- Article
Authors: Tạ, Hòa Phương (2007) - Đến Đà Lạt, nhớ ca từ của một bài hát về
thành phố thơ mộng trên cao nguyên, tôi bảo người lái xe cho xem Mi-mô-sa. Nghe nói mùa này hoa đang nở. Và đây rồi, những chùm hoa Mi-mô-sa vàng ánh lên trong nắng sớm, như những “mặt trời bé con”. Những đóa hoa hình
cầu, gồm rất nhiều tia vàng mỏng mảnh như tỏa sáng giữa những cánh lá đơn rộng bản ánh bạc. Quả thực, loài hoa này đã góp phần tạo cho Đà Lạt một ấn tượng khó quên.
|
- Other
Authors: Nguyễn, Ngọc Khôi; Nguyễn, Văn Minh; Tạ, Hòa Phương; Nguyễn, Thị Minh Thuyết (2006) - Nghiên cứu, chuẩn hóa các tuyến hành trình, các điểm khảo sát trong vùng thực tập địa chất đại cương ở 3 khu vực: Ba Vì (Hà Tây), Kiến An và Đồ Sơn (Hải Phòng). Nghiên cứu tập cuội kết núi lửa trong hệ tầng Viên Nam ở khu vực Ba Vì. Nghiên cứu bổ sung về trật tự địa tầng của các tập đá của hệ tầng Đồ Sơn trong khu vực bán đảo Đồ Sơn - Hải Phòng
|
- Conference Paper
Authors: Đặng, Văn Bào; Nguyễn, Cao Huần; Tạ, Hòa Phương; Trương, Quang Hải; Vũ, Văn Tích (2011) - Công viên địa chất toàn cầu cao nguyên đá Đồng Văn là vùng cảnh quan đặc sắc của nước ta, cũng là vùng có điều kiện thiên nhiên không phù hợp cho phát triển kinh tế nói chung. Phát triển du lịch bền vững được xem là hướng phát triển ưu tiên cho cao nguyên đá.
|
- Article
Authors: Tạ, Hòa Phương (2017) - Cổ sinh vật học là một trong những chuyên ngành cơ bản của khoa học địa chất, chuyên nghiên cứu dấu tích của các sinh vật đã từng tồn tại trên Trái Đất. So với sinh giới ngày nay thì thế giới sinh vật đã bị tuyệt diệt đông đảo gấp nhiều lần. Nhiều nhóm sinh vật đã thay thế nhau xuất hiện rồi biến mất theo quy luật chọn lọc tự nhiên.
|
- Article
Authors: Tạ, Hòa Phương (2017) - Một trong các dạng tồn tại của hóa thạch là các di tích không có nguồn gốc từ xác chết, mà chỉ là những dấu vết hoặc những sản phẩm hoạt động sống của chúng. Do đó có những sản phẩm sinh hoạt của sinh vật đã bắt đầu biến đổi để trở thành hoá thạch ngay khi chính những con vật sinh ra chúng vẫn còn sống.
|
- Article
Authors: Tạ, Hòa Phương; Nguyễn, Văn Hoàn; Phạm, Nguyên Phương (2004) - A supplementary collection of Brachiopod and Pelecypod fossils has recently been gathered from the Duong Dong formation in Kinh Mon area, Hai Duong province which includes Carinatina cf. arimaspa (Eichw.), Desquamatia sp., Atrypa sp., Retichonetes sp., Bacbochonetes ja n v ie r i Rach., Perichonetes mutabilis Xu, Leptostrophia sp. The above- mentioned fossils are approximately of Praga-Emsi age (Early Devonian).
Through the analysis of substantial composition, rock facies, age and the interrelation of the Duong Dong formation (Dị. clđ) with the Kien An (S;;., kn) and Do Son (Dds) formations, one question has been put forward by the authors whether the sedimentary formations...
|
- Article
Authors: Tạ, Hòa Phương (2017) - Động vật Bò sát, Chim và Có vú tập hợp thành nhóm động vật nguyên sinh sống ở trên cạn (động vật có màng phôi). Bò sát là lớp thấp nhất của nhóm này.
Cuộc sống của hầu hết động vật Bò sát không còn liên quan với môi trường nước. Chúng là những động vật máu lạnh, thân nhiệt phụ thuộc nhiệt độ môi trường. Động vật Bò sát đẻ trứng. Phía ngoài cơ thể có lớp sừng bao bọc. Vì vậy động vật Bò sát có khả năng sống trong những sinh cảnh khô khan nhất.
Quá trình tiến hoá của động vật Bò sát thể hiện rõ ở cấu trúc của hộp sọ. Sọ của đa số động vật Bò sát được gắn với đốt sống cổ nhờ 1 lồi cầu chẩm. Hàm dưới thường do 7 xương hợp thành. Răng động vật Bò sát đa dạng, thường có hình nón, không ...
|
- Article
Authors: Tạ, Hòa Phương (2017) - Động vật chân khớp là ngành động vật có số lượng loài đông đảo nhất (hơn 2000 000 loài) trên Trái Đất. Chúng thích nghi với nhiều điều kiện sống rất khác nhau. Tất cả động vật chân khớp đều có cơ thể phân đốt và đối xứng hai bên. Số lượng đốt giao động từ 8 đến 180. Các đốt có hình dạng khác nhau, một số gắn liền nhau tạo nên các phần của cơ thể; thường người ta phân biệt thành ba phần: đầu, ngực, bụng. Thường mỗi đốt đều mang chi. Các chi gắn kết động với đốt thân và cấu tạo từ những phần riêng biệt, có các chức năng khác nhau.
Cơ thể động vật Chân khớp có các lớp cuticun bền vững bao bọc, lớp này thường tạo thành một bộ giáp cứng. Động vật Chân khớp tăng lớn theo chu kỳ, nó chỉ lớ...
|
- Article
Authors: Tạ, Hòa Phương (2017) - Chitinozoa được dùng để chỉ nhóm vi cổ sinh có có dạng túi bao, cốc, chén với vỏ hữu cơ (từng được cho là vỏ kitin, nên có tên gọi Chitinozoa), nhưng thực ra không đúng như vậy. Còn nhiều bí ẩn về nhóm sinh vật được coi thuộc giới động vật này. Ý nghĩa sinh học của loại hóa thạch này và vị trí phân loại của chúng đã là vấn đề gây tranh cãi, nhưng giả thuyết đây là trứng của một loại động vật đa bào thân mềm (“Chitinozoan-animals”) có vẻ hợp lý nhất. Những phân tích gần đây về thành phần hóa học của Chitinozoa cho thấy lớp vỏ của chúng được cấu tạo bởi các phân tử hữu cơ phức tạp với một mạng lưới kerogen chủ yếu thuộc nhóm vòng thơm nhưng cho đến nay không có lớp kitin nào được tìm th...
|
- Article
Authors: Tạ, Hòa Phương (2017) - Ngành Da gai gồm những động vật đơn lẻ sống trong biển. Một số động vật Da gai sống di động, số còn lại sống cố định.
Đặc điểm nổi bật của động vật ngành Da gai là trong cấu tạo cơ thể của chúng có hệ chân mút. Đó thực chất là một phần của khoang cuống thứ sinh được tách ra, trong chứa chất lỏng có thành phần gần giống với nước biển. Các chân mút làm nhiệm vụ của cơ quan xúc giác và trao đổi khí. Ở Da gai không cuống các chân mút còn có chức năng của cơ quan vận động (hình 1)
Cơ thể động vật Da gai có dạng sao, dạng cầu, dạng túi, dạng cây v.v. và được đặc trưng bởi đối xứng năm tia. Tính đối xứng của động vật Da gai thể hiện ở cả những đặc điểm cấu tạo bên trong và bên ngoài. Khung...
|
- Article
Authors: Tạ, Hòa Phương (2017) - Dạng bút thạch là một phụ ngành của ngành Nửa dây sống (Hemichordata), gồm những động vật sống ở biển theo kiểu quần thể, di động hoặc cố định. Bộ xương quần thể cấu tạo từ những nhánh thẳng hoặc cong, tách rời hoặc liên hệ với nhau bằng các nhánh nối. Dọc theo các nhánh đó phân bố các ổ (theca) trong đó chứa các cá thể. Ở phần đầu của mỗi nhánh có một ổ phôi (prosicula) hình nón, cấu tạo từ các sợi graptin sắp xếp chặt chẽ với nhau theo một đường khâu hình chữ chi. Các ổ có dạng ống trụ hay hình chóp, xếp nghiêng so với trục dọc của nhánh. Chúng có thể có một phần vách tiếp giáp với nhau hoặc hoàn toàn biệt lập và được xếp thành một, hai, hiếm khi đến bốn hàng, dọc theo các nhánh.
Q...
|
- Article
Authors: Tạ, Hòa Phương (2017) - Thuật ngữ "Conodonten" được Ch. Pander (1856) sử dụng để chỉ những yếu tố vi hoá thạch dạng răng hình chóp nón mà ông tìm thấy trong cát kết tuổi Ordovic ở gần Xant Petersburg (Nga). Hiện nay hóa thạch Răng nón được phát hiện trên khắp các châu lục, trong khoảng địa tầng từ Ordovic hạ đến Trias thượng, có một số ý kiến cho rằng chúng có mặt trầm tích từ Cambri thượng đến Creta thượng. Hóa thạch Răng nón có ý nghĩa địa tầng tốt, đặc biệt là những đại biểu biển khơi. Chúng được phân chia thành các đới sinh địa tầng, có ý nghĩa đối sánh quốc tế. Một số ranh giới thời địa tầng được khẳng định trên cơ sở các đới Răng nón, ví dụ ranh giới D/C, ranh giới F/F.
|
- Article
Authors: Tạ, Hòa Phương (2017) - Lớp Thú, còn gọi là Động vật có vú, hiện nay giữ địa vị thống trị trong số các Động vật có xương sống, bao gồm những động vật có màng ối phát triển hoàn hảo nhất. Chúng có nhiều đặc điểm tiến bộ trong cấu trúc cơ thể như bộ răng phân dị, các giác quan được hoàn thiện, đặc biệt là các cơ quan của hệ thần kinh trung ương và sự có mặt của nhau thai. Khác với Chim và Bò sát, tất cả Thú thuộc loại đẻ con. Phôi phát triển trong tử cung của cá thể mẹ, được bao bọc bởi màng phôi.
Thú gồm các động vật máu nóng nên cuộc sống của chúng ít bị phụ thuộc vào các điều kiện khí hậu hơn so với Bò sát. Chúng sống trên khắp Trái Đất và chiếm lĩnh tất cả các sinh cảnh có khả năng sống được.
Thú thườ...
|
- Article
Authors: Tạ, Hòa Phương (2017) - Sợi chích gồm những động vật đa bào hai lá phôi sống chủ yếu ở biển, đôi khi cũng gặp chúng trong các thuỷ vực nước ngọt. Những Sợi chích sống bám đáy được gọi là polip, số khác có cuộc sống bơi lội tự do được gọi là sứa. Hiện nay có khoảng10.000 loài Sợi chích đang sống
(gồm thuỷ tức, sứa, san hô, hải quỳ) và trên 10.000 loài hoá thạch đã được phát hiện. Thân polip có hình trụ. Miệng polip dẫn tới khoang ruột, là khoang được lót bởi các tế bào nội bì. Xung quanh lỗ miệng có những râu xúc giác (xúc tu), thường tạo thành một hay vài vành râu. Sứa có dạng một cái dù, các râu xúc giác phân bố ở xung quanh, còn miệng thì ở
trung tâm, phía dưới. Cơ quan tấn công và tự vệ của Sợi chích...
|
- Article
Authors: Tạ, Hòa Phương; Đoàn, Nhật Trưởng (2007) - Hệ tầng Đa Niêng (với tên gọi ban đầu là "điệp Đa Niêng”) ở Tây Bắc Bộ được Nguyễn Xuân Bao [1] xác lập năm 1969 trong quá trình đo vẽ địa chất tờ Vạn Yên, tỉ lệ 1:200.000. Tuy nhiên, trong một số công trình nghiên cứu về sau hệ tầng không được công nhận là một phân vị độc lập. Khi khảo sát lại các mặt cắt của hệ tầng và vận dụng Qui phạm địa tầng Việt Nam (1994), chúng tôi nhận thấy vẫn cần coi hệ tầng Đa Niêng là một phân vị thạch địa tầng độc lập. Bài viết này nhằm khẳng định điều đó, bổ sung những tư liệu mới về nội dung, khối lượng cũng như về cơ sở cổ sinh định tuổi cho hệ tầng. Tài liệu trong bài viết chủ yếu do các tác giả tự thu thập, một phần khác do một trong hai tác giả (Đ...
|
- Other
Authors: Đặng, Đức Nga; Tạ, Hòa Phương; Nguyễn, Công Thuận; Nguyễn, Thị Thủy (2006) - Khảo sát thực địa, thu thập mẫu cổ sinh, khoáng sản và thạch học trong các hệ tầng chứa quặng mangan trong vùng Hạ Lang: hệ tầng Bằng Ca, hệ tầng Tốc Tát và hệ tầng Lũng Nậm. Nghiên cứu các đới sinh địa tầng và tập hợp Răng nón được phát hiện trong các hệ tầng chứa quặng mangan ở Hạ Lang. Phân tích các mẫu vi cổ sinh; xác định vị trí địa tầng các vỉa quặng mangan trong các hệ tầng: Bằng Ca, Tốc Tát và Lũng Nậm trong vùng Hạ Lang, Cao Bằng
|
- Thesis
Authors: Đỗ, Văn Thắng; Advisor: Tạ, Hòa Phương; Nguyễn, Đại Trung (2017) - Từ các kết quả nghiên cứu thực tiễn về tiềm năng du lịch và khả năng cung cấp nước của hệ thống sông hang ngầm và hang động khu vực Ma Lé, có thể rút ra một số kết luận sau:
-Về tiềm năng du lịch: Với kết quả khảo sát, đo vẽ chi tiết hệ thống ba hang động Ma Lé cho thấy hang Ma Lé 2 là có tiềm năng du lịch rất có triển vọng bởi vì:
+ Hang Ma Lé 2 đáp ứng được các tiêu chí là hang động đẹp, có các hệ thống nhũ đá sạch, phát triển rất mạnh, chúng vẫn đang tiếp tục phát triển, có giá trị thẩm mỹ cao
+ Hang dễ tiếp cận, địa hình trong hang kháthuận lợi cho đi lại .
+ Hang nằm trên khu vực có cảnh quan Địa mạo rất đẹp và hấp dẫn.
+ Điểm du lịch hang động này có thể kết nối với các điể...
|
- Thesis
Authors: Đặng, Văn Bảo; Nguyễn, Hiệu; Tạ, Hòa Phương; Trần, Ngọc Anh (2014) - Xác định được đắc điểm hình thành và phân bố hệ thống hồ nước, sông ngòi khu vực ngoại thành Hà Nội. Phân tích, đánh giá được hiện trạng và biến động (tụ nhiên, tài nguyên, môi trường) các hồ nước, sông ngòi khu vực ngoại thành Hà Nội. Đề xuất được các giải pháp đa lợi ích cử dụng bền vững các hồ nước, sông ngòi khu vực ngoại thành Hà Nội...
|
- Other
Authors: Tạ, Hòa Phương (2010) - Tổng hợp tài liệu và nghiên cứu bổ sung về địa chất, khắc họa tính đa dạng và độc đáo về địa chất của vù ng nghiên cứu như một tài nguyên vô giá về địa chất xứng đáng được khai thác phục vụ du lịch. Phân loại địa hình, phát hiện những cảnh quan đẹp, hấp dẫn, phục vụ du lịch. Biên tập lại bản đồ nền địa chất cho vùn g cao nguyên đá Đồng Văn - M èoVạc, xây dự ng bản đồ địa m ạo và bản đồ tiềm năng du lịch vù n g cao nguyên đá vôi Đồng Văn - Mèo Vạc.
Trên cơ sở đánh giá toàn diện các điều kiện tự nhiên của vùng nghiên cứu, đề xuất các giải pháp nhàm phát huy các thể mạnh còn ở dạng tiềm năng phục vụ phát triển kinh tế du lịch bền vững cho vùng cao ngu yên đá, đủ điều kiện để xây dựng mộ...
|
- Other
Authors: Tạ, Hòa Phương; Nguyễn, Văn Vượng; Đào, Nhật Trưởng; Đặng, Văn Đào (2010) - Tổng hợp tài liệu và nghiên cứu bổ sung về địa chất, khắc họa tính đa dạng và độc đáo về địa chất của vùng nghiên cứu như một tài nguyên vô giá về địa chất xứng đáng được khai thác phục vụ du lịch. Phân loại địa hình, phát hiện những cảnh quan đẹp, hấp dẫn, phục vụ du lịch. Biên tập lại bản đồ nền địa chất cho vùng cao nguyên đá Đồng Văn - Mèo Vạc, xây dựng bản đồ địa mạo và bản đồ tiềm năng du lịch vùng cao nguyên đá vôi Đồng Văn - Mèo Vạc. Trên cơ sở đánh giá toàn diện các điều kiện tự nhiên của vùng nghiên cứu, đề xuất các giải pháp nhằm phát huy các thế mạnh còn ở dạng tiềm năng phục vụ phát triển kinh tế du lịch bền vững cho vùng cao nguyên đá, đủ điều kiện để xây dựng một công v...
|