Ô nhiễm chất thải nhựa đối với các loài thủy hải sản là một trong những nguy cơ rủi ro rất lớn đối với sức khỏe con người khi sử dụng phải. Ô nhiễm rác thải nhựa ở biển đã được các nhà quản lý ở trong nước nhận định không những ảnh hưởng đến chất lượng môi trường, hệ sinh thái mà còn tác động đến phát triển kinh tế, cộng đồng dân cư ven biển, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn, an ninh lương thực. Đề tài đã đánh giá thực trạng nhiễm bẩn chất thải nhựa ở một số loài thủy hải sản nuôi trồng tại vùng ven biển Quảng Ninh. 20 mẫu hàu, 20 mẫu cá, 20 mẫu tôm, 200 mẫu ngao, 2 mẫu nước biển và 2 mẫu trầm tích đã được thu thập trong 2 mùa: mùa mưa (4-8/8/2020) và mùa khô (20-24/2/2021) cùng các phương pháp điều tra khảo sát thực địa, phỏng vấn sâu đã được thực hiện trong suốt 02 năm của nghiên cứu này. Đề tài đã xác định được kết quả ban đầu về tác hại của rác thải nhựa đối với hoạt động nuôi trồng thủy hải sản, nguồn 44 gốc của rác thải nhựa, đề xuất một số giải pháp quản lý các rủi ro do nhiễm bẩn tại vùng nuôi trồng thủy sản, quy trình phân tích vi nhựa trong ngao được xây dựng theo từng bước, chi tiết, rõ ràng, đây có thể là một tài liệu quý để đưa vào giảng dạy trong các trường đại học, các viện nghiên cứu, quy trình này đã được thử nghiệm và cho kết quả rất tốt trong nghiên cứu. Việc quản lý ô nhiễm môi trường hiệu quả cần được xem xét ở các vùng ven biển vì nó rất quan trọng đối với việc tiêu thụ hải sản của con người trong tương lai lâu dài.
Readership Map
Content Distribution
Ô nhiễm chất thải nhựa đối với các loài thủy hải sản là một trong những nguy cơ rủi ro rất lớn đối với sức khỏe con người khi sử dụng phải. Ô nhiễm rác thải nhựa ở biển đã được các nhà quản lý ở trong nước nhận định không những ảnh hưởng đến chất lượng môi trường, hệ sinh thái mà còn tác động đến phát triển kinh tế, cộng đồng dân cư ven biển, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn, an ninh lương thực. Đề tài đã đánh giá thực trạng nhiễm bẩn chất thải nhựa ở một số loài thủy hải sản nuôi trồng tại vùng ven biển Quảng Ninh. 20 mẫu hàu, 20 mẫu cá, 20 mẫu tôm, 200 mẫu ngao, 2 mẫu nước biển và 2 mẫu trầm tích đã được thu thập trong 2 mùa: mùa mưa (4-8/8/2020) và mùa khô (20-24/2/2021) cùng các phương pháp điều tra khảo sát thực địa, phỏng vấn sâu đã được thực hiện trong suốt 02 năm của nghiên cứu này. Đề tài đã xác định được kết quả ban đầu về tác hại của rác thải nhựa đối với hoạt động nuôi trồng thủy hải sản, nguồn 44 gốc của rác thải nhựa, đề xuất một số giải pháp quản lý các rủi ro do nhiễm bẩn tại vùng nuôi trồng thủy sản, quy trình phân tích vi nhựa trong ngao được xây dựng theo từng bước, chi tiết, rõ ràng, đây có thể là một tài liệu quý để đưa vào giảng dạy trong các trường đại học, các viện nghiên cứu, quy trình này đã được thử nghiệm và cho kết quả rất tốt trong nghiên cứu. Việc quản lý ô nhiễm môi trường hiệu quả cần được xem xét ở các vùng ven biển vì nó rất quan trọng đối với việc tiêu thụ hải sản của con người trong tương lai lâu dài.