Sự hội nhập của Việt Nam ngày càng sâu hơn vào thị trường lao động quốc tế thông qua các hiệp định khu vực hoặc toàn cầu như Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC), Tổ chức Thường Mại Thế giới (WTO), và gần đây là Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (Comprehensive and Progressive Agreement forTrans-Pacific Partnership – CPTPP) tác động làm thay đổi mạnh mẽ các yêu cầu về kỹ năng với thị trường lao động trong nước. Giáo dục đại học – nguồn cung cấp nhân lực quan trọng cho thị trường này cũng phải thay đổi theo cả về nội dung chương trình và phương pháp chuyển tải. Các nghiên cứu về khoa học giáo dục đều khẳng định phương pháp giảng dạy có liên quan chặt chẽ đến chất lượng giảng dạy được đánh giá thông qua năng lực đạt được của người học đối chiếu với chuẩn đầu ra. Trước bối cảnh đó, Đại học Quốc gia Hà Nội với sứ mệnh “Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, trình độ cao, bồi dưỡng nhân tài; nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và chuyển giao tri thức đa ngành, đa lĩnh vực; góp phần xây dựng, phát triển và bảo vệ đất nước; làm nòng cột và đầu tàu trong hệ thống giáo dục đại học Việt Nam” xác định phải có chiến lược đổi mới hoạt động đào tạo nói chung, phương pháp và công nghệ dạy học nói riêng. Đảng ủy, Ban Giáo đốc ban hành chủ trương, chính sách quyết tâm nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo thông qua đổi mới mạnh mẽ các phương pháp và công nghệ dạy học. Trong đó, đặc biệt chú trọng các phương pháp dạy học thích ứng, cá nhân hóa, ứng dụng mạnh mẽ các thành tựu của công nghệ thông tin trong giáo dục theo định hướng của nền giáo dục 4.0. Theo đó, sự chủ động, sáng tạo của người học được phát huy tối đa, hệ sinh thái học tập được hoàn thiện từng bước đề việc học tập cá nhân hóa phát huy tối đa. Trường Đại học Giáo dục - ĐHQGHN với sứ mệnh là cơ sở giáo dục đại học đào tạo và nghiên cứu chất lượng cao và trình độ cao trong khoa học và công nghệ giáo dục, ứng dụng cho đào tạo giáo viên, cán bộ quản lý và các nhóm nhân lực khác trong lĩnh vực giáo dục có trách nhiệm tiên phong trong ĐHQGHN nghiên cứu, triển khai những kết quả nghiên cứu, những kinh nghiệm và thực hành tốt của mình cho chính các giảng viên của trường và từng bước lan tỏa trong các đơn vị đào tạo khác trongĐHQGHN.
Bản đồ thống kê
Thống kê nội dung
Sự hội nhập của Việt Nam ngày càng sâu hơn vào thị trường lao động quốc tế thông qua các hiệp định khu vực hoặc toàn cầu như Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC), Tổ chức Thường Mại Thế giới (WTO), và gần đây là Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (Comprehensive and Progressive Agreement forTrans-Pacific Partnership – CPTPP) tác động làm thay đổi mạnh mẽ các yêu cầu về kỹ năng với thị trường lao động trong nước. Giáo dục đại học – nguồn cung cấp nhân lực quan trọng cho thị trường này cũng phải thay đổi theo cả về nội dung chương trình và phương pháp chuyển tải. Các nghiên cứu về khoa học giáo dục đều khẳng định phương pháp giảng dạy có liên quan chặt chẽ đến chất lượng giảng dạy được đánh giá thông qua năng lực đạt được của người học đối chiếu với chuẩn đầu ra. Trước bối cảnh đó, Đại học Quốc gia Hà Nội với sứ mệnh “Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, trình độ cao, bồi dưỡng nhân tài; nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và chuyển giao tri thức đa ngành, đa lĩnh vực; góp phần xây dựng, phát triển và bảo vệ đất nước; làm nòng cột và đầu tàu trong hệ thống giáo dục đại học Việt Nam” xác định phải có chiến lược đổi mới hoạt động đào tạo nói chung, phương pháp và công nghệ dạy học nói riêng. Đảng ủy, Ban Giáo đốc ban hành chủ trương, chính sách quyết tâm nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo thông qua đổi mới mạnh mẽ các phương pháp và công nghệ dạy học. Trong đó, đặc biệt chú trọng các phương pháp dạy học thích ứng, cá nhân hóa, ứng dụng mạnh mẽ các thành tựu của công nghệ thông tin trong giáo dục theo định hướng của nền giáo dục 4.0. Theo đó, sự chủ động, sáng tạo của người học được phát huy tối đa, hệ sinh thái học tập được hoàn thiện từng bước đề việc học tập cá nhân hóa phát huy tối đa. Trường Đại học Giáo dục - ĐHQGHN với sứ mệnh là cơ sở giáo dục đại học đào tạo và nghiên cứu chất lượng cao và trình độ cao trong khoa học và công nghệ giáo dục, ứng dụng cho đào tạo giáo viên, cán bộ quản lý và các nhóm nhân lực khác trong lĩnh vực giáo dục có trách nhiệm tiên phong trong ĐHQGHN nghiên cứu, triển khai những kết quả nghiên cứu, những kinh nghiệm và thực hành tốt của mình cho chính các giảng viên của trường và từng bước lan tỏa trong các đơn vị đào tạo khác trongĐHQGHN.