- Essay
Authors: Trần, Anh Đức; Advisor: Lữ, Thị Mai Oanh (2022) - Trong thời đại bùng nổ công nghệ và tri thức số, việc học tập và làm việc với tần suất cạnh tranh cao dường như là điều mà người học nào cũng phải trải qua. Không những thế, khi người người, nhà nhà đều mong muốn con em mình có thành tích học tập tốt, công việc ổn định trong tương lai, vô hình chung sẽ tạo ra những áp lực không đáng có, trong số ấy phải nhắc đến là áp lực điểm số học tập. Áp lực ấy có thể dễ dàng bắt gặp ở bất kì nơi đâu, với bất kì người học nào. Áp lực đó có thể là vô hình, nhưng lại ảnh hưởng rất lớn đến mặt tâm lý, sức khỏe tinh thần của học sinh, sinh viên.
|
- Essay
Authors: Đoàn, Thị Mai; Advisor: Lữ, Thị Mai Oanh (2022) - Để phát triển và xây dựng nền kinh tế của đất nước, chất lượng nguồn nhân lực phải
được xem là yếu tố then chốt. Nếu chúng ta không chiếm lĩnh được tri thức, không sáng tạo và tích cực ứng dụng công nghệ mới vào các ngành sản xuất thì không thể thành công được trong môi trường cạnh tranh khốc liệt, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam đang tích cực gia nhập sâu vào thị trường của khu vực và thế giới. Chính vì vậy, việc nâng cao trình độ học vấn, trình độ văn hóa của người dân, đặc biệt là việc định hướng nghề nghiệp, lựa chọn trường đại học cho thế hệ trẻ, chủ nhân tương lai của đất nước cần được chú trọng hơn bao giờ hết.
|
- Essay
Authors: Nghiêm, Thu Ngân; Advisor: Lữ, Thị Mai Oanh (2022) - Xã hội ngày càng phát triển, đời sống con người không ngừng nâng cao. Con người luôn tạo cho cuộc sống của mình trở nên tiện nghi, đầy đủ. Bên cạnh nhu cầu được ăn ngon, mặc đẹp, nhu cầu về giải trí ngày được chú trọng. Cùng với sự phát triển của hệ thống mạng toàn cầu, mạng xã hội là một trong những yếu tố góp phần đáp ứng cho nhu cầu đó. Cũng từ đó, mạng xã hội dần trở thành thói quen giải trí, đam mê hàng ngày không thể thiếu của giới trẻ, điển hình ở đây là các bạn sinh viên.
Mạng xã hội mang lại rất nhiều lợi ích như: cập nhật tin tức, kết nối các mối quan hệ, giao tiếp, kinh doanh, bán hàng, quảng cáo trên mạng xã hội,... Đây là nơi để tìm hiểu chắt lọc những điều hay, tìm kiếm...
|
- Essay
Authors: Hoàng, Ngọc Hà; Advisor: Lữ, Thị Mai Oanh (2022) - Shlomo Zacks và Meirav Hen (2018) cho rằng thói quen trì hoãn là một hiện tượng phổ biến trong môi trường học tập. Vấn đề này đã được nghiên cứu từ nhiều góc độ lý thuyết khác nhau. Các nghiên cứu cũng chỉ ra nhiều nguyên nhân cũng như hậu quả của thói quen trì hoãn. Theo Andrew J. Dubrin, kể cả những người làm việc hiệu quả cũng không tránh khỏi thói quen trì hoãn. Nếu những người này không trì hoãn, họ còn làm việc hiệu quả hơn nữa. Tuy nhiên, thói quen trì hoãn được đánh giá là một vấn đề nhức nhối và có ảnh hưởng lớn. Khi đã trở thành thói quen, nó có thể tác động rất lớn đến việc đạt được các mục tiêu quan trọng trong học tập, công việc và cuộc sống của mỗi cá nhân. Trì hoãn ôn t...
|
- Essay
Authors: Đái, Thị Khánh Linh; Advisor: Lữ, Thị Mai Oanh (2022) - Vấn đề về thuốc lá luôn là một đề tài nóng hổi trên các diễn đàn, các trang mạng xã hội bởi ảnh hưởng tiêu cực của nó tới sức khỏe người dùng và tình trạng môi trường... Đặc biệt thời gian gần đây, “trào lưu” hút thuốc lá điện tử đang ngày càng phổ biến rộng rãi. Với cái tên đầy mới mẻ, thời thượng và nghe có vẻ vô hại, phần lớn thanh thiếu niên tỏ ra vô cùng hiếu kỳ, khơi dậy bản tính tò mò và sẵn sàng mang bản thân ra “trải nghiệm” để rồi mỗi lúc một dấn thân vào sâu hơn “hành trình” khám phá ấy. Vì vậy, việc nghiên cứu về đề tài “Ảnh hưởng của thuốc lá điện tử trong giới trẻ...” có ý nghĩa rất quan trọng đối với thế hệ trẻ ngày nay, đặc
biệt là đối với học sinh sinh viên đang theo...
|
- Essay
Authors: Lê, Minh Anh; Advisor: Lữ, Thị Mai Oanh (2022) - Ngoài những lợi ích phát triển bản thân, chia sẻ, trao đổi thông tin, trau dồi kiến thức, thỏa mãn nhu cầu giải trí, mạng xã hội nói chung cũng như nền tảng ứng dụng Tik Tok nói riêng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro mà một bộ phận giới trẻ sử dụng còn chưa ý thức được hết. Việc đăng tải thông tin cá nhân có thể khiến họ bị đối tượng xấu theo
dõi, mạo danh, lừa đảo. Đôi khi, chỉ một vài video ngắn nêu quan điểm cá nhân cũng
khiến họ trở thành đối tượng bị một số cư dân mạng công kích. Việc theo dõi, tiếp cận những người dùng đăng tải những video có nội dung phản cảm, kém văn hóa, trái với đạo đức xã hội cũng khiến suy nghĩ của giới trẻ trở nên lệch lạc. Nói cách khác, việc sử dụng ứng dụng...
|
- Essay
Authors: Nông, Thị Yến; Advisor: Lữ, Thị Mai Oanh; Nguyễn, Viết Hiền (2022) - Hệ thống hóa một số khái niệm và lý thuyết cũng như xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài. Phân tích thực trạng sử dụng mạng xã hội Tik Tok ở học sinh trường THPT Na Hang. Phân tích những yếu tố ảnh hưởng của việc sử dụng mạng xã hội Tik Tok tới kết quả học tập của học sinh. Đề xuất giải pháp nhằm giảm bớt những tác động của mạng xã hội Tik Tok tới kết quả học tập của học sinh.
|
- Essay
Authors: Ngô, Diệu Linh; Advisor: Lữ, Thị Mai Oanh (2022) - Trong thời đại xã hội phát triển, nhiều thiết bị tiện ích thông minh đã xuất hiện giúp cuộc sống trở nên dễ dàng hơn. Điện thoại di động đóng một vai trò to lớn trong xu hướng công nghệ và không ngừng thay đổi trong cuộc sống. Những năm gần đây, điện thoại di động được sản xuất hàng loạt, nhiều mẫu mã, chức năng phong phú. Theo số liệu của thị trường điện thoại di động năm 2006, ước tính có khoảng 730 triệu điện thoại di động được bán và khoảng 2 tỷ người trên thế giới sử dụng chúng. Nếu trước đây điện thoại di động chỉ dùng để liên lạc, nghe gọi, truyền tải thông tin thì nay chức năng của điện thoại di động ngày càng hoàn thiện hơn, phong phú hơn, tốt hơn như chụp ảnh, quay phim, kết...
|
- Essay
Authors: Hoàng, Triệu Khánh Vy; Advisor: Lữ, Thị Mai Oanh (2022) - Để tìm hiểu rõ thực trạng diễn ra bạo lực học đường tại trường THPT Chuyên Cao Bằng đang diễn ra như thế nào, nguyên nhân do đâu cũng như những ảnh hưởng to lớn mà bạo lực học đường mang lại. Từ đó đi đến đưa ra giải pháp nhằm giáo dục cho học sinh hiểu biết thêm về mức độ nghiêm trọng của bạo lực học đường. Cuối cùng là đưa ra những giải pháp nhằm từng bước giảm thiểu đi đến giải quyết triệt để vấn nạn đang hoành hành này. Đây chính là những lí do tôi đưa ra để lựa chọn đề tài nghiên cứu khoa học giáo dục “Biện pháp giáo dục về bạo lực học đường tại trường THPT Chuyên Cao Bằng”, hi vọng nghiên cứu sẽ đem lại những ý nghĩa tích cực trên thực tế.
|
- Essay
Authors: Trần, Phương Thảo; Xa, Hà Linh; Advisor: Lữ, Thị Mai Oanh (2022) - Mục đích nghiên cứu là tìm hiểu những khó khăn mà sinh viên trường Đại Học giáo dục gặp phải trong quá trình học tập trực tuyến tại nhà. Qua đó đánh giá chất lượng học tập của học sinh trong quá trình học tập trực tuyến để có thể đưa ra được những giải pháp hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng học tập của sinh viên. Giúp cho sinh viên có 1 phương pháp học tập hiệu quả ,tiết kiệm thời gian, chi phí đi lại,..
|
- Essay
Authors: Nguyễn, Thị Ngọc Minh; Advisor: Lữ, Thị Mai Oanh (2022) - Làm rõ một số vấn đề lý luận về nâng cao chất lượng học tập môn lịch sử. Phân tích thực trạng chất lượng học tập môn lịch sử tại trường THPT Phú Bình. Phân tích những yếu tố ảnh hưởng giải pháp nâng cao chất lượng học tập môn học đó. Trên cơ sở đó sẽ đưa ra kết luận và giải pháp phù hợp để nâng cao chất lượng học tập môn lịch sử tại trường THPT Phú Bình.
|
- Essay
Authors: Đoàn, Thị Kiều My; Advisor: Lữ, Thị Mai Oanh (2022) - Nhìn lại những diễn biến phức tạp của dịch bệnh theo đó là những diến biến khó lường. Phòng giáo dục huyện Đắc Hà cùng ban giám hiệu trường THPT Trần Quốc Tuấn đã có rất nhiều những giải pháp, chiến lược, văn bản chỉ đạo… với mục đích cuối cùng giúp các em học sinh không rơi vào thế bị động, ngắt quãng kiến thức. Mặc dù, động lực và tiềm năng của nền giáo dục trực tuyến là rất lớn. Tuy nhiên, vẫn còn đó những khó khăn bất cập như: tâm lí người học trước bối cảnh đại dịch; rào cản từ bên ngoài; cơ sở vật chất; quá trình dạy học;…Mà đặc biệt với đặc điểm học tập của các em học sinh lớp 12 việc có một chương trình học tập trực tuyến là vô cùng quan trọng. Bởi lẽ, ở đó các em vẫn sẽ có th...
|
- Essay
Authors: Bùi, Tuyết Mai; Advisor: Lữ, Thị Mai Oanh (2022) - Đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng sâu sắc tới hầu hết các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Mọi mặt của đời sống kinh tế, chính trị, xã hội cũng như giáo
dục đều bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Rất nhiều trường học đã phải cho học sinh nghỉ học để tránh sự lây lan của dịch bệnh. Trong bối cảnh dịch bệnh như hiện nay, việc học tập trực tiếp trên lớp học, giảng đường trở nên khó khăn. Để người học có thể “dừng đến trường nhưng không dừng học”, chính phủ đã đề xuất những chính sách, chủ chương để ứng phó với đại dịch Covid-19. Chính vì thế, học tập trực tuyến đã trở thành xu hướng, phương pháp giải quyết hiệu quả cho vấn đề trên.
|
- Essay
Authors: Dương, Hồng Hạnh; Advisor: Lữ, Thị Mai Oanh (2022) - Theo một số thống kê, năm 2019, nếu Việt Nam lọt vào top trung bình về trình độ ngôn ngữ trên thế giới, thì đến năm 2020, Việt Nam lại bị thụt xuống bậc thứ 11. Điều đó cho thấy, trình độ ngoại ngữ của Việt Nam vẫn còn hạn chế so với các nước cùng khu vực. Vì vậy, yêu cầu về trình độ tiếng Anh đối với mỗi cá nhân, tổ chức ngày càng cao. Ngày nay, hầu hết các nước có nền kinh tế phát triển đều sử dụng tiếng Anh trong mọi lĩnh vực. Thấu hiểu những khó khăn của học sinh Việt Nam nói chung và sinh viên trường Đại học Giáo dục nói riêng khi phải học thêm một ngôn ngữ mới, tôi đã dành thời gian để tìm hiểu, nghiên cứu những giải pháp để nâng cao hiệu quả học tiếng Anh cho sinh viên năm nhất...
|
- Essay
Authors: Lê, Thị Quế; Advisor: Lữ, Thị Mai Oanh (2021) - Tiểu luậnTìm hiểu về thực trạng làm việc nhóm của sinh viên năm nhất trường Đại học giáo dục hiện nay . Không chỉ thế bài nghiên cứu này còn tìm hiểu những nguyên nhân ,khó khăn mà sinh viên năm 1 trường đại học giáo dục gặp phải trong quá trình làm việc nhóm. Để từ đó khuyến khích ,tuyên truyền ,động viên các bạn sinh viên năm nhất trường Đại học giáo dục nên chủ động làm việc theo nhóm vì nó sẽ đem lại cho mình những lợi ích nhất định. Và đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả học tập và làm việc nhóm cho phù hợp với với môi trường học tập mới. Nhằm giúp sinh viên có thể phát huy tối đa nguồn năng lượng tri thức cá nhân tạo điều kiện thuận lợi cho việc học đại học cũng như việc g...
|
- Essay
Authors: Lưu, Nguyễn Hải Anh; Advisor: Lữ, Thị Mai Oanh (2021) - Trước tình trạng bạo lực học đường hiện nay, tôi nhận thấy việc ngăn chặn, phòng chống bạo lực học đường cùng với việc giáo dục đạo đức, lối sống là nhiệm vụ quan trọng và cấp bách cho học sinh nhà trường. Bằng kiến thức của mình cũng như qua tìm hiểu nghiên cứu, tôi xin được đưa ra một số giải pháp phòng, chống bạo lực học đường cho các em học sinh THCS. Đồng thời, góp phần ngăn chặn nạn bạo lực học đường có hiệu quả, giúp các em học sinh yên tâm học tập hiệu quả, nâng cao chất lượng giáo dục và sự phát triển của nhà trường.
|
- Essay
Authors: Quách, Thị Huế; Advisor: Lữ, Thị Mai Oanh (2022) - Khảo sát và tìm hiểu tình hình tự học của sinh viên năm nhất Trường Đại học
Giáo Dục. Phân tích các yếu tố về ý thức, thái độ và phương pháp tự học tác động đến kết quả tự học của sinh viên. Đưa ra những đề xuất, giải pháp để tăng cường tính hiệu quả của hoạt động tự học của sinh viên, góp phần nâng cao chất lượng học tập.
|
- Essay
Authors: Nguyễn, Thị Ngọc Minh; Advisor: Lữ, Thị Mai Oanh (2022) - Ngày nay, hoạt động học nhóm đang ngày càng trở nên phổ biến và quen thuộc đối với học sinh, sinh viên. Thực tế, việc học tập của học sinh, sinh viên khá vất vả với một lượng kiến thức tương đối lớn. Do đó, chỉ học tập tại lớp với giảng viên, giáo viên là chưa đủ nên người học cần tự tìm cho mình những nhóm học tập cùng bạn để hỗ trợ cho quá trình học tập. Tuy nhiên, việc học nhóm cũng mang đến hai mặt giá trị, có những giá trị tốt trong học tập, song cũng có thể gây ra một số tác hại nếu như người học không có cho mình một kĩ năng nhất định về việc tìm kiếm nhóm học tập cũng như cách học nhóm sao cho đạt hiệu quả tốt nhất.
|
- Essay
Authors: Vũ, Phương Yến; Advisor: Lữ, Thị Mai Oanh (2021) - Tiểu luận đưa các khái niệm và lý thuyết đến gần hơn với giảng viên, sinh viên cũng như xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài - Khái quát một cách chung nhất về nguồn gốc xuất hiện của học liệu mở, tìm hiểu và phân tích vấn đề sử dụng học liệu mở của sinh viên - Tìm hiểu thực trạng sử dụng học liệu mở, phân tích các vai trò, các lợi ích do học liệu mở đem lại khi sử dụng. Đánh giá hiệu quả của việc sử dụng học liệu mở - Bên cạnh đó cũng phân tích những khó khăn, thách thức của học liệu mở trong quá trình sử dụng của sinh viên - Qua đó, đề xuất, tìm ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng cho quá trình sử dụng học liệu mở.
|
- Essay
Authors: Nguyễn, Thuỳ Dương; Advisor: Lữ, Thị Mai Oanh (2022) - Hệ thống hóa một số khái niệm và lý thuyết cũng như xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài. Tìm hiểu về thực trạng của việc học tập theo nhóm. Phân tích những yếu tố tác động đến hiệu quả của việc học nhóm. Kiến nghị, đề xuất những giải pháp cụ thể để nâng cao hiệu quả học tập theo nhóm cho sinh viên nói chung và sinh viên năm nhất nói riêng
|