Chương 1 Trong chương này, chúng tôi đã trình bày được: Khái niệm, đặc điểm, mục tiêu, vai trò và một số quan điểm về dạy học tích hợp; khái niệm về năng lực, cấu trúc của năng lực, các phương pháp đánh giá năng lực; tổng quan về năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn gồm: Khái niệm, các thành tố vai trò và các tiêu trí đánh giá năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Chúng tôi đã giới thiệu một số phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực theo quan điểm dạy học tích hợp nhằm phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn; Đã tiến hành điều tra, phân tích thực trạng vận dụng quan điểm dạy học tích hợp nhằm phát triển năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn ở một số trường phổ thông trên địa bàn thành phố Bắc Giang. Từ những cơ sở lí luận và thực tiễn này, chúng tôi đã xây dựng một số chủ đề tích hợp thuộc chương Cacbon – Silic – Hóa học 11 nhằm phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn trong chương 2. Chương 2 Trong chương này, chúng tôi đã : Phân tích mục tiêu, cấu trúc, một số chú ý khi dạy chương Cacbon - Silic. Đưa ra nguyên tắc lựa chọn và quy trình xây dựng chủ đề dạy học tích hợp để phát triển năng lực vận dụng kiến thức cho học sinh. Tiến hành thiết kế hai chủ đề dạy học tích hợp chương Cacbon – Silic – Hóa học 11 gồm: + Chủ đề 1: Khí CO2 với vấn đề ô nhiễm môi trường + Chủ đề 2: Silic – Hợp chất siicat và những ứng dụng quan trong đời sống, sản xuất. Giới thiệu và đề xuất bộ công cụ đánh giá và bảng kiểm quan sát, xây dựng ma trận và nội dung bài kiểm tra 15 phút và 45 phút để đánh giá năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn của học sinh. Chương 3 Trong chương 3, chúng tôi đã thực hiện: Xác định mục tiêu, nhiệm vụ, đối tượng và nội dung thực nghiệm sư phạm. Tiến hành thực nghiệm sư phạm ở 4 lớp của hai trường THPT Ngô Sĩ Liên và THPT Nguyên Hồng trên địa bàn Thành phố Bắc Giang. Sau khi thu thập và xử lý kết quả bằng phương pháp thống kê. Kết quả phân tích cho thấy: + Điểm số trung bình ở 2 bài kiểm tra của lớp thực nghiệm luôn cao hơn lớp đối chứng. Điều đó chứng tỏ, sau khi áp dụng kế hoạch dạy học theo hướng dạy học tích hợp học sinh đã đạt được kết quả học tập tốt hơn, chứ không phải do ngẫu nhiên. + Như vậy, Các chủ đề tích hợp được thiết kế, xây dựng và tiến hành giảng dạy đã mang lại hiệu quả. Điều này thể hiện ở chỗ: Khi sử dụng dạy học theo các chủ đề tích hợp đảm bảo cung cấp lượng kiến thức, mục tiêu đề ra, tạo hứng thú học tập cho học sinh, phát triển năng lực chung, năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho HS, góp phần đổi mới phương pháp dạy học.
Readership Map
Content Distribution
Chương 1 Trong chương này, chúng tôi đã trình bày được: Khái niệm, đặc điểm, mục tiêu, vai trò và một số quan điểm về dạy học tích hợp; khái niệm về năng lực, cấu trúc của năng lực, các phương pháp đánh giá năng lực; tổng quan về năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn gồm: Khái niệm, các thành tố vai trò và các tiêu trí đánh giá năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Chúng tôi đã giới thiệu một số phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực theo quan điểm dạy học tích hợp nhằm phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn; Đã tiến hành điều tra, phân tích thực trạng vận dụng quan điểm dạy học tích hợp nhằm phát triển năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn ở một số trường phổ thông trên địa bàn thành phố Bắc Giang. Từ những cơ sở lí luận và thực tiễn này, chúng tôi đã xây dựng một số chủ đề tích hợp thuộc chương Cacbon – Silic – Hóa học 11 nhằm phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn trong chương 2. Chương 2 Trong chương này, chúng tôi đã : Phân tích mục tiêu, cấu trúc, một số chú ý khi dạy chương Cacbon - Silic. Đưa ra nguyên tắc lựa chọn và quy trình xây dựng chủ đề dạy học tích hợp để phát triển năng lực vận dụng kiến thức cho học sinh. Tiến hành thiết kế hai chủ đề dạy học tích hợp chương Cacbon – Silic – Hóa học 11 gồm: + Chủ đề 1: Khí CO2 với vấn đề ô nhiễm môi trường + Chủ đề 2: Silic – Hợp chất siicat và những ứng dụng quan trong đời sống, sản xuất. Giới thiệu và đề xuất bộ công cụ đánh giá và bảng kiểm quan sát, xây dựng ma trận và nội dung bài kiểm tra 15 phút và 45 phút để đánh giá năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn của học sinh. Chương 3 Trong chương 3, chúng tôi đã thực hiện: Xác định mục tiêu, nhiệm vụ, đối tượng và nội dung thực nghiệm sư phạm. Tiến hành thực nghiệm sư phạm ở 4 lớp của hai trường THPT Ngô Sĩ Liên và THPT Nguyên Hồng trên địa bàn Thành phố Bắc Giang. Sau khi thu thập và xử lý kết quả bằng phương pháp thống kê. Kết quả phân tích cho thấy: + Điểm số trung bình ở 2 bài kiểm tra của lớp thực nghiệm luôn cao hơn lớp đối chứng. Điều đó chứng tỏ, sau khi áp dụng kế hoạch dạy học theo hướng dạy học tích hợp học sinh đã đạt được kết quả học tập tốt hơn, chứ không phải do ngẫu nhiên. + Như vậy, Các chủ đề tích hợp được thiết kế, xây dựng và tiến hành giảng dạy đã mang lại hiệu quả. Điều này thể hiện ở chỗ: Khi sử dụng dạy học theo các chủ đề tích hợp đảm bảo cung cấp lượng kiến thức, mục tiêu đề ra, tạo hứng thú học tập cho học sinh, phát triển năng lực chung, năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho HS, góp phần đổi mới phương pháp dạy học.