Những kết quả khảo sát năng suất sinh khối và khả năng tích lũy lipit cao hơn khi nuôi cấy trong môi trường nước thải đã chứng minh rằng các nguồn nước thải giàu chất hữu cơ có thể là một lựa chọn thay thế đáng quan tâm để tiết kiệm chi phí nuôi trồng vi tảo và tăng năng suất diesel sinh học so với dung dịch nuôi cấy truyền thống. Hệ thống đồng nuôi cấy bao gồm vi tảo Chlorella ở trạng thái cố định và các hạt bùn có chứa vi sinh vật được bọc alginate ở trạng thái lơ lửng đã đạt hiệu quả cao đối với việc loại bỏ các chất dinh dưỡng có trong nước thải. Quá trình đồng nuôi cấy này thể hiện việc loại bỏ đồng thời nitơ, phốt pho và cacbon trong lò phản ứng quang sinh PBR trong thời gian xử lý ngắn với hiệu suất lên đến hơn 90%. Tổng hàm lượng axit béo không bão hòa (UFA) của các mẫu diesel sinh học đã tăng lên 73,7% khi nuôi cấy vi tảo trong trong nước thải chăn nuôi, trong đó các axit béo không bão hòa đa (PUFA) là C18: 2 và C18: 3 chỉ chiếm 22%, tỷ lệ axit béo không bão hòa đơn (MUFA) là C16: 1 và C18: 1 đã lên đến 51,7%. Những kết quả này cho thấy rằng việc nuôi cấy trong môi trường nước thải chăn nuôi sẽ không làm giảm chất lượng so với môi trường nuôi cấy truyền thống. Chế tạo thành công than sinh học từ sinh khối vi tảo theo phương pháp nung yếm khí với bề mặt xốp, diện tích bề mặt riêng và thể tích lỗ xốp tương đối lớn. Chế tạo thành công vật liệu phân bón nhả chậm, phân bón bọc polyme và đưa ra được quy trình chế tạo. Tổng hàm lượng N, P, K, Ca, Si > 18% khối lượng phân bón. Sản lượng cây cà chua cao hơn 8.5 – 17 % và 11 – 16.5 % khối lượng 20 quả so với các loại phân bón thông thường. Hoàn thành tất cả các nội dung nghiên cứu, mục tiêu đã đặt ra trong thuyết minh của đề tài.
Readership Map
Content Distribution
Những kết quả khảo sát năng suất sinh khối và khả năng tích lũy lipit cao hơn khi nuôi cấy trong môi trường nước thải đã chứng minh rằng các nguồn nước thải giàu chất hữu cơ có thể là một lựa chọn thay thế đáng quan tâm để tiết kiệm chi phí nuôi trồng vi tảo và tăng năng suất diesel sinh học so với dung dịch nuôi cấy truyền thống. Hệ thống đồng nuôi cấy bao gồm vi tảo Chlorella ở trạng thái cố định và các hạt bùn có chứa vi sinh vật được bọc alginate ở trạng thái lơ lửng đã đạt hiệu quả cao đối với việc loại bỏ các chất dinh dưỡng có trong nước thải. Quá trình đồng nuôi cấy này thể hiện việc loại bỏ đồng thời nitơ, phốt pho và cacbon trong lò phản ứng quang sinh PBR trong thời gian xử lý ngắn với hiệu suất lên đến hơn 90%. Tổng hàm lượng axit béo không bão hòa (UFA) của các mẫu diesel sinh học đã tăng lên 73,7% khi nuôi cấy vi tảo trong trong nước thải chăn nuôi, trong đó các axit béo không bão hòa đa (PUFA) là C18: 2 và C18: 3 chỉ chiếm 22%, tỷ lệ axit béo không bão hòa đơn (MUFA) là C16: 1 và C18: 1 đã lên đến 51,7%. Những kết quả này cho thấy rằng việc nuôi cấy trong môi trường nước thải chăn nuôi sẽ không làm giảm chất lượng so với môi trường nuôi cấy truyền thống. Chế tạo thành công than sinh học từ sinh khối vi tảo theo phương pháp nung yếm khí với bề mặt xốp, diện tích bề mặt riêng và thể tích lỗ xốp tương đối lớn. Chế tạo thành công vật liệu phân bón nhả chậm, phân bón bọc polyme và đưa ra được quy trình chế tạo. Tổng hàm lượng N, P, K, Ca, Si > 18% khối lượng phân bón. Sản lượng cây cà chua cao hơn 8.5 – 17 % và 11 – 16.5 % khối lượng 20 quả so với các loại phân bón thông thường. Hoàn thành tất cả các nội dung nghiên cứu, mục tiêu đã đặt ra trong thuyết minh của đề tài.