Thông tin địa chất và tài nguyên địa chất Việt Nam (LIC) : [302]

Follow this collection to receive daily e-mail notification of new additions
Collection's Items (Sorted by Submit Date in Descending order): 1 to 20 of 302
  • BKT_00144.pdf.jpg
  • Article


  • Authors: Fontaine, Henri (2017)

  • Nhân vật nước Anh, tự học để đạt kiến thức cũng như kinh nghiệm của một kỹ sư công chính trước khi thiên về địa chất và được xem là nhà sáng tạo ra ngành địa tầng.

  • BKT_00229.pdf.jpg
  • Article


  • Authors: Trần, Nghi (2017)

  • Theo D. Emery và K.J. Myers, 1996 [1] địa tầng dãy là các đơn vị trầm tích cộng sinh với nhau lấp đầy một bể, ranh giới giữa các đơn vị thường trùng với mặt ranh giới hai tập trầm tích hoặc bề mặt gián đoạn trầm tích, mỗi đơn vị trầm tích này gọi là một dãy (sequence). Theo J.C. Van Wagoner, H.W. Posamentier, R.M. Mitchum, P.R. Vail, I.F. Sarg, T.S. Lautit và J. Hardenbol: "Địa tầng dãy là mối quan hệ giữa các đơn vị trầm tích có cùng nguồn gốc trong khung địa tầng được giới hạn với nhau bởi bề mặt bào mòn hoặc gián đoạn trầm tích hoặc chỉnh hợp tương đương". Một đơn vị cơ bản của địa tầng dãy là một dãy (một Sequence). Giữa chúng có ranh giới là các bề mặt bào mòn hoặc các bề mặt chỉ...

  • BKT_00249.pdf.jpg
  • Article


  • Authors: Trần, Nghi (2017)

  • Địa hình đáy biển và đại dương rất đa dạng do các quá trình địa chất quy định. Có hai quá trình chuyển động cơ bản, là phân kỳ và hội tụ, đã tạo nên các dạng địa hình khác nhau. Tuy nhiên, phân loại địa hình đáy biển và đại dương phải theo đặc điểm độ dốc, đặc điểm địa hình đáy và cấu trúc địa chất. Địa hình thềm lục địa bao gồm thềm trong, thềm ngoài, có độ dốc tương đối thoải (từ 0,5 đến 20) là kết quả của hai quá trình chuyển động nội sinh và ngoại sinh. Thềm lục địa rộng hay hẹp phụ thuộc vào kiểu rìa lục địa. Rìa thụ động thì thềm lục địa rộng và thoải. Ngược lại, rìa tích cực thì thềm hẹp và dốc. Địa hình sườn lục địa có bề mặt không bằng phẳng, tương đối dốc thay đổi từ 5 đến...

  • BKT_00248.pdf.jpg
  • Article


  • Authors: Trần, Nghi (2017)

  • Biển là các thủy vực nằm giữa đại lục hoặc nằm sát các đại lục và liên thông với đại dương qua các đảo và quần đảo. Theo địa mạo và độ sâu, biển được chia ra hai loại: loại đáy bằng phẳng và loại máng sâu hay biển nông và biển sâu. Biển nông thường có đáy phẳng đặc trưng cho miền nền hay gọi là biển á lục địa. Còn biển máng có đáy khá sâu và địa hình đáy phân cắt đặc trưng cho địa máng hay đới hút chìm. Tuy nhiên có ngoại lệ ví dụ như biển Java (Indonesia) có đáy phẳng song nước sâu và có khi trong một biển vì có rìa khác nhau nên mang sắc thái của cả hai loại (biển Đen, Kaspien). Theo mối tương quan với lục địa (đất liền) chia ra biển nội lục (giữa lục địa) và biển ven đại dương. Đị...

  • BKT_00256.pdf.jpg
  • Article


  • Authors: Trần, Nghi (2017)

  • Đới bờ là dải đất liền ven biển đã từng chịu quá trình tác động của biển trong Holocen muộn (3000 năm đến nay) và phần ngập nước đến độ sâu khoảng 20 m nước là giới hạn của trầm tích Holocen muộn lắng đọng. Những dấu ấn của quá trình địa chất để lại trên không gian của đới bờ là các cồn cát do gió, các vũng vịnh ven bờ, các bãi triều cát, bãi triều lầy, rừng ngập mặn, các doi cát nối (tombolo), các đồng bằng châu thổ, các tiền châu thổ, các vùng cửa sông châu thổ và cửa sông hình phễu (estuary), các cồn chắn cửa sông, các thềm san hô và thềm biển cổ. Các thành tạo địa chất kể trên liên quan chặt chẽ với 3 quá trình: sự thay đổi mực nước biển, chuyển động kiến tạo và quá trình vận chu...

  • BKT_00253.pdf.jpg
  • Article


  • Authors: Trần, Nghi (2017)

  • Sườn lục địa có độ sâu tối thiểu là 200m và chìm sâu đến 3000 - 4000m trong trường hợp rìa thụ động và đến 5000 - 10.000m ở rìa lục địa tích cực. Góc nghiêng sườn lục địa từ 4 – 5o, có khi dốc có khi thoải song độ dốc này gấp khoảng 200 lần độ dốc trung bình của thềm lục địa. Kể cả thềm lẫn sườn lục địa đều bị chia cắt bởi các thung lũng và rãnh sâu (canyon). Đỉnh của chúng có khi nằm sát đường bờ. Trong phạm vi rìa lục địa thụ động sườn lục địa dần dần nghiêng về phía đại dương và chuyển sang chân lục địa. Ở đây chân lục địa có độ dốc 0,15 – 1o và có độ sâu 4000 - 5000m. Trên đó bị phân cắt bởi nhiều thung lũng, máng, lòng chảo có khi tạo nên hình khung cánh quạt. Chúng có thể nằm...

  • BKT_00247.pdf.jpg
  • Article


  • Authors: Trần, Nghi (2017)

  • Đá vụn núi lửa được thành tạo do quá trình phun nổ của núi lửa. Chúng có đặc điểm kiến trúc, cấu tạo và thành phần khoáng vật phức tạp. Khác với đá phun trào thực thụ là các dung nham được phun trào lên và chảy tràn thành dòng, sau đó đông cứng lại, còn đá vụn núi lửa là sản phẩm của hai quá trình phun nổ và phun trào hỗn độn với thành phần ngoại lai. Dung nham tung lên trời bao gồm nhiều thành phần phức tạp: bom, cuội, dăm, khoáng vật vụn, tro bụi núi lửa. Khi rơi xuống tạo thành nhóm đá tuf aglomirat không phân dị. Nhóm đá phun trào hỗn độn là sản phẩm trộn lẫn của các dòng dung nham với thành phần ngoại lai trên đường vận chuyển từ họng núi lửa ra xung quanh với một cự li tương đối...

  • BKT_00242.pdf.jpg
  • Article


  • Authors: Trần, Nghi (2017)

  • Quá trình phong hoá các đá trầm tích trên mặt đất hay các vật liệu núi lửa trong biển tạo nên phần lớn silit chuyển vào dung dịch. Dung dịch có chứa vài mg silic/l (1) không phải là hiếm gặp. Trong tự nhiên chúng tồn tại ở trạng thái dung dịch keo hoặc dung dịch silicat kiềm. Những dung dịch ấy là nguồn kết tủa vô cơ hoặc sinh hoá thành tạo các đá trầm tích silixit. Nước trên lục địa cũng như nước biển thường chứa nhiều sinh vật trôi nổi có bộ xương silit như Tảo silit (Diatome), Trùng tia (Radiolaria), v.v. sự tích tụ xác của chúng tạo nên các đá silixit nguồn gốc sinh hoá. Các đá trầm tích silixit nguồn gốc vô cơ thường có cấu tạo trứng cá và thành tạo ở lục địa, trong môi trường nư...

  • BKT_00254.pdf.jpg
  • Article


  • Authors: Trần, Nghi (2017)

  • Đá magma và biến chất ở biển và đại dương có tính đặc thù khác với đá magma và biến chất trên đại lục. Đá magma là thành phần chủ yếu của vỏ đại dương có bề dày trung bình khoảng 7 km, bao gồm cả đá xâm nhập và phun trào. Thành phần thạch học và thành phần hóa học có sự thay đổi từ trung tâm sống núi giữa đại dương đến hai bên rìa lục địa. Ở sống núi giữa đại dương và lòng chảo đại dương chủ yếu là tổ hợp ophiolit, gabbro-basalt đến hai phía rìa lục địa là diorit-andesit và cuối cùng nhóm đá granit-ryolit. Đá biến chất ở biển và đại dương chủ yếu là các đá biến chất nhiệt dịch như palagonit, smectit và carbonat. Các đá biến chất áp suất thấp như đá phiến lục, biến chất áp suất trung ...

  • BKT_00238.pdf.jpg
  • Book


  • Authors: Trần, Nghi (2017)

  • Đá chứa nhôm hay trầm tích nhôm là đá giàu khoáng vật oxyt và hydroxyt nhôm. Tùy theo hàm lượng Al2O3, Fe2O3, SiO2, chia ra các loại: - Đá alit: Khi hàm lượng Al2O3  2,8%, Modul SiO2: 1,1 - 2,6. - Bauxit: do nhà hóa học Berthier (1921) dùng để chỉ tên một loại đá màu nâu đỏ trong trầm tích Mesozoi ở vùng Baux miền đông nước Pháp. Bauxit có 2 nguồn gốc trầm tích và vỏ phong hóa. Thành phần khoáng vật của bauxit chủ yếu là gipxit (hidragilit) – Al(OH)3; bowmit, diaspo – AlO(OH); corindon – Al2O3. Ngoài ra, còn gặp oxyt và hydroxyt sắt dưới dạng các khoáng vật gowtit, hematit, hydrogotit.

  • BKT_00241.pdf.jpg
  • Article


  • Authors: Trần, Nghi (2017)

  • Trầm tích mangan là loại đá khó xác định bằng phương pháp thạch học (lát mỏng). Vì vậy, đóng vai trò chính trong việc xác định quặng mangan chủ yếu là phân tích nhiệt, hoá học, đôi khi chỉ có phân tích rơnghen mới có thể xác định chính xác từng loại khoáng vật mangan. Quặng mangan chủ yếu được sử dụng trong công nghiệp luyện kim đen để chế tạo các loại hợp kim, thép đặc biệt. Thành phần có hại trong quặng mangan là photpho và lưu huỳnh

  • BKT_00240.pdf.jpg
  • Article


  • Authors: Trần, Nghi (2017)

  • Đá carbonat là một nhóm đá phổ biến trong các loại đá trầm tích, nhóm đá hoá học và sinh khoáng nói riêng. Phổ biến nhất và chiếm khối lượng chủ yếu vẫn là đá vôi, thứ đến là dolomit. Ngoài ra đá carbonat còn có sự pha tạp giữa carbonat và thành phần phi carbonat như sét, silit, vụn cơ học v.v. Khi đó tên gọi của đá carbonat cũng thay đổi theo. Trong lịch sử phát triển vỏ Trái Đất thời đại nào cũng tồn tại các biển và đại dương thế giới. Trầm tích carbonat là đặc trưng cho biển có độ kiềm khá cao (pH > 8,5). Tuy nhiên tính chất của carbonat cũng biến đổi theo thời gian gắn chặt với chế độ kiến tạo và kiểu bồn tạo carbonat. Ví dụ trong Cambri, Ocdovic, Silua, carbonat thường có dạng ph...

  • BKT_00227.pdf.jpg
  • Article


  • Authors: Trần, Nghi (2017)

  • Tướng và môi trường trầm tích là hai vấn đề có nội hàm khác nhau. 1.1. Tướng trầm tích - Thuật ngữ "tướng" (facies) lần đầu tiên đã được N. Stero (Đan Mạch) đưa vào trong văn liệu địa chất năm 1669. - Năm 1840 Gresli A (Thụy Sĩ) đã định nghĩa: "tướng trầm tích là các trầm tích cùng tuổi nhưng được thành tạo ở những nơi khác nhau trên vỏ trái đất" - Trải qua nhiều giai đoạn nghiên cứu tướng trầm tích được quan niệm rất khác nhau; ví dụ: quan niệm tướng là thạch học và cổ sinh vật (Krumbein (Mỹ))[2], Belauxop (Nga). Quan niệm tướng là điều kiện địa lý tự nhiên hoặc môi trường trầm tích (Nalipkin, Jermchunnhicop (Nga), pettijohn (Mỹ)[4]. - Quan niệm tướng là tổng hợp điều kiện sinh ...

  • BKT_00250.pdf.jpg
  • Article


  • Authors: Trần, Nghi (2017)

  • Các trường địa vật lý tiêu biểu của biển và đại dương là trường trọng lực và trường địa từ. Dị thường trọng lực xác định được vị trí phân bố tương đối của các địa khối có tỉ trọng khác nhau trong thạch quyển. Nhờ vậy có thể xác định được độ sâu ranh giới mặt Moho, các cấu trúc vĩ mô của vỏ Trái đất, hướng chuyển động nâng hạ của các mảng và địa khối, từ đó có thể xác định được các đứt gãy có tính chất hành tinh và khu vực. Trường địa từ là trường từ tự nhiên của Trái đất. Mỗi một loại đất đá có một dị thường từ đặc trưng, khi các địa khối tách giãn hoặc bị xoay do chuyển động kiến tạo thì hướng trục từ cũng bị xoay theo. Nhờ vậy giúp ta biết được hướng chuyển động và biên độ chuyển đ...

  • BKT_00231.pdf.jpg
  • Article


  • Authors: Trần, Nghi (2017)

  • Vỏ Trái Đất liên tục biến đổi dưới tác động của chuyển động ngang (các mảng và các terran) như những nguyên nhân sâu xa dẫn đến các chuyển động thẳng đứng: nâng cao, tạo núi và sụt lún tạo các bồn trũng trầm tích. Quá trình chuyển động vừa kiến lập nên các bình đồ kiến trúc bền vững mới vừa phá huỷ các bình đồ cũ. Sự thay thế này xảy ra theo các chu kỳ và tuân theo quy luật tiến hoá và có mối quan hệ chặt chẽ giữa bối cảnh kiến tạo với thành phần trầm tích. Theo tiến trình đó tính chất hoá lý của môi trường và điều kiện cổ khí hậu thay đổi đã ảnh hưởng lớn đến toàn bộ chu trình phá huỷ, vận chuyển và lắng đọng trầm tích trên toàn bộ hành tinh. Nói cách khác sự tiến hoá của vỏ Trái Đấ...

  • BKT_00257.pdf.jpg
  • Article


  • Authors: Trần, Nghi (2017)

  • Thềm biển là một bậc địa hình tương đối bằng phẳng, hoặc nghiêng thoải về phía biển tạo ra do sóng vỗ mài mòn trong thời gian mực nước biển dừng lại tương đối trong quá trình biển thoái hoặc biển tiến. Bề rộng của thềm mài mòn tích tụ trên các cồn cát ven biển Miền Trung Việt Nam vài km đến hàng chục km. Thềm biển trong Đệ tứ phân bố trên đất liền và dưới đáy biển có sự tương ứng theo tuổi và sắp sếp theo quy luật ngược chiều: Trên đất liền thềm càng cao thì tuổi càng cổ. Trên đáy biển thềm lục địa thềm biển càng sâu thì tuổi càng cổ. Có sự chênh lệch đáng kể giữa độ cao và độ sâu thềm biển cùng tuổi là do biên độ biển tiến – biển thoái và chuyển động kiến tạo

  • BKT_00237.pdf.jpg
  • Article


  • Authors: Trần, Nghi (2017)

  • Theo định nghĩa thạch học, đá sét bao gồm cả trạng thái “đất sét” và đá argilit, miễn rằng đó là một thể địa chất do thiên nhiên tạo ra. Thành phần đá sét chủ yếu bao gồm các khoáng vật sét. Đá sét rất phổ biến, chiếm 50-60% tổng thể tích các loại đá trầm tích, có đặc điểm riêng về thành phần, kiến trúc, cấu tạo và điều kiện thành tạo. Đá sét là sản phẩm của hai quá trình: phong hóa hóa học của đá giàu khoáng vật alumosilicat và quá trình hình thành thể trầm tích sét. Thuật ngữ “sét” tiếng La tinh là “keo” được dùng từ lâu, lại được hiểu khác nhau và gọi tên khác nhau. M.F. Vikulova quan niệm sét bao gồm 4 đặc trưng cơ bản: 1) Sét có độ hạt rất nhỏ (< 0,01 mm), trong đó cấp hạt <...

  • BKT_00226.pdf.jpg
  • Article


  • Authors: Trần, Nghi (2017)

  • Vật liệu trầm tích được tạo ra do quá trình phong hóa và phá hủy kiến tạo. Sản phẩm của phá huỷ kiến tạo được sinh ra gắn liền với chuyển động của vỏ Trái Đất như đứt gãy, chuyển động khối tảng, nén ép nâng trồi, tạo núi và quá trình sụt lún nhiệt tạo các bồn trũng trầm tích. Chúng ta dễ dàng nhận thấy các vật liệu có kích thước lớn từ hàng decimet trở lên như khối, tảng xếp chồng chất ngổn ngang ở bờ biển Quy Nhơn, Khánh Hoà, Phú Quốc, Bắc Cửa Lò - Nghệ An v.v... đến các vật liệu khối, tảng, cuội, sỏi được mài tròn nằm trên các lòng suối và thượng nguồn các con sông đến các vật liệu dăm, sạn sắc cạnh rất phổ biến trên các sườn núi và thung lũng kiến tạo. Chúng là sản phẩm nghiền nát ...

  • BKT_00233.pdf.jpg
  • Article


  • Authors: Trần, Nghi (2017)

  • Hiện nay, trên thế giới có nhiều cách phân loại trầm tích và đá trầm tích khác nhau, tùy thuộc vào cách nhận thức và mục tiêu nghiên cứu khác nhau. Ở đây xin giới thiệu một số khái niệm cơ bản để nhận thức một cách đầy đủ các kiểu phân loại của nhiều tác giả khác nhau: - Nhóm đá trầm tích - Kiểu trầm tích - Thạch học (tên đá) Đây là ba mức độ chi tiết khác nhau trong một hệ thống phân loại. Nhóm đá trầm tích là phân loại vĩ mô dựa vào nguồn gốc vật liệu và điều kiện thành tạo. Ví dụ nhóm đá vụn cơ học, nhóm đá sét, nhóm đá có nguồn gốc hóa học. Kiểu trầm tích là bậc thứ hai thường sử dụng đối với trầm tích bở rời (trầm tích Đệ Tứ và trầm tích biển hiện đại) chủ yếu dựa vào các hợ...

  • BKT_00258.pdf.jpg
  • Article


  • Authors: Trần, Nghi (2017)

  • Thuật ngữ “bồn thứ cấp” là do tác giả đề nghị khi làm chủ trì đề tài “Nghiên cứu tướng đá - cổ địa lý và địa tầng trầm tích Kainozoi vùng mỏ Bạch Hổ và Rồng bể Cửu Long" do Liên doanh Dầu khí Vietsovpetro hợp đồng với trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2000-2001. Bồn thứ cấp (secondary basin) là một bồn trầm tích được sinh thành trong một giai đoạn nhất định trong lịch sử tiến hóa bồn, chịu kiểm soát của một pha kiến tạo bao gồm các yếu tố tách giãn sụt lún, đứt gãy đồng trầm tích hoặc nén ép uốn nếp và nâng trồi tạo nên một cấu trúc địa chất độc lập có ranh giới dưới và trên rõ ràng. Nhiều bồn thứ cấp cấu thành một bồn lớn đặc trưng cho một bối cảnh kiến t...

Collection's Items (Sorted by Submit Date in Descending order): 1 to 20 of 302

Thông tin địa chất và tài nguyên địa chất Việt Nam (LIC) : [302]

Follow this collection to receive daily e-mail notification of new additions
Collection's Items (Sorted by Submit Date in Descending order): 1 to 20 of 302
  • BKT_00144.pdf.jpg
  • Article


  • Authors: Fontaine, Henri (2017)

  • Nhân vật nước Anh, tự học để đạt kiến thức cũng như kinh nghiệm của một kỹ sư công chính trước khi thiên về địa chất và được xem là nhà sáng tạo ra ngành địa tầng.

  • BKT_00229.pdf.jpg
  • Article


  • Authors: Trần, Nghi (2017)

  • Theo D. Emery và K.J. Myers, 1996 [1] địa tầng dãy là các đơn vị trầm tích cộng sinh với nhau lấp đầy một bể, ranh giới giữa các đơn vị thường trùng với mặt ranh giới hai tập trầm tích hoặc bề mặt gián đoạn trầm tích, mỗi đơn vị trầm tích này gọi là một dãy (sequence). Theo J.C. Van Wagoner, H.W. Posamentier, R.M. Mitchum, P.R. Vail, I.F. Sarg, T.S. Lautit và J. Hardenbol: "Địa tầng dãy là mối quan hệ giữa các đơn vị trầm tích có cùng nguồn gốc trong khung địa tầng được giới hạn với nhau bởi bề mặt bào mòn hoặc gián đoạn trầm tích hoặc chỉnh hợp tương đương". Một đơn vị cơ bản của địa tầng dãy là một dãy (một Sequence). Giữa chúng có ranh giới là các bề mặt bào mòn hoặc các bề mặt chỉ...

  • BKT_00249.pdf.jpg
  • Article


  • Authors: Trần, Nghi (2017)

  • Địa hình đáy biển và đại dương rất đa dạng do các quá trình địa chất quy định. Có hai quá trình chuyển động cơ bản, là phân kỳ và hội tụ, đã tạo nên các dạng địa hình khác nhau. Tuy nhiên, phân loại địa hình đáy biển và đại dương phải theo đặc điểm độ dốc, đặc điểm địa hình đáy và cấu trúc địa chất. Địa hình thềm lục địa bao gồm thềm trong, thềm ngoài, có độ dốc tương đối thoải (từ 0,5 đến 20) là kết quả của hai quá trình chuyển động nội sinh và ngoại sinh. Thềm lục địa rộng hay hẹp phụ thuộc vào kiểu rìa lục địa. Rìa thụ động thì thềm lục địa rộng và thoải. Ngược lại, rìa tích cực thì thềm hẹp và dốc. Địa hình sườn lục địa có bề mặt không bằng phẳng, tương đối dốc thay đổi từ 5 đến...

  • BKT_00248.pdf.jpg
  • Article


  • Authors: Trần, Nghi (2017)

  • Biển là các thủy vực nằm giữa đại lục hoặc nằm sát các đại lục và liên thông với đại dương qua các đảo và quần đảo. Theo địa mạo và độ sâu, biển được chia ra hai loại: loại đáy bằng phẳng và loại máng sâu hay biển nông và biển sâu. Biển nông thường có đáy phẳng đặc trưng cho miền nền hay gọi là biển á lục địa. Còn biển máng có đáy khá sâu và địa hình đáy phân cắt đặc trưng cho địa máng hay đới hút chìm. Tuy nhiên có ngoại lệ ví dụ như biển Java (Indonesia) có đáy phẳng song nước sâu và có khi trong một biển vì có rìa khác nhau nên mang sắc thái của cả hai loại (biển Đen, Kaspien). Theo mối tương quan với lục địa (đất liền) chia ra biển nội lục (giữa lục địa) và biển ven đại dương. Đị...

  • BKT_00256.pdf.jpg
  • Article


  • Authors: Trần, Nghi (2017)

  • Đới bờ là dải đất liền ven biển đã từng chịu quá trình tác động của biển trong Holocen muộn (3000 năm đến nay) và phần ngập nước đến độ sâu khoảng 20 m nước là giới hạn của trầm tích Holocen muộn lắng đọng. Những dấu ấn của quá trình địa chất để lại trên không gian của đới bờ là các cồn cát do gió, các vũng vịnh ven bờ, các bãi triều cát, bãi triều lầy, rừng ngập mặn, các doi cát nối (tombolo), các đồng bằng châu thổ, các tiền châu thổ, các vùng cửa sông châu thổ và cửa sông hình phễu (estuary), các cồn chắn cửa sông, các thềm san hô và thềm biển cổ. Các thành tạo địa chất kể trên liên quan chặt chẽ với 3 quá trình: sự thay đổi mực nước biển, chuyển động kiến tạo và quá trình vận chu...

  • BKT_00253.pdf.jpg
  • Article


  • Authors: Trần, Nghi (2017)

  • Sườn lục địa có độ sâu tối thiểu là 200m và chìm sâu đến 3000 - 4000m trong trường hợp rìa thụ động và đến 5000 - 10.000m ở rìa lục địa tích cực. Góc nghiêng sườn lục địa từ 4 – 5o, có khi dốc có khi thoải song độ dốc này gấp khoảng 200 lần độ dốc trung bình của thềm lục địa. Kể cả thềm lẫn sườn lục địa đều bị chia cắt bởi các thung lũng và rãnh sâu (canyon). Đỉnh của chúng có khi nằm sát đường bờ. Trong phạm vi rìa lục địa thụ động sườn lục địa dần dần nghiêng về phía đại dương và chuyển sang chân lục địa. Ở đây chân lục địa có độ dốc 0,15 – 1o và có độ sâu 4000 - 5000m. Trên đó bị phân cắt bởi nhiều thung lũng, máng, lòng chảo có khi tạo nên hình khung cánh quạt. Chúng có thể nằm...

  • BKT_00247.pdf.jpg
  • Article


  • Authors: Trần, Nghi (2017)

  • Đá vụn núi lửa được thành tạo do quá trình phun nổ của núi lửa. Chúng có đặc điểm kiến trúc, cấu tạo và thành phần khoáng vật phức tạp. Khác với đá phun trào thực thụ là các dung nham được phun trào lên và chảy tràn thành dòng, sau đó đông cứng lại, còn đá vụn núi lửa là sản phẩm của hai quá trình phun nổ và phun trào hỗn độn với thành phần ngoại lai. Dung nham tung lên trời bao gồm nhiều thành phần phức tạp: bom, cuội, dăm, khoáng vật vụn, tro bụi núi lửa. Khi rơi xuống tạo thành nhóm đá tuf aglomirat không phân dị. Nhóm đá phun trào hỗn độn là sản phẩm trộn lẫn của các dòng dung nham với thành phần ngoại lai trên đường vận chuyển từ họng núi lửa ra xung quanh với một cự li tương đối...

  • BKT_00242.pdf.jpg
  • Article


  • Authors: Trần, Nghi (2017)

  • Quá trình phong hoá các đá trầm tích trên mặt đất hay các vật liệu núi lửa trong biển tạo nên phần lớn silit chuyển vào dung dịch. Dung dịch có chứa vài mg silic/l (1) không phải là hiếm gặp. Trong tự nhiên chúng tồn tại ở trạng thái dung dịch keo hoặc dung dịch silicat kiềm. Những dung dịch ấy là nguồn kết tủa vô cơ hoặc sinh hoá thành tạo các đá trầm tích silixit. Nước trên lục địa cũng như nước biển thường chứa nhiều sinh vật trôi nổi có bộ xương silit như Tảo silit (Diatome), Trùng tia (Radiolaria), v.v. sự tích tụ xác của chúng tạo nên các đá silixit nguồn gốc sinh hoá. Các đá trầm tích silixit nguồn gốc vô cơ thường có cấu tạo trứng cá và thành tạo ở lục địa, trong môi trường nư...

  • BKT_00254.pdf.jpg
  • Article


  • Authors: Trần, Nghi (2017)

  • Đá magma và biến chất ở biển và đại dương có tính đặc thù khác với đá magma và biến chất trên đại lục. Đá magma là thành phần chủ yếu của vỏ đại dương có bề dày trung bình khoảng 7 km, bao gồm cả đá xâm nhập và phun trào. Thành phần thạch học và thành phần hóa học có sự thay đổi từ trung tâm sống núi giữa đại dương đến hai bên rìa lục địa. Ở sống núi giữa đại dương và lòng chảo đại dương chủ yếu là tổ hợp ophiolit, gabbro-basalt đến hai phía rìa lục địa là diorit-andesit và cuối cùng nhóm đá granit-ryolit. Đá biến chất ở biển và đại dương chủ yếu là các đá biến chất nhiệt dịch như palagonit, smectit và carbonat. Các đá biến chất áp suất thấp như đá phiến lục, biến chất áp suất trung ...

  • BKT_00238.pdf.jpg
  • Book


  • Authors: Trần, Nghi (2017)

  • Đá chứa nhôm hay trầm tích nhôm là đá giàu khoáng vật oxyt và hydroxyt nhôm. Tùy theo hàm lượng Al2O3, Fe2O3, SiO2, chia ra các loại: - Đá alit: Khi hàm lượng Al2O3  2,8%, Modul SiO2: 1,1 - 2,6. - Bauxit: do nhà hóa học Berthier (1921) dùng để chỉ tên một loại đá màu nâu đỏ trong trầm tích Mesozoi ở vùng Baux miền đông nước Pháp. Bauxit có 2 nguồn gốc trầm tích và vỏ phong hóa. Thành phần khoáng vật của bauxit chủ yếu là gipxit (hidragilit) – Al(OH)3; bowmit, diaspo – AlO(OH); corindon – Al2O3. Ngoài ra, còn gặp oxyt và hydroxyt sắt dưới dạng các khoáng vật gowtit, hematit, hydrogotit.

  • BKT_00241.pdf.jpg
  • Article


  • Authors: Trần, Nghi (2017)

  • Trầm tích mangan là loại đá khó xác định bằng phương pháp thạch học (lát mỏng). Vì vậy, đóng vai trò chính trong việc xác định quặng mangan chủ yếu là phân tích nhiệt, hoá học, đôi khi chỉ có phân tích rơnghen mới có thể xác định chính xác từng loại khoáng vật mangan. Quặng mangan chủ yếu được sử dụng trong công nghiệp luyện kim đen để chế tạo các loại hợp kim, thép đặc biệt. Thành phần có hại trong quặng mangan là photpho và lưu huỳnh

  • BKT_00240.pdf.jpg
  • Article


  • Authors: Trần, Nghi (2017)

  • Đá carbonat là một nhóm đá phổ biến trong các loại đá trầm tích, nhóm đá hoá học và sinh khoáng nói riêng. Phổ biến nhất và chiếm khối lượng chủ yếu vẫn là đá vôi, thứ đến là dolomit. Ngoài ra đá carbonat còn có sự pha tạp giữa carbonat và thành phần phi carbonat như sét, silit, vụn cơ học v.v. Khi đó tên gọi của đá carbonat cũng thay đổi theo. Trong lịch sử phát triển vỏ Trái Đất thời đại nào cũng tồn tại các biển và đại dương thế giới. Trầm tích carbonat là đặc trưng cho biển có độ kiềm khá cao (pH > 8,5). Tuy nhiên tính chất của carbonat cũng biến đổi theo thời gian gắn chặt với chế độ kiến tạo và kiểu bồn tạo carbonat. Ví dụ trong Cambri, Ocdovic, Silua, carbonat thường có dạng ph...

  • BKT_00227.pdf.jpg
  • Article


  • Authors: Trần, Nghi (2017)

  • Tướng và môi trường trầm tích là hai vấn đề có nội hàm khác nhau. 1.1. Tướng trầm tích - Thuật ngữ "tướng" (facies) lần đầu tiên đã được N. Stero (Đan Mạch) đưa vào trong văn liệu địa chất năm 1669. - Năm 1840 Gresli A (Thụy Sĩ) đã định nghĩa: "tướng trầm tích là các trầm tích cùng tuổi nhưng được thành tạo ở những nơi khác nhau trên vỏ trái đất" - Trải qua nhiều giai đoạn nghiên cứu tướng trầm tích được quan niệm rất khác nhau; ví dụ: quan niệm tướng là thạch học và cổ sinh vật (Krumbein (Mỹ))[2], Belauxop (Nga). Quan niệm tướng là điều kiện địa lý tự nhiên hoặc môi trường trầm tích (Nalipkin, Jermchunnhicop (Nga), pettijohn (Mỹ)[4]. - Quan niệm tướng là tổng hợp điều kiện sinh ...

  • BKT_00250.pdf.jpg
  • Article


  • Authors: Trần, Nghi (2017)

  • Các trường địa vật lý tiêu biểu của biển và đại dương là trường trọng lực và trường địa từ. Dị thường trọng lực xác định được vị trí phân bố tương đối của các địa khối có tỉ trọng khác nhau trong thạch quyển. Nhờ vậy có thể xác định được độ sâu ranh giới mặt Moho, các cấu trúc vĩ mô của vỏ Trái đất, hướng chuyển động nâng hạ của các mảng và địa khối, từ đó có thể xác định được các đứt gãy có tính chất hành tinh và khu vực. Trường địa từ là trường từ tự nhiên của Trái đất. Mỗi một loại đất đá có một dị thường từ đặc trưng, khi các địa khối tách giãn hoặc bị xoay do chuyển động kiến tạo thì hướng trục từ cũng bị xoay theo. Nhờ vậy giúp ta biết được hướng chuyển động và biên độ chuyển đ...

  • BKT_00231.pdf.jpg
  • Article


  • Authors: Trần, Nghi (2017)

  • Vỏ Trái Đất liên tục biến đổi dưới tác động của chuyển động ngang (các mảng và các terran) như những nguyên nhân sâu xa dẫn đến các chuyển động thẳng đứng: nâng cao, tạo núi và sụt lún tạo các bồn trũng trầm tích. Quá trình chuyển động vừa kiến lập nên các bình đồ kiến trúc bền vững mới vừa phá huỷ các bình đồ cũ. Sự thay thế này xảy ra theo các chu kỳ và tuân theo quy luật tiến hoá và có mối quan hệ chặt chẽ giữa bối cảnh kiến tạo với thành phần trầm tích. Theo tiến trình đó tính chất hoá lý của môi trường và điều kiện cổ khí hậu thay đổi đã ảnh hưởng lớn đến toàn bộ chu trình phá huỷ, vận chuyển và lắng đọng trầm tích trên toàn bộ hành tinh. Nói cách khác sự tiến hoá của vỏ Trái Đấ...

  • BKT_00257.pdf.jpg
  • Article


  • Authors: Trần, Nghi (2017)

  • Thềm biển là một bậc địa hình tương đối bằng phẳng, hoặc nghiêng thoải về phía biển tạo ra do sóng vỗ mài mòn trong thời gian mực nước biển dừng lại tương đối trong quá trình biển thoái hoặc biển tiến. Bề rộng của thềm mài mòn tích tụ trên các cồn cát ven biển Miền Trung Việt Nam vài km đến hàng chục km. Thềm biển trong Đệ tứ phân bố trên đất liền và dưới đáy biển có sự tương ứng theo tuổi và sắp sếp theo quy luật ngược chiều: Trên đất liền thềm càng cao thì tuổi càng cổ. Trên đáy biển thềm lục địa thềm biển càng sâu thì tuổi càng cổ. Có sự chênh lệch đáng kể giữa độ cao và độ sâu thềm biển cùng tuổi là do biên độ biển tiến – biển thoái và chuyển động kiến tạo

  • BKT_00237.pdf.jpg
  • Article


  • Authors: Trần, Nghi (2017)

  • Theo định nghĩa thạch học, đá sét bao gồm cả trạng thái “đất sét” và đá argilit, miễn rằng đó là một thể địa chất do thiên nhiên tạo ra. Thành phần đá sét chủ yếu bao gồm các khoáng vật sét. Đá sét rất phổ biến, chiếm 50-60% tổng thể tích các loại đá trầm tích, có đặc điểm riêng về thành phần, kiến trúc, cấu tạo và điều kiện thành tạo. Đá sét là sản phẩm của hai quá trình: phong hóa hóa học của đá giàu khoáng vật alumosilicat và quá trình hình thành thể trầm tích sét. Thuật ngữ “sét” tiếng La tinh là “keo” được dùng từ lâu, lại được hiểu khác nhau và gọi tên khác nhau. M.F. Vikulova quan niệm sét bao gồm 4 đặc trưng cơ bản: 1) Sét có độ hạt rất nhỏ (< 0,01 mm), trong đó cấp hạt <...

  • BKT_00226.pdf.jpg
  • Article


  • Authors: Trần, Nghi (2017)

  • Vật liệu trầm tích được tạo ra do quá trình phong hóa và phá hủy kiến tạo. Sản phẩm của phá huỷ kiến tạo được sinh ra gắn liền với chuyển động của vỏ Trái Đất như đứt gãy, chuyển động khối tảng, nén ép nâng trồi, tạo núi và quá trình sụt lún nhiệt tạo các bồn trũng trầm tích. Chúng ta dễ dàng nhận thấy các vật liệu có kích thước lớn từ hàng decimet trở lên như khối, tảng xếp chồng chất ngổn ngang ở bờ biển Quy Nhơn, Khánh Hoà, Phú Quốc, Bắc Cửa Lò - Nghệ An v.v... đến các vật liệu khối, tảng, cuội, sỏi được mài tròn nằm trên các lòng suối và thượng nguồn các con sông đến các vật liệu dăm, sạn sắc cạnh rất phổ biến trên các sườn núi và thung lũng kiến tạo. Chúng là sản phẩm nghiền nát ...

  • BKT_00233.pdf.jpg
  • Article


  • Authors: Trần, Nghi (2017)

  • Hiện nay, trên thế giới có nhiều cách phân loại trầm tích và đá trầm tích khác nhau, tùy thuộc vào cách nhận thức và mục tiêu nghiên cứu khác nhau. Ở đây xin giới thiệu một số khái niệm cơ bản để nhận thức một cách đầy đủ các kiểu phân loại của nhiều tác giả khác nhau: - Nhóm đá trầm tích - Kiểu trầm tích - Thạch học (tên đá) Đây là ba mức độ chi tiết khác nhau trong một hệ thống phân loại. Nhóm đá trầm tích là phân loại vĩ mô dựa vào nguồn gốc vật liệu và điều kiện thành tạo. Ví dụ nhóm đá vụn cơ học, nhóm đá sét, nhóm đá có nguồn gốc hóa học. Kiểu trầm tích là bậc thứ hai thường sử dụng đối với trầm tích bở rời (trầm tích Đệ Tứ và trầm tích biển hiện đại) chủ yếu dựa vào các hợ...

  • BKT_00258.pdf.jpg
  • Article


  • Authors: Trần, Nghi (2017)

  • Thuật ngữ “bồn thứ cấp” là do tác giả đề nghị khi làm chủ trì đề tài “Nghiên cứu tướng đá - cổ địa lý và địa tầng trầm tích Kainozoi vùng mỏ Bạch Hổ và Rồng bể Cửu Long" do Liên doanh Dầu khí Vietsovpetro hợp đồng với trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2000-2001. Bồn thứ cấp (secondary basin) là một bồn trầm tích được sinh thành trong một giai đoạn nhất định trong lịch sử tiến hóa bồn, chịu kiểm soát của một pha kiến tạo bao gồm các yếu tố tách giãn sụt lún, đứt gãy đồng trầm tích hoặc nén ép uốn nếp và nâng trồi tạo nên một cấu trúc địa chất độc lập có ranh giới dưới và trên rõ ràng. Nhiều bồn thứ cấp cấu thành một bồn lớn đặc trưng cho một bối cảnh kiến t...

Collection's Items (Sorted by Submit Date in Descending order): 1 to 20 of 302