Các biến thể ngữ âm và từ vựng địa phương tại các huyện Quốc Oai, Thạch Thất, Ba Vì cho thấy một mối liên hệ có ý nghĩa với các giai đoạn đã qua của lịch sử tiếng Việt. Các luận cứ mà đề tài đưa ra, cả luận cứ ngôn ngữ học lẫn luận cứ về sử học, khảo cổ học, dân tộc học và văn hoá dân gian đều ủng hộ giả thuyết cho rằng các biến thể địa phương tại địa bàn khảo sát là dấu vết còn lại của các biến thể cổ của tiếng Việt. Nếu giả thuyết này được chứng minh là đúng thì có thể nói vùng Hà Tây cũ nói chung (mà tiếng nói được định danh là tiếng Sơn Tây) và các huyện Quốc Oai, Thạch Thất, Ba Vì nói riêng, cùng với khu IV cũ, là những vùng phương ngữ, thổ ngữ bảo lưu nhiều yếu tố cổ của tiếng Việt. Các bản đồ thể hiện sự phân bố các biến thể địa phương này cũng cho thấy sự tương ứng tương đối với những không gian có sự cư trú đan xen Việt – Mường. Nếu sự kết nối thời gian cho thấy những tương ứng đáng chú ý giữa tiếng Việt và tiếng Mường thì sự phân bố không gian của các biến thể ngữ âm và từ vựng địa phương qua các bản đồ cũng thể hiện rằng các biến thể thể địa phương ấy đều hiện diện ở nhưng nơi mà người Việt và người Mường cư trú đan xen. Nếu giả định tiếng Mường hiện nay, về nguyên tắc, được coi là hình ảnh của tiếng Việt ở giai đoạn Việt – Mường chung (Trần Trí Dõi, 2016: 86) thì những biến thể địa phương hiện hữu tại ba huyện Ba Vì, Thạch Thất và Quốc Oai chính là những hình bóng lịch sử của nhiều âm vị và từ trong tiếng Việt. Những kết quả mà đề tài thu được chỉ là bước đầu. Có lẽ, cần có nhiều hơn nữa những đề tài nghiên cứu và mô tả các biến thể ngôn ngữ địa phương và vẽ bản đồ phương ngữ để giữ lại những “tài nguyên” quý giá đang mất đi nhanh chóng cùng với quá trình đô thị hoá, hiện đại hoá và san bằng phương ngữ.
Readership Map
Content Distribution
Các biến thể ngữ âm và từ vựng địa phương tại các huyện Quốc Oai, Thạch Thất, Ba Vì cho thấy một mối liên hệ có ý nghĩa với các giai đoạn đã qua của lịch sử tiếng Việt. Các luận cứ mà đề tài đưa ra, cả luận cứ ngôn ngữ học lẫn luận cứ về sử học, khảo cổ học, dân tộc học và văn hoá dân gian đều ủng hộ giả thuyết cho rằng các biến thể địa phương tại địa bàn khảo sát là dấu vết còn lại của các biến thể cổ của tiếng Việt. Nếu giả thuyết này được chứng minh là đúng thì có thể nói vùng Hà Tây cũ nói chung (mà tiếng nói được định danh là tiếng Sơn Tây) và các huyện Quốc Oai, Thạch Thất, Ba Vì nói riêng, cùng với khu IV cũ, là những vùng phương ngữ, thổ ngữ bảo lưu nhiều yếu tố cổ của tiếng Việt. Các bản đồ thể hiện sự phân bố các biến thể địa phương này cũng cho thấy sự tương ứng tương đối với những không gian có sự cư trú đan xen Việt – Mường. Nếu sự kết nối thời gian cho thấy những tương ứng đáng chú ý giữa tiếng Việt và tiếng Mường thì sự phân bố không gian của các biến thể ngữ âm và từ vựng địa phương qua các bản đồ cũng thể hiện rằng các biến thể thể địa phương ấy đều hiện diện ở nhưng nơi mà người Việt và người Mường cư trú đan xen. Nếu giả định tiếng Mường hiện nay, về nguyên tắc, được coi là hình ảnh của tiếng Việt ở giai đoạn Việt – Mường chung (Trần Trí Dõi, 2016: 86) thì những biến thể địa phương hiện hữu tại ba huyện Ba Vì, Thạch Thất và Quốc Oai chính là những hình bóng lịch sử của nhiều âm vị và từ trong tiếng Việt. Những kết quả mà đề tài thu được chỉ là bước đầu. Có lẽ, cần có nhiều hơn nữa những đề tài nghiên cứu và mô tả các biến thể ngôn ngữ địa phương và vẽ bản đồ phương ngữ để giữ lại những “tài nguyên” quý giá đang mất đi nhanh chóng cùng với quá trình đô thị hoá, hiện đại hoá và san bằng phương ngữ.