Browsing by Author Nguyễn, Quang Ngọc

Jump to: 0-9 A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z
or enter first few letters:  
Showing results 1 to 20 of 52
  • 191_p35-p371.pdf.jpg
  • Article


  • Authors: Nguyễn, Quang Ngọc (2007)

  • Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển là cơ sở nghiên cứu khoa học trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội có chức năng nghiên cứu khoa học và đào tạo sau đại học về Việt Nam học theo định hướng liên ngành. Trong thực tế, giữa nghiên cứu liên ngành và khu vực học có mối liên quan mật thiết với nhau. Khó có thể triển khai nghiên cứu liên ngành nếu không quan tâm đến nghiên cứu khu vực và không thể nghiên cứu khu vực nếu không tiếp cận liên ngành. Thành thử nghiên cứu khu vực lại trở thành phương pháp chủ đạo cho Việt Nam học liên ngành.

  • 307(1999-6)(3).pdf.jpg
  • Article


  • Authors: Nguyễn, Quang Ngọc (1999)

  • Ruộng thưởng công cho Lê Phụng Hiểu và sau Lê Phụng Hiểu, loại ruộng thưởng công thời Lý (ít ra là ở vùng Châu Á), đều được các bộ sử, các công trình nghiên cứu chuyên sâu về chế độ ruộng đất thời Lý gọi thống nhất là "Thác đao điền". "Thác thao điền", vì thế từ lâu đã trở thành một khái niệm, một thuật ngữ đương nhiên được thừa nhận và dường như không cần phải bàn thêm nữa

  • 02050005460.pdf.jpg
  • Thesis


  • Authors: Pisit, Amnuayngerntra;  Advisor: Nguyễn, Quang Ngọc (2018)

  • - Thông qua phương pháp tiếp cận liên ngành và Khu vực học, luận án là một công trình nghiên cứu tương đối toàn diện, hệ thống về quá trình biến đổi kinh tế, xã hội và văn hóa của cộng đồng người Việt Nam ở tỉnh Udonthani (Thái Lan). - Luận án tập trung khảo tả quá trình biến đổi kinh tế, xã hội và văn hóa của cộng đồng người Việt Nam ở tỉnh Udonthani dưới tác động của mối quan hệ Việt Nam - Thái Lan, chính sách và biện pháp của chính phủ Thái Lan đối với người Việt Nam ở Thái Lan trong mỗi giai đoạn và các tác động từ các điều kiện và hoàn cảnh xã hội bản địa. - Luận án xây dựng một bức tranh tổng thể về qua...

  • item.jpg
  • Thesis


  • Authors: Đỗ, Danh Huấn;  Advisor: Nguyễn, Quang Ngọc; Nguyễn, Thị Phương Chi (2022)

  • Một là, luận án sưu tầm và hệ thống các nguồn tư liệu liên quan tới đề tài, từ các sách, các bài viết đã xuất bản, tới các nguồn tài liệu lưu tại xã Hữu Bằng. Quá trình sưu tầm tư liệu được thực hiện bài bản, khoa học, đặc biệt là điền dã, khảo sát thực địa tại xã Hữu Bằng. Quá trình sưu tầm tư liệu đi liền với việc phê phán, chắt lọc và kiểm định độ tin cậy, xác thực của tư liệu. Hai là, luận án thực hiện hệ thống lại các cơ sở lý thuyết liên quan đến đề tài nghiên cứu, qua đó vận dụng các phương pháp nghiên cứu phù hợp để triển khai tại làng xã Hữu Bằng và vùng nông thôn ven đô phía Tây Hà Nội. Ba là, luận án có nhiệm vụ trả lời các câu hỏi nghiên cứu như: Nguyên nhân của những biến...

  • 02050006016.pdf.jpg
  • Dissertations


  • Authors: Nguyễn, Quang Hà;  Advisor: Nguyễn, Quang Ngọc; Nguyễn, Văn Sơn (2019)

  • Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài. Khảo sát toàn bộ các nguồn sử liệu về quy mô, cấu trúc của HTTL được sản sinh trong các triều đại Lý - Trần - Lê và các thời kỳ sau có liên quan. Phân loại các nguồn sử liệu về quy mô, cấu trúc của HTTL. Phân tích các đặc điểm bên ngoài của sử liệu, chỉ rõ: niên đại, địa điểm hình thành, tác giả và vật mang tin, qua đó xác định về tính xác thực của nguồn sử liệu. Khái quát các thông tin lịch sử về quy mô, cấu trúc HTTL thời Lý - Trần - Lê trong các nguồn sử liệu. Nhận xét, đánh giá các nguồn sử liệu về quy mô, cấu trúc của HTTL, từ đó đưa ra các kiến nghị và giải pháp để phát huy giá trị cho nguồn sử liệu.

  • 184(1979-1)_p41-54.pdf.jpg
  • Article


  • Authors: Nguyễn, Quang Ngọc; Phan, Đại Doãn (1979)

  • Trước đây, có nhiều tác giả nghiên cứu về phong trào nông dân Tây Sơn và đã có những kết quả cụ thể trên nhiều lĩnh vực. Tuy vậy, cho đến nay vẫn còn nhiều vấn đề đòi hỏi chúng ta phải tìm hiểu thêm, trong đó có vấn đề công cuộc chuẩn bị và xây dựng căn cứ địa trong buổi đầu của nghĩa quân Tây Sơn. Bài viết này nhằm làm sáng tỏ vấn đề nói trên.

  • 407(2010-3)_p04-16.pdf.jpg
  • Article


  • Authors: Nguyễn, Quang Ngọc (2010)

  • Cuộc khởi nghĩa nổ ra vào mùa Xuân, tháng 3 năm Canh Tý (năm 40) tại cửa sông Hát và bị Mã Viện đánh bại về cơ bản ở Cấm Khê vào đầu Hè, tháng 4 năm Quý Dậu (năm 43), thời gian tồn tại thực tế chỉ hơn 3 năm.

  • item.jpg
  • Thesis


  • Authors: Kim, Ki Hyun;  Advisor: Nguyễn, Quang Ngọc (2015)

  • Hệ thống hóa cơ sở lý luận về di sản vật thể tại làng cổ. Tìm hiểu, đánh giá diện mạo vật chất (di tích kiến trúc tôn giáo- tín ngưỡng, di tích các kiến trúc công cộng, di tích nhà cổ… ) của làng Đường Lâm Việt Nam. Tìm hiểu, đánh giá diện mạo vật chất (di tích kiến trúc tôn giáo- tín ngưỡng, di tích các kiến trúc công cộng, di tích nhà cổ… ) của làng An Đông, Hàn Quốc. So sánh các nét tương đồng và khác biệt trong diện mạo vật chất của hai làng Đường Lâm và An Đông, các quy chế và giải pháp bảo tồn làng cổ ở mỗi làng. Đề xuất thêm một số ý kiến nhằm giữ gìn và phát huy giá trị di sản làng cổ của Việt Nam và Hàn Quốc.

  • 279_PDFsam_25nam_Vnamhoc_theodinhhuong_liennganh (bong3).pdf.jpg
  • Conference Paper


  • Authors: Nguyễn, Quang Ngọc (2014)

  • Khu Cấm thành Thăng Long về căn bản là khu di chỉ khảo cổ học và trong lịch sử khảo cổ học đô thị Việt Nam đây là lần đầu tiên tiến hành khai quật khảo cổ học quy mô lớn đến 40.000 m², với hàng triệu hiện vật được phát hiện. Kết quả nghiên cứu bước đầu cho phép hình dung quy mô, cấu trúc, diện mạo của Cấm thành thành Thăng Long với những di tích kiến trúc đồ sộ và những di vật tiêu biểu cho đời sống và sinh hoạt cung đình. Tuy thế, diện tích khai quật khảo cổ học vẫn còn chiếm một tỷ lệ rất nhỏ so với diện tích của toàn bộ khu Cấm thành. Đó là chưa nói ngay tại khu đã khai quật khảo cổ học thì việc nghiên cứu, phân loại, phân tích, đánh giá các di tích và di vật cũng chưa triển khai đ...

  • 226((1986-1)(4).pdf.jpg
  • Article


  • Authors: Nguyễn, Quang Ngọc (1986)

  • Hoàng thành Thăng Long thời Lý Trần và lịch sử "Thập tam trại" là hai vấn đề lớn của lịch sử Thủ đô, đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, nhưng các ý kiến đưa ra lại không thống nhất, thậm chí có khi trái ngược nhau. Năm 1984, tác giả đã cùng với nhóm nghiên cứu kết hợp với Sở Văn hóa và Khoa sử Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội khảo sát lại các di tích trong vùng và đã đưa ra một số ý kiến đóng góp thêm về vấn đề Hoàng thành Thăng Long thời Lý Trần và lịch sử "Thập tam trại".

  • 245 p30-p36_Hoang Sa Truong Sa Nhung trang su duoc viet bang mau  _ GS.TS Nguyen Quang Ngoc.pdf.jpg
  • Article


  • Authors: Nguyễn, Quang Ngọc (2011)

  • Việt Nam có bờ biển dài, với vùng biển rộng. biển và đảo suốt tiến trình lịch sử luôn luôn giữ vị trí trọng yếu trong đời sống kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước. Từ thời kỳ tiền sử cho đến ngày nay, con người ở các vùng nội địa Việt Nam liên tục tiến ra chiếm lĩnh, khai phá, sinh sống trên các đảo, quần đảo. Bắt đầu từ các thời Lý - Trần - Lê, Biển Đông đã trở thành chiến lược phát triển của quốc gia Đại Việt. con đường mở mang bờ cõi xuống phía nam của dân tộc Việt Nam cũng đồng thời là con đường tiến ra chiếm lĩnh biển, đảo. Đây chính là cơ sở hết sức quan trọng, một bước chuẩn bị thiết yếu để trong bối cảnh lịch sử mới, các chính quyền Đàng Trong đã thực hiện được kỳ tích tuy...

  • 02050004011.pdf.jpg
  • Thesis


  • Authors: Đỗ, Văn Kiên;  Advisor: Nguyễn, Quang Ngọc (2020-03-21)

  • Khái quát các kết quả nghiên cứu về làng xã và hương ước. Tình hình và những thành quả, tồn tại trong nghiên cứu hương ước. Nghiên cứu, đánh giá về hương ước cải lương, thực trạng hương ước mới ở huyện Chương Mỹ. Phân tích hình thức, nội dung hương ước Chương Mỹ, so sánh, đối chiếu với các hệ thống hương ước cổ và hương ước cải lương Chương Mỹ với một số hương ước tiêu biểu của địa phương khác. Qua đó, rút ra những đặc điểm tiêu biểu của không gian văn hóa xã hội khu vực huyện Chương Mỹ phản ánh trong hương ước.

  • 051.pdf.jpg
  • Conference Paper


  • Authors: Nguyễn, Quang Ngọc (1998)

  • Làng vốn là một công xã nông thôn chuyển thành một đơnvị hành chính cấp cơ sở của Nhà nước nên tự nó hàm chứa cả hai yếu tố tự trị và phụ thuộc nhà nước, trong đó trên đại thể yếu tố thứ nhất càng ngược về thời kỳ xa xưa càng mạnh và trái lại yếu tố thứ hai càng gần với ngày nay càng chiếm ưu thế hơn.

  • item.jpg
  • Dissertation


  • Authors: Đặng, Ngọc Hà;  Advisor: Nguyễn, Quang Ngọc (2021)

  • Nội dung nghiên cứu của đề tài là : xây dựng cơ sở dữ liệu nghiên cứu. Nhiệm vụ này bao gồm các nội dung sưu tầm, lựa chọn tài liệu, xây dựng hệ cơ sở dữ liệu tổng hợp nhằm sử dụng cho quá trình nghiên cứu. Nghiên cứu, vận dụng cơ sở lí thuyết cho việc thực hiện luận án, trong đó lí thuyết về không gian lịch sử - văn hóa có tác dụng định hướng cách thức triển khai nội dung nghiên cứu của luận án. Triển khai tìm hiểu từng hợp phần/thành tố cấu thành nên không gian lịch sử - văn hóa vùng đất Mô Xoài, bao gồm cảnh quan tự nhiên, các lớp dân cư, lịch sử, văn hóa. Nhiệm vụ này nhằm xác định diện mạo của các thành tố trong không gian lịch sử - văn hóa vùng đất Mô Xoài.

  • V_L2_01883_Noi_dung.pdf.jpg
  • Thesis


  • Authors: Nguyễn, Thị Tô Hoài;  Advisor: Nguyễn, Quang Ngọc (2009)

  • Luận văn ThS. Việt Nam học -- Viện Việt Nam học và Khoa học Phát triển. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2009; Khảo sát một cách khái quát nhất về toàn bộ các lĩnh vực của điều kiện tự nhiên cũng như đời sống kinh tế - văn hoá - xã hội của làng Cọi Khê từ xưa đến nay. Nghiên cứu về tình hình kinh tế của làng Cọi Khê cả truyền thống và hiện đại, được chia thành hai (...); Electronic Resources

  • Nguyen Quang Ngoc.pdf.jpg
  • Article


  • Authors: Nguyễn, Quang Ngọc (2015)

  • Ngày 1 tháng 8 năm 2010, vừa tròn 1000 năm Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long, khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long được UNESCO công nhận là Di sản Văn hoá Thế giới, vì nó “phản ánh một chuỗi lịch sử nối tiếp nhau liên tục của các vương triều cai trị đất nước Việt Nam trên các mặt tư tưởng, chính trị, hành chính, luật pháp, kinh tế và văn hoá trong gần một ngàn năm” và vì trên thế giới thật hiếm tìm thấy một di sản nào khác “thể hiện được tính liên tục lâu dài như vậy của sự phát triển chính trị, văn hoá”. Tất cả đều bắt đầu từ sự nghiệp sáng lập, tổ chức Vương triều Lý và định đô Thăng Long của Lý Thái Tổ.

Browsing by Author Nguyễn, Quang Ngọc

Jump to: 0-9 A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z
or enter first few letters:  
Showing results 1 to 20 of 52
  • 191_p35-p371.pdf.jpg
  • Article


  • Authors: Nguyễn, Quang Ngọc (2007)

  • Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển là cơ sở nghiên cứu khoa học trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội có chức năng nghiên cứu khoa học và đào tạo sau đại học về Việt Nam học theo định hướng liên ngành. Trong thực tế, giữa nghiên cứu liên ngành và khu vực học có mối liên quan mật thiết với nhau. Khó có thể triển khai nghiên cứu liên ngành nếu không quan tâm đến nghiên cứu khu vực và không thể nghiên cứu khu vực nếu không tiếp cận liên ngành. Thành thử nghiên cứu khu vực lại trở thành phương pháp chủ đạo cho Việt Nam học liên ngành.

  • 307(1999-6)(3).pdf.jpg
  • Article


  • Authors: Nguyễn, Quang Ngọc (1999)

  • Ruộng thưởng công cho Lê Phụng Hiểu và sau Lê Phụng Hiểu, loại ruộng thưởng công thời Lý (ít ra là ở vùng Châu Á), đều được các bộ sử, các công trình nghiên cứu chuyên sâu về chế độ ruộng đất thời Lý gọi thống nhất là "Thác đao điền". "Thác thao điền", vì thế từ lâu đã trở thành một khái niệm, một thuật ngữ đương nhiên được thừa nhận và dường như không cần phải bàn thêm nữa

  • 02050005460.pdf.jpg
  • Thesis


  • Authors: Pisit, Amnuayngerntra;  Advisor: Nguyễn, Quang Ngọc (2018)

  • - Thông qua phương pháp tiếp cận liên ngành và Khu vực học, luận án là một công trình nghiên cứu tương đối toàn diện, hệ thống về quá trình biến đổi kinh tế, xã hội và văn hóa của cộng đồng người Việt Nam ở tỉnh Udonthani (Thái Lan). - Luận án tập trung khảo tả quá trình biến đổi kinh tế, xã hội và văn hóa của cộng đồng người Việt Nam ở tỉnh Udonthani dưới tác động của mối quan hệ Việt Nam - Thái Lan, chính sách và biện pháp của chính phủ Thái Lan đối với người Việt Nam ở Thái Lan trong mỗi giai đoạn và các tác động từ các điều kiện và hoàn cảnh xã hội bản địa. - Luận án xây dựng một bức tranh tổng thể về qua...

  • item.jpg
  • Thesis


  • Authors: Đỗ, Danh Huấn;  Advisor: Nguyễn, Quang Ngọc; Nguyễn, Thị Phương Chi (2022)

  • Một là, luận án sưu tầm và hệ thống các nguồn tư liệu liên quan tới đề tài, từ các sách, các bài viết đã xuất bản, tới các nguồn tài liệu lưu tại xã Hữu Bằng. Quá trình sưu tầm tư liệu được thực hiện bài bản, khoa học, đặc biệt là điền dã, khảo sát thực địa tại xã Hữu Bằng. Quá trình sưu tầm tư liệu đi liền với việc phê phán, chắt lọc và kiểm định độ tin cậy, xác thực của tư liệu. Hai là, luận án thực hiện hệ thống lại các cơ sở lý thuyết liên quan đến đề tài nghiên cứu, qua đó vận dụng các phương pháp nghiên cứu phù hợp để triển khai tại làng xã Hữu Bằng và vùng nông thôn ven đô phía Tây Hà Nội. Ba là, luận án có nhiệm vụ trả lời các câu hỏi nghiên cứu như: Nguyên nhân của những biến...

  • 02050006016.pdf.jpg
  • Dissertations


  • Authors: Nguyễn, Quang Hà;  Advisor: Nguyễn, Quang Ngọc; Nguyễn, Văn Sơn (2019)

  • Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài. Khảo sát toàn bộ các nguồn sử liệu về quy mô, cấu trúc của HTTL được sản sinh trong các triều đại Lý - Trần - Lê và các thời kỳ sau có liên quan. Phân loại các nguồn sử liệu về quy mô, cấu trúc của HTTL. Phân tích các đặc điểm bên ngoài của sử liệu, chỉ rõ: niên đại, địa điểm hình thành, tác giả và vật mang tin, qua đó xác định về tính xác thực của nguồn sử liệu. Khái quát các thông tin lịch sử về quy mô, cấu trúc HTTL thời Lý - Trần - Lê trong các nguồn sử liệu. Nhận xét, đánh giá các nguồn sử liệu về quy mô, cấu trúc của HTTL, từ đó đưa ra các kiến nghị và giải pháp để phát huy giá trị cho nguồn sử liệu.

  • 184(1979-1)_p41-54.pdf.jpg
  • Article


  • Authors: Nguyễn, Quang Ngọc; Phan, Đại Doãn (1979)

  • Trước đây, có nhiều tác giả nghiên cứu về phong trào nông dân Tây Sơn và đã có những kết quả cụ thể trên nhiều lĩnh vực. Tuy vậy, cho đến nay vẫn còn nhiều vấn đề đòi hỏi chúng ta phải tìm hiểu thêm, trong đó có vấn đề công cuộc chuẩn bị và xây dựng căn cứ địa trong buổi đầu của nghĩa quân Tây Sơn. Bài viết này nhằm làm sáng tỏ vấn đề nói trên.

  • 407(2010-3)_p04-16.pdf.jpg
  • Article


  • Authors: Nguyễn, Quang Ngọc (2010)

  • Cuộc khởi nghĩa nổ ra vào mùa Xuân, tháng 3 năm Canh Tý (năm 40) tại cửa sông Hát và bị Mã Viện đánh bại về cơ bản ở Cấm Khê vào đầu Hè, tháng 4 năm Quý Dậu (năm 43), thời gian tồn tại thực tế chỉ hơn 3 năm.

  • item.jpg
  • Thesis


  • Authors: Kim, Ki Hyun;  Advisor: Nguyễn, Quang Ngọc (2015)

  • Hệ thống hóa cơ sở lý luận về di sản vật thể tại làng cổ. Tìm hiểu, đánh giá diện mạo vật chất (di tích kiến trúc tôn giáo- tín ngưỡng, di tích các kiến trúc công cộng, di tích nhà cổ… ) của làng Đường Lâm Việt Nam. Tìm hiểu, đánh giá diện mạo vật chất (di tích kiến trúc tôn giáo- tín ngưỡng, di tích các kiến trúc công cộng, di tích nhà cổ… ) của làng An Đông, Hàn Quốc. So sánh các nét tương đồng và khác biệt trong diện mạo vật chất của hai làng Đường Lâm và An Đông, các quy chế và giải pháp bảo tồn làng cổ ở mỗi làng. Đề xuất thêm một số ý kiến nhằm giữ gìn và phát huy giá trị di sản làng cổ của Việt Nam và Hàn Quốc.

  • 279_PDFsam_25nam_Vnamhoc_theodinhhuong_liennganh (bong3).pdf.jpg
  • Conference Paper


  • Authors: Nguyễn, Quang Ngọc (2014)

  • Khu Cấm thành Thăng Long về căn bản là khu di chỉ khảo cổ học và trong lịch sử khảo cổ học đô thị Việt Nam đây là lần đầu tiên tiến hành khai quật khảo cổ học quy mô lớn đến 40.000 m², với hàng triệu hiện vật được phát hiện. Kết quả nghiên cứu bước đầu cho phép hình dung quy mô, cấu trúc, diện mạo của Cấm thành thành Thăng Long với những di tích kiến trúc đồ sộ và những di vật tiêu biểu cho đời sống và sinh hoạt cung đình. Tuy thế, diện tích khai quật khảo cổ học vẫn còn chiếm một tỷ lệ rất nhỏ so với diện tích của toàn bộ khu Cấm thành. Đó là chưa nói ngay tại khu đã khai quật khảo cổ học thì việc nghiên cứu, phân loại, phân tích, đánh giá các di tích và di vật cũng chưa triển khai đ...

  • 226((1986-1)(4).pdf.jpg
  • Article


  • Authors: Nguyễn, Quang Ngọc (1986)

  • Hoàng thành Thăng Long thời Lý Trần và lịch sử "Thập tam trại" là hai vấn đề lớn của lịch sử Thủ đô, đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, nhưng các ý kiến đưa ra lại không thống nhất, thậm chí có khi trái ngược nhau. Năm 1984, tác giả đã cùng với nhóm nghiên cứu kết hợp với Sở Văn hóa và Khoa sử Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội khảo sát lại các di tích trong vùng và đã đưa ra một số ý kiến đóng góp thêm về vấn đề Hoàng thành Thăng Long thời Lý Trần và lịch sử "Thập tam trại".

  • 245 p30-p36_Hoang Sa Truong Sa Nhung trang su duoc viet bang mau  _ GS.TS Nguyen Quang Ngoc.pdf.jpg
  • Article


  • Authors: Nguyễn, Quang Ngọc (2011)

  • Việt Nam có bờ biển dài, với vùng biển rộng. biển và đảo suốt tiến trình lịch sử luôn luôn giữ vị trí trọng yếu trong đời sống kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước. Từ thời kỳ tiền sử cho đến ngày nay, con người ở các vùng nội địa Việt Nam liên tục tiến ra chiếm lĩnh, khai phá, sinh sống trên các đảo, quần đảo. Bắt đầu từ các thời Lý - Trần - Lê, Biển Đông đã trở thành chiến lược phát triển của quốc gia Đại Việt. con đường mở mang bờ cõi xuống phía nam của dân tộc Việt Nam cũng đồng thời là con đường tiến ra chiếm lĩnh biển, đảo. Đây chính là cơ sở hết sức quan trọng, một bước chuẩn bị thiết yếu để trong bối cảnh lịch sử mới, các chính quyền Đàng Trong đã thực hiện được kỳ tích tuy...

  • 02050004011.pdf.jpg
  • Thesis


  • Authors: Đỗ, Văn Kiên;  Advisor: Nguyễn, Quang Ngọc (2020-03-21)

  • Khái quát các kết quả nghiên cứu về làng xã và hương ước. Tình hình và những thành quả, tồn tại trong nghiên cứu hương ước. Nghiên cứu, đánh giá về hương ước cải lương, thực trạng hương ước mới ở huyện Chương Mỹ. Phân tích hình thức, nội dung hương ước Chương Mỹ, so sánh, đối chiếu với các hệ thống hương ước cổ và hương ước cải lương Chương Mỹ với một số hương ước tiêu biểu của địa phương khác. Qua đó, rút ra những đặc điểm tiêu biểu của không gian văn hóa xã hội khu vực huyện Chương Mỹ phản ánh trong hương ước.

  • 051.pdf.jpg
  • Conference Paper


  • Authors: Nguyễn, Quang Ngọc (1998)

  • Làng vốn là một công xã nông thôn chuyển thành một đơnvị hành chính cấp cơ sở của Nhà nước nên tự nó hàm chứa cả hai yếu tố tự trị và phụ thuộc nhà nước, trong đó trên đại thể yếu tố thứ nhất càng ngược về thời kỳ xa xưa càng mạnh và trái lại yếu tố thứ hai càng gần với ngày nay càng chiếm ưu thế hơn.

  • item.jpg
  • Dissertation


  • Authors: Đặng, Ngọc Hà;  Advisor: Nguyễn, Quang Ngọc (2021)

  • Nội dung nghiên cứu của đề tài là : xây dựng cơ sở dữ liệu nghiên cứu. Nhiệm vụ này bao gồm các nội dung sưu tầm, lựa chọn tài liệu, xây dựng hệ cơ sở dữ liệu tổng hợp nhằm sử dụng cho quá trình nghiên cứu. Nghiên cứu, vận dụng cơ sở lí thuyết cho việc thực hiện luận án, trong đó lí thuyết về không gian lịch sử - văn hóa có tác dụng định hướng cách thức triển khai nội dung nghiên cứu của luận án. Triển khai tìm hiểu từng hợp phần/thành tố cấu thành nên không gian lịch sử - văn hóa vùng đất Mô Xoài, bao gồm cảnh quan tự nhiên, các lớp dân cư, lịch sử, văn hóa. Nhiệm vụ này nhằm xác định diện mạo của các thành tố trong không gian lịch sử - văn hóa vùng đất Mô Xoài.

  • V_L2_01883_Noi_dung.pdf.jpg
  • Thesis


  • Authors: Nguyễn, Thị Tô Hoài;  Advisor: Nguyễn, Quang Ngọc (2009)

  • Luận văn ThS. Việt Nam học -- Viện Việt Nam học và Khoa học Phát triển. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2009; Khảo sát một cách khái quát nhất về toàn bộ các lĩnh vực của điều kiện tự nhiên cũng như đời sống kinh tế - văn hoá - xã hội của làng Cọi Khê từ xưa đến nay. Nghiên cứu về tình hình kinh tế của làng Cọi Khê cả truyền thống và hiện đại, được chia thành hai (...); Electronic Resources

  • Nguyen Quang Ngoc.pdf.jpg
  • Article


  • Authors: Nguyễn, Quang Ngọc (2015)

  • Ngày 1 tháng 8 năm 2010, vừa tròn 1000 năm Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long, khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long được UNESCO công nhận là Di sản Văn hoá Thế giới, vì nó “phản ánh một chuỗi lịch sử nối tiếp nhau liên tục của các vương triều cai trị đất nước Việt Nam trên các mặt tư tưởng, chính trị, hành chính, luật pháp, kinh tế và văn hoá trong gần một ngàn năm” và vì trên thế giới thật hiếm tìm thấy một di sản nào khác “thể hiện được tính liên tục lâu dài như vậy của sự phát triển chính trị, văn hoá”. Tất cả đều bắt đầu từ sự nghiệp sáng lập, tổ chức Vương triều Lý và định đô Thăng Long của Lý Thái Tổ.