Việt Nam hiện đang trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế xã hội. Tuy nhiên, sự phát triển nhanh đó cũng mang đến những mặt hạn chế, đặc biệt là về vấn đề ô nhiễm môi trường, cụ thể ở đây là ô nhiễm nguồn nước. Ở Việt Nam, ô nhiễm nguồn nước là một vấn đề lớn. Trong đó, khí H2S là một trong những tác nhân chính có thể gây hại cho cả môi trường và con người. Liều lượng H2S thấp có thể dẫn đến mệt mỏi và đau đầu, trong khi lượng H2S cực cao có thể dẫn đến tử vong. Việc sử dụng vi sinh vật trong xử lý ô nhiễm H2S được chứng minh là có hiệu quả, dễ tiếp cận và thân thiện với môi trường. Trong tự nhiên tồn tại một số loài vi khuẩn có khả năng oxy hóa hợp chất H2S, làm giảm nồng độ H2S trong nước, người ta gọi đó là vi khuẩn oxy hóa lưu huỳnh (SOB). Vi khuẩn oxy hóa lưu huỳnh có khả năng sử dụng các hợp chất lưu huỳnh vô cơ ở dạng khử như H2S/S2 - làm nguồn cơ chất để sinh trưởng và phát triển, nhờ đó làm giảm độc tính của chất khí này đối với con người và hệ sinh thái. Trong đó Sulfide Quinone Reductase (SQR) có vai trò quan trọng xúc tác quá trình oxy hóa H2S thành lưu huỳnh nguyên tố không độc hại. Nhận thấy tầm quan trọng của enzyme SQR trong hệ enzym tham gia quá trình oxy hóa lưu huỳnh cũng như tiềm năng lớn của vi khuẩn oxy hóa lưu huỳnh trong xử lý môi trường ô nhiễm, đề tài nghiên cứu này được đưa ra nhằm nghiên cứu sâu về gen, enzym SQR ở vi khuẩn oxy hóa lưu huỳnh phân lập tại Việt Nam. Trên thế giới, cũng đã có nhiều nghiên cứu cho thấy việc sử dụng vi khuẩn oxy hóa lưu huỳnh để xử lý nguồn nước thải nhiễm sulfide đã thành công ở các nguy mô khác nhau, ứng dụng nhiều chủng vi khuẩn khác nhau tương ứng với mỗi loại nước thải. Nghiên cứu đã phân lập được chủng vi khuẩn Halothiobacillus neapolitanus từ mẫu nước thải sông Kim Ngưu, khuếch đại và giải trình tự thành công gen SQR từ chủng vi khuẩn Rhodobacter capsulatus và đã xác định được một số đặc điểm của protein SQR, thuộc nhóm VI và bước đầu xác định sự có mặt của protein SQR ở phân đoạn màng tế bào bằng phương pháp điện di SDS-PAGE.
Readership Map
Content Distribution
Việt Nam hiện đang trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế xã hội. Tuy nhiên, sự phát triển nhanh đó cũng mang đến những mặt hạn chế, đặc biệt là về vấn đề ô nhiễm môi trường, cụ thể ở đây là ô nhiễm nguồn nước. Ở Việt Nam, ô nhiễm nguồn nước là một vấn đề lớn. Trong đó, khí H2S là một trong những tác nhân chính có thể gây hại cho cả môi trường và con người. Liều lượng H2S thấp có thể dẫn đến mệt mỏi và đau đầu, trong khi lượng H2S cực cao có thể dẫn đến tử vong. Việc sử dụng vi sinh vật trong xử lý ô nhiễm H2S được chứng minh là có hiệu quả, dễ tiếp cận và thân thiện với môi trường. Trong tự nhiên tồn tại một số loài vi khuẩn có khả năng oxy hóa hợp chất H2S, làm giảm nồng độ H2S trong nước, người ta gọi đó là vi khuẩn oxy hóa lưu huỳnh (SOB). Vi khuẩn oxy hóa lưu huỳnh có khả năng sử dụng các hợp chất lưu huỳnh vô cơ ở dạng khử như H2S/S2 - làm nguồn cơ chất để sinh trưởng và phát triển, nhờ đó làm giảm độc tính của chất khí này đối với con người và hệ sinh thái. Trong đó Sulfide Quinone Reductase (SQR) có vai trò quan trọng xúc tác quá trình oxy hóa H2S thành lưu huỳnh nguyên tố không độc hại. Nhận thấy tầm quan trọng của enzyme SQR trong hệ enzym tham gia quá trình oxy hóa lưu huỳnh cũng như tiềm năng lớn của vi khuẩn oxy hóa lưu huỳnh trong xử lý môi trường ô nhiễm, đề tài nghiên cứu này được đưa ra nhằm nghiên cứu sâu về gen, enzym SQR ở vi khuẩn oxy hóa lưu huỳnh phân lập tại Việt Nam. Trên thế giới, cũng đã có nhiều nghiên cứu cho thấy việc sử dụng vi khuẩn oxy hóa lưu huỳnh để xử lý nguồn nước thải nhiễm sulfide đã thành công ở các nguy mô khác nhau, ứng dụng nhiều chủng vi khuẩn khác nhau tương ứng với mỗi loại nước thải. Nghiên cứu đã phân lập được chủng vi khuẩn Halothiobacillus neapolitanus từ mẫu nước thải sông Kim Ngưu, khuếch đại và giải trình tự thành công gen SQR từ chủng vi khuẩn Rhodobacter capsulatus và đã xác định được một số đặc điểm của protein SQR, thuộc nhóm VI và bước đầu xác định sự có mặt của protein SQR ở phân đoạn màng tế bào bằng phương pháp điện di SDS-PAGE.