải thích bằng cách nêu chức năng của từ, giải thích bằng cách nêu từ loại. Kết quả khảo sát cũng cho thấy các em còn gặp nhiều khó khăn trong việc hiểu nghĩa từ. Trên cơ sở các kết quả trên, luận án đưa ra một số nguyên tắc định nghĩa và mẫu định nghĩa theo các lí thuyết từ điển học.