Sản xuất xi măng (SXXM) và nhiệt điện là hai ngành công nghiệp chủ lực tại tỉnh Ninh Bình, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế địa phương. Tuy nhiên, đây cũng là những nguồn phát thải chính, tiềm ẩn nguy cơ gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng không khí không chỉ trong tỉnh mà còn lan sang các khu vực lân cận. Nghiên cứu này ứng dụng mô hình lan truyền chất ô nhiễm trong không khí AERMOD để đánh giá mức độ ô nhiễm không khí (ÔNKK) do hoạt động của các nhà máy SXXM và nhiệt điện tại địa bàn Ninh Bình. Kết quả mô phỏng cho thấy: Kết quả nồng độ trung bình giờ (1giờ) cao nhất của bụi TSP tính theo cả năm, mùa nóng, mùa lạnh lần lượt là 30.1 μg/m3, 5.92 μg/m3, 5.41 μg/m3; Kết quả nồng độ trung bình giờ (24giờ) cao nhất của bụi TSP tính theo cả năm, mùa nóng, mùa lạnh lần lượt là 3.77 μg/m3, 0.404 μg/m3, 0.7 μg/m3. Các khu vực chịu tác động chủ yếu thuộc địa phận thành phố Ninh Bình và thành phố Tam Điệp. Dù nồng độ các chất ô nhiễm thấp hơn nhiều so với các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí, điều đáng chú ý là một vùng nhỏ thuộc Vườn Quốc gia Cúc Phương đã xuất hiện dấu hiệu ảnh hưởng nhẹ từ ô nhiễm, đòi hỏi sự quan tâm đặc biệt. Trên cơ sở đó, nghiên cứu đã đề xuất các giải pháp thiết thực và khả thi nhằm giảm thiểu ô nhiễm không khí trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, hướng tới phát triển kinh tế bền vững song hành cùng bảo vệ môi trường sống.
Readership Map
Content Distribution
Sản xuất xi măng (SXXM) và nhiệt điện là hai ngành công nghiệp chủ lực tại tỉnh Ninh Bình, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế địa phương. Tuy nhiên, đây cũng là những nguồn phát thải chính, tiềm ẩn nguy cơ gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng không khí không chỉ trong tỉnh mà còn lan sang các khu vực lân cận. Nghiên cứu này ứng dụng mô hình lan truyền chất ô nhiễm trong không khí AERMOD để đánh giá mức độ ô nhiễm không khí (ÔNKK) do hoạt động của các nhà máy SXXM và nhiệt điện tại địa bàn Ninh Bình. Kết quả mô phỏng cho thấy: Kết quả nồng độ trung bình giờ (1giờ) cao nhất của bụi TSP tính theo cả năm, mùa nóng, mùa lạnh lần lượt là 30.1 μg/m3, 5.92 μg/m3, 5.41 μg/m3; Kết quả nồng độ trung bình giờ (24giờ) cao nhất của bụi TSP tính theo cả năm, mùa nóng, mùa lạnh lần lượt là 3.77 μg/m3, 0.404 μg/m3, 0.7 μg/m3. Các khu vực chịu tác động chủ yếu thuộc địa phận thành phố Ninh Bình và thành phố Tam Điệp. Dù nồng độ các chất ô nhiễm thấp hơn nhiều so với các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí, điều đáng chú ý là một vùng nhỏ thuộc Vườn Quốc gia Cúc Phương đã xuất hiện dấu hiệu ảnh hưởng nhẹ từ ô nhiễm, đòi hỏi sự quan tâm đặc biệt. Trên cơ sở đó, nghiên cứu đã đề xuất các giải pháp thiết thực và khả thi nhằm giảm thiểu ô nhiễm không khí trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, hướng tới phát triển kinh tế bền vững song hành cùng bảo vệ môi trường sống.