Vật liệu MOF (khung kim loại hữu cơ) là những chất hấp phụ phổ biến và đặc biệt có triển vọng. MOF là một loại chất rắn kết tinh, được tập hợp bằng cách kết nối các ion hoặc cụm kim loại thông qua các cầu nối phân tử. MOF có độ ổn định nhiệt và hóa học tốt vì độ xốp cao. Các nghiên cứu trước đây đã chứng minh rằng MOF có hiệu suất hấp phụ kháng sinh tuyệt vời. Việc ghép thêm ZnFe2O4 để tận dụng từ tính của spinel ferrite, dễ dàng thu hồi vật liệu bằng nam châm. Quá trình hấp phụ không thể loại bỏ hoàn toàn TC mà chỉ có thể làm giảm nồng độ. Vì vậy bên cạnh nghiên cứu khả năng hấp phụ của vật liệu, tôi xây dựng sự dị thể giữa hai chất bán dẫn để tăng cường khả năng phân tách điện tử, ngăn ngừa sự tái kết hợp của electron quang sinh và lỗ trống quang sinh hiệu quả đã trở thành một chiến lược quan trọng để cải thiện hoạt động của từng xúc tác quang riêng lẻ. Trong nghiên cứu này, chất xúc tác quang tiếp xúc dị thể MIL-101(Fe)/ZnFe2O4 thế hệ Z mới đã được tổng hợp thành công bằng phương pháp thuỷ nhiệt đơn giản, phân phối các hạt nano ZnFe2O4 trên bề mặt các khối bát diện đều MIL-101(Fe). Luận văn của tôi tổng hợp các vật liệu xúc tác quang bao gồm spinel kẽm ZnFe2O4, MIL-101 (Fe), MIL-101(Fe)/ZnFe2O4 5:1, MIL-101(Fe)/ZnFe2O4 4:1. Sử dụng các phương pháp nghiên cứu cấu trúc của các vật liệu tiên tiến chế tạo được bao gồm: Nhiễu xạ tia X (XRD); hiển vi điện tử quét (SEM); phổ tán sắc năng lượng tia X (EDX); phổ hấp thụ phản xạ khuếch tán (UV-VIS); phổ hồng ngoại (IR); phổ quang phát quang (PL); phổ hấp phụ - giải hấp N2 (BET). Diện tích lỗ xốp và diện tích bề mặt của vật lioeeuj ghép tuy có nhỏ hơn MIL-101(Fe) nhưng Sử dụngcác vật liệu đã tổng hợp được, khảo sát hiệu quả xử lý kháng sinh Tetracycline. Dựng đường chuẩn của kháng sinh Tetracyline. So sánh hiệu quả xử lý TC của hệ vật liệu ghép với hệ vật liệu đơn. Khảo sát thời gian hấp phụ và quang xúc tác. Khảo sát ảnh hưởng của pH, xác định pHpzc. Khảo sát ảnh hưởng của hàm lượng xúc tác. Khảo sát ảnh hưởng của nồng độ đầu TC. Tái sinh hệ vật liệu. Kết quả cho thấy vật liệu ghép MIL-101(Fe)/ZnFe2O4 với tỉ lệ 4:1 về khối lượng, cho hiệu suất xử lý kháng sinh Tetracyline tốt nhất trong tất cả các vật liệu đã tổng hợp được. Khả năng hấp phụ TC phụ thuộc hàm lượng xúc tác, nồng độ TC ban đầu, nhiệt độ, ít phụ thuộc vào pH. Quá trình hấp phụ mô tả tốt hơn bởi mô hình đẳng nhiệt Langmuir. Dung lượng hấp phụ tối đa TC của MIL-101(Fe)/ZnFe2O4 là 82.69 mg/g ở pH=9, tính theo mô hình Langmuir. Động học của quá trình hấp phụ phù hợp với mô hình giả động học bậc 2. Điều này hứa hẹn ứng dụng vật liệu mới, đầy triển vọng trong xử lý các loại môi trường nước.
Readership Map
Content Distribution
Vật liệu MOF (khung kim loại hữu cơ) là những chất hấp phụ phổ biến và đặc biệt có triển vọng. MOF là một loại chất rắn kết tinh, được tập hợp bằng cách kết nối các ion hoặc cụm kim loại thông qua các cầu nối phân tử. MOF có độ ổn định nhiệt và hóa học tốt vì độ xốp cao. Các nghiên cứu trước đây đã chứng minh rằng MOF có hiệu suất hấp phụ kháng sinh tuyệt vời. Việc ghép thêm ZnFe2O4 để tận dụng từ tính của spinel ferrite, dễ dàng thu hồi vật liệu bằng nam châm. Quá trình hấp phụ không thể loại bỏ hoàn toàn TC mà chỉ có thể làm giảm nồng độ. Vì vậy bên cạnh nghiên cứu khả năng hấp phụ của vật liệu, tôi xây dựng sự dị thể giữa hai chất bán dẫn để tăng cường khả năng phân tách điện tử, ngăn ngừa sự tái kết hợp của electron quang sinh và lỗ trống quang sinh hiệu quả đã trở thành một chiến lược quan trọng để cải thiện hoạt động của từng xúc tác quang riêng lẻ. Trong nghiên cứu này, chất xúc tác quang tiếp xúc dị thể MIL-101(Fe)/ZnFe2O4 thế hệ Z mới đã được tổng hợp thành công bằng phương pháp thuỷ nhiệt đơn giản, phân phối các hạt nano ZnFe2O4 trên bề mặt các khối bát diện đều MIL-101(Fe). Luận văn của tôi tổng hợp các vật liệu xúc tác quang bao gồm spinel kẽm ZnFe2O4, MIL-101 (Fe), MIL-101(Fe)/ZnFe2O4 5:1, MIL-101(Fe)/ZnFe2O4 4:1. Sử dụng các phương pháp nghiên cứu cấu trúc của các vật liệu tiên tiến chế tạo được bao gồm: Nhiễu xạ tia X (XRD); hiển vi điện tử quét (SEM); phổ tán sắc năng lượng tia X (EDX); phổ hấp thụ phản xạ khuếch tán (UV-VIS); phổ hồng ngoại (IR); phổ quang phát quang (PL); phổ hấp phụ - giải hấp N2 (BET). Diện tích lỗ xốp và diện tích bề mặt của vật lioeeuj ghép tuy có nhỏ hơn MIL-101(Fe) nhưng Sử dụngcác vật liệu đã tổng hợp được, khảo sát hiệu quả xử lý kháng sinh Tetracycline. Dựng đường chuẩn của kháng sinh Tetracyline. So sánh hiệu quả xử lý TC của hệ vật liệu ghép với hệ vật liệu đơn. Khảo sát thời gian hấp phụ và quang xúc tác. Khảo sát ảnh hưởng của pH, xác định pHpzc. Khảo sát ảnh hưởng của hàm lượng xúc tác. Khảo sát ảnh hưởng của nồng độ đầu TC. Tái sinh hệ vật liệu. Kết quả cho thấy vật liệu ghép MIL-101(Fe)/ZnFe2O4 với tỉ lệ 4:1 về khối lượng, cho hiệu suất xử lý kháng sinh Tetracyline tốt nhất trong tất cả các vật liệu đã tổng hợp được. Khả năng hấp phụ TC phụ thuộc hàm lượng xúc tác, nồng độ TC ban đầu, nhiệt độ, ít phụ thuộc vào pH. Quá trình hấp phụ mô tả tốt hơn bởi mô hình đẳng nhiệt Langmuir. Dung lượng hấp phụ tối đa TC của MIL-101(Fe)/ZnFe2O4 là 82.69 mg/g ở pH=9, tính theo mô hình Langmuir. Động học của quá trình hấp phụ phù hợp với mô hình giả động học bậc 2. Điều này hứa hẹn ứng dụng vật liệu mới, đầy triển vọng trong xử lý các loại môi trường nước.