Luận văn nêu cơ sở lý luận về truyền miệng điện tử, ý định đặt dịch vụ lưu trú và các đặc điểm của du lịch nội địa thế hệ Z. Bên cạnh đó, tác giả tiến hành xem xét mối quan hệ giữa truyền miệng điện tử và ý định hành vi của khách hàng du lịch thế hệ Z, đặc biệt trong lĩnh vực du lịch, khách sạn. Thông qua phương pháp nghiên cứu số liệu và khảo sát bằng bảng hỏi, tác giả đánh giá tác động của truyền miệng điện tử (eWOM) đến ý định đặt dịch vụ lưu trú của thế hệ Z thông qua các yếu tố: chất lượng eWOM, số lượng eWOM, độ tin cậy eWOM, chuyên môn người cung cấp eWOM,nhận thức sự tương đồng với người cung cấp eWOM, nhận thức tính hữu ích eWOM. Sau khi phân tích hồi quy, có hai yếu tố ghi nhận không có giá trị thống kê vì không tác động đến ý định đặt dịch vụ của đối tượng khách được khảo sát: số lượng eWOM, nhận thức sự tương đồng với người cung cấp eWOM. Từ cơ sở trên, sau khi bàn luận về kết quả nghiên cứu, tác giả đưa ra một số khuyến nghị cho các đơn vị kinh doanh lưu trú, các bên quản lý trang web đặt phòng và các cơ quan có thẩm quyền trong việc tận dụng các yếu tố eWOM để quảng bá dịch vụ lưu trú, gia tăng mức độ tham gia nhận và gửi eWOM của du lịch. Nhờ vậy, củng cố ý định đặt dịch vụ của du khách tiềm năng trong tương lai.
Readership Map
Content Distribution
Luận văn nêu cơ sở lý luận về truyền miệng điện tử, ý định đặt dịch vụ lưu trú và các đặc điểm của du lịch nội địa thế hệ Z. Bên cạnh đó, tác giả tiến hành xem xét mối quan hệ giữa truyền miệng điện tử và ý định hành vi của khách hàng du lịch thế hệ Z, đặc biệt trong lĩnh vực du lịch, khách sạn. Thông qua phương pháp nghiên cứu số liệu và khảo sát bằng bảng hỏi, tác giả đánh giá tác động của truyền miệng điện tử (eWOM) đến ý định đặt dịch vụ lưu trú của thế hệ Z thông qua các yếu tố: chất lượng eWOM, số lượng eWOM, độ tin cậy eWOM, chuyên môn người cung cấp eWOM,nhận thức sự tương đồng với người cung cấp eWOM, nhận thức tính hữu ích eWOM. Sau khi phân tích hồi quy, có hai yếu tố ghi nhận không có giá trị thống kê vì không tác động đến ý định đặt dịch vụ của đối tượng khách được khảo sát: số lượng eWOM, nhận thức sự tương đồng với người cung cấp eWOM. Từ cơ sở trên, sau khi bàn luận về kết quả nghiên cứu, tác giả đưa ra một số khuyến nghị cho các đơn vị kinh doanh lưu trú, các bên quản lý trang web đặt phòng và các cơ quan có thẩm quyền trong việc tận dụng các yếu tố eWOM để quảng bá dịch vụ lưu trú, gia tăng mức độ tham gia nhận và gửi eWOM của du lịch. Nhờ vậy, củng cố ý định đặt dịch vụ của du khách tiềm năng trong tương lai.