- Other
Authors: Hoàng, Mộc Lan; Nguyễn, Bá Đạt; Nguyễn, Minh Hằng; Phạm, Mạnh Hà; Phạm, Tất Dong; Đào, Thị Oanh (2000) - Việc giảng dậy thì chương trình đào tạo kết hợp hài hoà giữa lý thuyết, thực hành, thực tập thực tế
Việc tổ chức các hoạt động chung của sinh viên: gồm nhiều hoạt động nhằm giải quyết các nhiệm vụ học tập bên cạnh đó có chế độ khuyến khích, động viên, khen thưởng kịp thời
Vấn đề tuyển chọn, bồi dưỡng, đào tạo nữ giảng viên: Nữ sinh viên được tuyển chọn làm cán bộ giảng dạy phải được chuẩn bị đáp ứng được công tác giáo dục về phẩm chất trí tuệ, tri thức, năng lực giảng dậy
Khảo sát thực trạng uy tín của nữ giáo viên đối với sự hình thành và phát triển nhân cách nữ sinh viên
Phân tích tài liệu về uy tín của nữ giáo viên và vai trò của nó đối với công tác giáo dục đào tạo
Đặc điểm t...
|
- Essay
Authors: Lê, Bá An; Advisor: Phạm, Mạnh Hà (2021) - Ảnh hưởng xã hội liên quan đến những nỗ lực có chủ đích và không chủ ý nhằm thay đổi niềm tin, thái độ hoặc hành vi của người khác. Không giống như thuyết phục, thường là có chủ ý và đòi hỏi một số mức độ nhận thức về mục tiêu, ảnh hưởng xã hội có thể là vô tình hoặc ngẫu nhiên. Ảnh hưởng xã hội thường hoạt động thông qua quá trình xử lý thông tin. Do đó, mục tiêu có thể không biết về những ảnh hưởng xã hội đang tác động vào mình. Không giống như việc đạt được sự tuân thủ, thường là hướng đến mục tiêu, ảnh hưởng xã hội thường không hướng đến mục tiêu cụ thể mà thường là một nhóm các cá thể và kết quả có thể không nhất quán hoặc không liên quan đến mục tiêu của người giao tiếp. Ảnh hưở...
|
- Essay
Authors: Đỗ, Hoàng Dương; Nguyễn, Thùy Dương; Nguyễn, Thị Hương Giang; Advisor: Phạm, Mạnh Hà (2021) - Thực tế cuộc sống nhà trường trong bối cảnh thông tin bùng nổ, các phương tiện truyền thông phát triển, thay đổi nhanh chóng đã làm nảy sinh nhiều vấn đề tác động mạnh đến việc học tập và sinh hoạt của H . Trong đó có những vấn đề không thể giải quyết được trong khuôn khổ phạm vi, chương trình giáo dục theo nhiệm vụ được giao như đ nh hướng cho H cách quan hệ giao tiếp, ứng xử giữa H -H ,G -H ,PH H ,bạolựchọc đường, quan hệ giữa các bạn trẻ, tình bạn khác giới, giáo dục hướng nghiệp và phân luồng cho H sau phổ thông để các em phát hiện đ ng và phát triển hết tiềm năng của bản thân... ặt khác, đối với H phổ thông, khi mà nhân cách các em đang trong quá trình hình thành, phát triển có t...
|
- Thesis
Authors: Phạm, Thị Tới; Advisor: Phạm, Mạnh Hà (2014) - Nghiên cứu cơ sở lý luận về kỹ năng tự học của học viên trường trung
cấp. Nghiên cứu thực trạng kỹ năng tự học của học viên trường trung cấp Cảnh sát vũ trang. Đề xuất một số kiến nghị nhằm góp phần giúp học viên hình thành được kỹ năng tự học trong học tập và rèn luyện.
|
- Essay
Authors: Nguyễn, Anh Đức; Advisor: Phạm, Mạnh Hà; Hoàng, Mộc Lan (2021) - Mỗi cá nhân đều có sự tương tác qua lại với những cá nhân khác hoặc là cả một nhóm người trong một xã hội cụ thể. Việc hiểu biết rõ những người khác là điều không dễ dàng bởi mỗi người khác đều là một ấn số với chúng ta. Dù vậy thì chúng ta vẫn cố gắng để hiểu họ phần nào đó để nhằm phán đoán xem họ đang cảm thấy gì, suy nghĩ ra sao thông qua những dấu hiệu phi ngôn ngữ mà họ thể hiện. Tri giác xã hội là một quá trình mà ở đó cá nhân sẽ xây dựng hình ảnh về người khác thông qua đó để nhằm hiểu được mục đích, hành vi của họ.
|
- Essay
Authors: Nguyễn, Phương Anh; Advisor: Phạm, Mạnh Hà; Hoàng, Mộc Lan (2022) - Theo Bruner (1947), tri giác xã hội được hiểu là sự cảm nhận, hiểu biết, đánh giá của chủ thể tri giác về các đối tượng xã hội như bản thân, người khác, một nhóm người hay một cộng đồng xã hội. Tri giác xã hội là hiện tượng nhận biết các hiện tượng xã hội. Nó phụ thuộc vào đối tượng mà chúng ta đang tri giác, đặc biệt là phụ thuộc vào mục đích, kinh nghiệm và nguyện vọng của chúng ta. Và nó cũng phụ thuộc vào hoàn cảnh, bối cảnh của chúng ta.
|
- Essay
Authors: Nguyễn, Thị Phương Liên; Advisor: Phạm, Mạnh Hà; Hoàng, Mộc Lan (2022) - Trong phần dẫn luận này, chúng tôi tập trung phân tích các cơ chế của ảnh hưởng xã hội như bắt chước, lây lan, so sánh, ám thị. Tiếp theo, hai đặc trưng quan trọng nhất của hiện tượng ảnh hưởng xã hội, đó là tính khuôn phép và sự vâng theo cũng được trình bày như là các áp lực đối với cá nhân trước sức ép của nhóm hay sức ép của một mệnh lệnh từ uy quyền hợp pháp. Những áp lực này đã buộc cá nhân đôi khi phải thay đổi hành vi của mình cho phù hợp với bối cảnh mà cá nhân rơi vào. Những thực nghiệm được mô tả trong bài này chủ yếu tập trung vào các vấn đề như: tính khuôn phép, áp lực, sự vâng theo… với mục đích lý giải một số vấn đề tâm lý của hiện tượng ảnh hưởng xã hội.
|
- Essay
Authors: Nguyễn, Đức Cường; Advisor: Phạm, Mạnh Hà; Hoàng, Mộc Lan (2022) - Trong thực tế, không có người lãnh đạo nào mang tính đặc trưng của một phong cách lãnh đạo thuần túy, họ chỉ thiên về kiểu lãnh đạo này hay khác khi điều hành từng hoạt động cụ thể. Thực ra , tất cả các người lãnh đạo buộc phải khi là người độc đoán, khi là người dân chủ. Điều này không chỉ phụ thuộc vào phẩm chất cá nhân của người lãnh đạo mà còn phụ thuộc vào các phẩm chất khác nhau của các thành viên trong nhóm cũng như đặc điểm lao động của nhóm.
|
- Essay
Authors: Đỗ, Thị Ly; Advisor: Phạm, Mạnh Hà; Hoàng, Mộc Lan (2021) - Người lãnh đạo sử dụng phong cách lãnh đạo dân chủ là người biết phân chia quyền lực, biết thu hút tập thể vào công việc chung trên cơ sở tôn trọng những ý kiến đóng góp của 5 họ. Đặc điểm tâm lý của phong cách lãnh đạo này được biểu hiện là lòng thương người, tin vào quần chúng, cởi mở, chan hòa, dễ gần gũi và đồng cảm nhưng lại thiếu quyết đoán. Trong hoạt động giao tiếp người lãnh đạo luôn tỏ ra ôn tồn, biết kìm nén những cảm xúc cá nhân, có thái độ thân thiện, tôn trọng người khác. Chính nhờ phong cách lãnh đạo dân chủ này mà các nhà quản trị tạo ra bầu không khí cởi mở, chân thành, làm cho mọi người cảm thấy thoải mái, tự tin trong khi hoàn thành nhiệm vụ.
|
- Article
Authors: Đặng, Thị Bồng; Nguyễn, Ngọc Yến; Phạm, Mạnh Hà (2013) - Nông nghiệp, nông dân, nông thôn luôn là vấn đề mà nhà nước đặc biệt quan tâm. Nhà nước luôn có các chính sách ưu đãi nhằm khuyến khích, hỗ trợ cho nông dân trong quá trình sản xuất. Trong điều kiện hiện nay các chính sách của nhà nước đối với nông dân đã đạt được một số kết quả nhất định, tuy nhiên, các chính sách cũng đã và đang bộc lộ nhiều hạn chế và chưa đạt được hiệu quả như mong muốn
|
- Essay
Authors: Lê, Thị Thúy; Advisor: Phạm, Mạnh Hà; Hoàng, Mộc Lan (2022) - Chính từ định kiến có thể dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng trong các mối quan hệ xã hội (phân biệt đối xử trong gia đình, kỳ thị chủng tộc, xung đột tôn giáo…). Do đó, xóa bỏ định kiến là một yêu cầu rất thiết thực mà xã hội đặt ra, đòi hỏi các nhà quản lý, các nhà khoa học mà trước hết là những nhà tâm lý học phải đi sâu tìm hiểu và đưa ra những biện pháp cụ thể nhằm giải quyết nó.
|
- Essay
Authors: Lê, Diệu Linh; Advisor: Phạm, Mạnh Hà (2022) - Tính không chính xác, tính sai lệch là một trong những đặc điểm cơ bản của định khuôn xã hội. Đặc điểm này có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như định khuôn thường gắn với những đặc điểm của một số cá nhân thành viên cho tất cả những thành viên khác trong nhóm; định khuôn của các dân tộc khác thường dựa trên sự so sánh với các đặc điểm của chính dân tộc mình mà không theo một tiêu chuẩn chung nào cả. Ngoài ra còn do các đặc điểm trong định khuôn xã hội thường mang tính chủ quan và chịu sự chi phối của mối quan hệ giữa các nhóm.
|
- Thesis
Authors: Phạm, Thị Hường; Advisor: Phạm, Mạnh Hà (2023) - Xác định cơ sở lí luận của hoạt động dạy học và QL hoạt động dạy học ở Trung tâm GDTX. Nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động dạy học theo định hướng
phát triển năng lực tại các Trung tâm GDTX trên địa bàn tỉnh Hà Nam; từ đó phân tích nguyên nhân của thực trạng. Đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo định hướng
phát triển năng lực tại các Trung tâm GDTX trên địa bàn tỉnh Hà Nam. Khảo nghiệm về mức độ cần thiết và khả thi của các biện pháp quản
lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực tại các Trung tâm GDTX trên địa bàn tỉnh Hà Nam
|
- Thesis
Authors: Đỗ, Thị Loan; Advisor: Nguyễn, Thanh Tùng; Phạm, Mạnh Hà (2024) - Nghiên cứu cơ sở lí luận về quản lý phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3 - 4 tại các trường mầm non theo hướng tích hợp. Khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3-4 tại các trường mầm non thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên theo hướng tích hợp. Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3-4 tại các trường mầm non thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên theo hướng tích hợp.
|
- Thesis
Authors: Lê, Thị Thuý Anh; Advisor: Phạm, Mạnh Hà (2023) - Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý hoạt động phòng, tránh tai nạn thương tích(TNTT) cho trẻ ở các trường mầm non huyện Yên Lạc-tỉnh Vĩnh Phúc. Khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động phòng, tránh tai nạn thương tích cho trẻ của Hiệu trưởng tại các trường mầm non huyện Yên Lạctỉnh Vĩnh Phúc và phân tích nguyên nhân của thực trạng quản lý. Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động phòng, tránh TNTT cho trẻ tại các trường mầm non huyện Yên Lạc- tỉnh Vĩnh Phúc.
|
- Thesis
Authors: Trần, Minh Tuấn; Advisor: Hà, Minh Phương; Phạm, Mạnh Hà (2024) - Nghiên cứu các lý thuyết cơ bản liên quan đến hoạt động tự học và quản lý hoạt động tự học của học viên trong hệ thống đào tạo theo học chế tín chỉ. Đánh giá thực trạng về hoạt động tự học của học viên tại Trường Sĩ quan Thông tin, đồng thời phân tích các phương pháp quản lý mà nhà trường đang áp dụng. Đề xuất các biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả tự học của học viên tại Trường Sĩ quan Thông tin, phù hợp với yêu cầu của học chế tín chỉ.
|
- Thesis
Authors: Nguyễn, Thị Đào; Advisor: Phạm, Mạnh Hà (2022) - Trên cơ sở nghiên cứu cứu lí luận và khảo sát thực tiễn, đánh giá
thực trạng quản lý các hoạt động quản lý môi trường giáo dục lấy trẻ làm
trung tâm tại các trường mầm non thuộc huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn,
qua đó đề xuất các giải pháp quản lý môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung
tâm của các trường mầm non trên địa bàn huyện ngày càng tốt hơn, góp
phần nâng cao chất lượng chăm sóc và giáo dục trẻ đáp ứng yêu cầu đổi mới
giáo dục mầm non.
|
- Thesis
Authors: Phạm, Thị Hồng Ngọc; Advisor: Phạm, Mạnh Hà (2022) - Nghiên cứu hệ thống cơ sở lý luận về quản lý tuyển sinh ở trường
cao đẳng nghề đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.
Đánh giá thực trạng quản lý tuyển sinh tại trường Cao đẳng nghề
Công nghệ cao Hà Nội đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.
Đề xuất biện pháp quản lý tuyển sinh tại trường Cao đẳng nghề
Công nghệ cao Hà Nội đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay
|
- Thesis
Authors: Nguyễn, Thị Thanh Hiền; Advisor: Phạm, Mạnh Hà (2024) - Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về quản lý xây dựng “Trường học hạnh phúc” (THHP) ở các
trường Tiểu học (TTH) theo hướng kỷ luật tích cực(KLTC). Khảo sát thực trạng, phân tích, đánh giá kết quả khảo sát thực trạng quản lý
xây dựng THHP ở các TTH huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh theo hướng KLTC.
Đề xuất một số biện pháp quản lý xây dựng THHP ở các TTH huyện Yên
Phong, tỉnh Bắc Ninh theo hướng KLTC.
Khảo nghiệm sự cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý
được đề xuất trong đề tài luận văn.
|
- Thesis
Authors: Trịnh, Thị Thúy Hạnh; Advisor: Phạm, Mạnh Hà (2023) - Nghiên cứu cơ sở lý luận về hoạt động tạo động lực làm việc cho đội ngũ GV trường trung THCS trong bối cảnh hiện nay. Khảo sát và đánh giá thực trạng hoạt động tạo động lực cho đội ngũ các trường GV THCS của thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh trong bối cảnh hiện nay. Đề xuất một số biện pháp tạo động lực cho đội ngũ GV các trường THCS của thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh trong bối cảnh hiện nay. Khảo nghiệm tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp được tác giả đề xuất trong chương 3 của luận văn
|