Ở Việt Nam, măng tây đã du nhập vào khá lâu, nhưng đến năm 2005 thì diện tích trồng mới phát triển. Chúng được trồng phổ biến tại các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận, Bà Rịa Vũng Tàu, Bình Phước, An Giang...để phục vụ nhu cầu nội địa. Một trong những vùng đầu tư vào trồng măng tây trọng điểm của Việt Nam là tỉnh Ninh Thuận với hơn 100 ha. Do lợi ích của trồng măng tây đem lại cho người dân là rất cao nên diện tích trồng măng tây không ngừng được mở rộng. Đất nông nghiệp tại nhiều khu vực của tỉnh Ninh Thuận được đánh giá là đất cát ít màu mỡ, khả năng giữ nước và độ ẩm kém, trong khi tại Ninh Thuận thời tiết khắc nghiệt nắng nóng quanh năm gây tác động xấu đến năng suất và chất lượng sản phẩm. Từ đó, mục tiêu đặt ra của đề tài nghiên cứu là sử dụng vật liệu bentonite để cải tạo khả năng giữ ẩm và dinh dưỡng của đất cát trồng cây măng tây, nhằm đảm bảo năng suất và phẩm chất măng tây thương phẩm cũng như nâng cao hiệu quả sử dụng đất bền vững.
Size : 3,74 MB
Format : Adobe PDF
Readership Map
Content Distribution
Ở Việt Nam, măng tây đã du nhập vào khá lâu, nhưng đến năm 2005 thì diện tích trồng mới phát triển. Chúng được trồng phổ biến tại các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận, Bà Rịa Vũng Tàu, Bình Phước, An Giang...để phục vụ nhu cầu nội địa. Một trong những vùng đầu tư vào trồng măng tây trọng điểm của Việt Nam là tỉnh Ninh Thuận với hơn 100 ha. Do lợi ích của trồng măng tây đem lại cho người dân là rất cao nên diện tích trồng măng tây không ngừng được mở rộng. Đất nông nghiệp tại nhiều khu vực của tỉnh Ninh Thuận được đánh giá là đất cát ít màu mỡ, khả năng giữ nước và độ ẩm kém, trong khi tại Ninh Thuận thời tiết khắc nghiệt nắng nóng quanh năm gây tác động xấu đến năng suất và chất lượng sản phẩm. Từ đó, mục tiêu đặt ra của đề tài nghiên cứu là sử dụng vật liệu bentonite để cải tạo khả năng giữ ẩm và dinh dưỡng của đất cát trồng cây măng tây, nhằm đảm bảo năng suất và phẩm chất măng tây thương phẩm cũng như nâng cao hiệu quả sử dụng đất bền vững.
Size : 3,74 MB
Format : Adobe PDF