- Other
Authors: Trịnh, Tam Kiệt; Trịnh, Thị Tam Bảo; Đoàn, Văn Vệ; Hoàng, Văn Vinh (2010) - Đưa ra danh lục mẫu nấm thu được năm 2010. Lập danh lục các chủng giống nấm phân lập năm 2010. Thiết lập được danh lục các chủng giống nấm bảo quản trong Bộ mẫu giống gốc nấm. Nghiên cứu các đặc điểm hình thái và hiển vi của các loài đã nghiên cứu. Phân tích đặc điểm sinh học của khoảng 10 loài có định hướng ứng dụng trong nuôi cấy thuần khiết. Mô tả các loài nấm thuộc phạm vi nghiên cứu năm 2010. Cập nhật danh lục các loài nấm gây bệnh cây rừng và mô tả 10 loài quan trọng.
|
- Article
Authors: Trịnh, Tam Bảo; Graefe, U.; Trịnh, Tam Kiệt (2009) - Chi nấm ống nhỏ Microporus P. Beauv. (1805) bao gồm các loài nấm gỗ có bào thể (Hymenophor) dạng ống mịn, kích thước rất nhỏ, phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới với khoảng 11 loài trên toàn thế giới. Chúng thường mọc thành từng đám trên gỗ mục của các cây và cành đổ trong rừng. Chúng có quả thể chất gỗ-bì dai tồn tại khá lâu và màu sắc đẹp, số lượng lớn nên thường được dùng để trang trí nội thất. Chính vì thế, việc nghiên cứu sâu hơn về nhóm nấm này nhằm bảo tồn và khai thác nguồn gen cũng như bước đầu tìm hiểu các chất có hoạt tính sinh học của chúng là một đòi hỏi bức thiết.
|
- Article
Authors: Trịnh, Tam Kiệt; Trần, Đông Anh; Dương, Thị Thanh Nga; Thân, Thị Chiển; Lưu, Thanh Huyền; Trịnh, Thị Tam Bảo (2009) - Nấm phiến chi còn được gọi là nấm Chân chim, nấm Ve thuộc chi Schizophyllum Fr. (1821), họ Schizophyllaceae có khoảng 5 loài trên toàn thế giới trong đó loài phổ biến nhất là Schizophyllum commune Fr. có khu phân bố toàn thế giới, là đối tượng nghiên cứu sinh lý phát triển, di truyền lý tưởng. Nấm phiến chi còn là loài nấm dược liệu quý, từ đó chiết suất ra chế phẩm Schizophyllan có tác dụng tăng cường điều hòa miễn dịch, góp phần chống ung thư (Wasser). Gần đây những nghiên cứu mới công bố còn cho biết Nấm chân chim ở dạng sợi có thể gây bệnh nguy hiểm trên cơ quan hô hấp của người (Kern et al). Chính vì thế, việc nghiên cứu loài nấm này ở Việt Nam có ý nghĩa khoa học và thực tiễn đá...
|
- Other
Authors: Trịnh, Tam Kiệt; Advisor: Dương, Văn Hợp; Lê, Đình Lương; Đàm, Bạch Dương; Hoàng, Văn Vinh; Vũ, Thị Kim Ngân; Trần, Thị Lan; Nguyễn, Xuân Hùng; Ngô, Anh; Lê, Xuân Thám; Tạ, Bích Thuận; Đoàn, Văn Vệ; Trịnh, Tam Bảo (2005) - Nghiên cứu đặc điểm hình thái và sinh học phân tử của một số loài nấm Linh chi đa niên, nấm đa niên quý và bảo tồn nguồn gen của chúng trong nuôi cấy thuần khiết. Nghiên cứu một số nhóm chất có hoạt tính sinh học chính và phương thức chiết xuất hoạt chất quý từ một số loài quan trọng. Nghiên cứu khảo nghiệm tác dụng của chế phẩm "nấm đa niên" trong việc tăng cường khả năng miễn dịch và phòng chống ung thư. Nghiên cứu tinh sạch Taq polymeraza tái tổ hợp từ vi khuẩn E.coli dùng cho phản ứng PCR
Nghiên cứu định loại một số loài nấm Linh chi đa niên, nấm đa niên quý dựa trên các đặc điểm hình thái và sinh học phân tử. Nghiên cứu tinh sạch enzim đặc hiệu Tap polymeraza dùng trong sinh học...
|
- Other
Authors: Đinh, Thúy Hằng; Đào, Thị Lương; Trịnh, Tam Kiệt (2013) - Tạo các quẩn thể vi sinh vật sinh methane ưa mặn bằng phương pháp làm giàu trong điều kiện môi trường nước lợ, nước mặn sử dụng các nguồn cơ chất thích hợp như methanol, acetate, rong biển. Xác định thành phần loài trong quần thể thông qua phân tích gen 16S rDNA bằng phương pháp PCR-DGGE. Phân lập các chủng methanogen thuần khiết bằng phương pháp ống thạch bán lỏng kỵ khí. Nghiên cứu các đặc điểm sinh lý, sinh hóa, phân loại của chủng thuần khiết. Bảo quản các chủng đã phân lập cũng như các mẫu quần thể trong điều kiện kỵ khí tại 4 độ C. Lựa chọn các tổ hợp methanogen có mức sinh trưởng cao và thử nghiệm hoạt tính của chúng ở qui mô 2 lít trong phòng thí nghiệm đối với bùn từ ao nuôi ...
|
- -
Authors: Trịnh, Tam Kiệt (2007) - Đề tài nghiên cứu thành phần loài nấm dược liệu của Việt Nam và đặc điểm sinh học của một số loại quan trọng
|
- Thesis
Authors: Ngô, Anh; Advisor: Trịnh, Tam Kiệt; Trần, Đình Nghĩa (2003) - Tiến hành xác định thành phần loài, bổ sung cho danh mục phả hệ nấm lớn ở Việt Nam. Đánh giá tính đa dạng sinh học, đa dạng về sinh thái và giá trị tài nguyên của nấm lớn ở Thừa Thiên Huế. Xác điịnh các loài quý hiếm, loài nguy cấp và loài có tiềm năng lớn.
|
- Article
Authors: Phan, Văn Hợp; Trịnh, Tam Kiệt (2008) - Nấm nói chung và nấm lớn nói riêng có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống con người. Cho đến nay chưa có một công trình chính thức nào nghiên cứu về khu hệ nấm lớn ở khu vực Bắc miền trung nói chung và Nghệ An nói riêng, đặc biệt là vườn Quốc gia (VQG) Pù Mát. Do vậy, việc nghiên cứu khu hệ nấm lớn ở VQG Pù Mát Nghệ An là một yêu cầu bức thiết, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn quan trọng. Để đáp ứng một phần yêu cầu bức thiết đó, chúng tôi đã chọn đề tài: "Nghiên cứu thành phần loài nấm lớn trên gỗ Vườn Quốc Gia Pù Mát Nghệ An".
|
- -
Authors: Trần, Tiến Dũng; Advisor: Trịnh, Tam Kiệt (2014) - Nấm đã và đang có vai trò quan trọng trong tự nhiên, trong nghiên cứu khoa học cũng như trong đời sống thực tiễn của chúng ta.Nấm làm biến đổi môi trường sống của con người và không thể thiếu được trong nhiều chức năng của hệ sinh thái. Nấm hình thành đất, khép kín vòng tuần hoàn vật chất (phân hủy gỗ, thân và lácây, xác côn trùng, ...), tăng cường sự mọc cho cây và lựa chọn cây từ môi trường của chúng. Nấm có thể gây ngộ độc, ký sinh trên cơ thể con người nhưng cũng cung cấp thực phẩm, chữa lành các vết thương và nhiều bệnh hiểm nghèo. Chính vì dựa trên cả hai phương diện khoa học và thực tiễn, việc đẩy mạnh nghiên cứu nấm đều có ý nghĩa to lớn và ngày càng được đẩy mạnh ở nhiều quốc...
|
- Article
Authors: Hoàng, Thanh Tú; Trịnh, Tam Kiệt (2009) - Nấm phễu da báo Lentinus tigrinus (Bull.) Fr. thuộc chi Lentinus Fr. có khoảng 40 loài phân bố rất rộng, đặc biệt ở vùng nhiệt đới. Ở Việt Nam mới ghi nhận được khoảng 20 loại. Nấm phễu da báo là một loài nấm mọc hoang dại, rất hay gặp, có thể ăn được khi non, thường được gọi là nấm dai. Đây cũng là đối tượng được dùng để nghiên cứu sinh lý phát triển ở nhiều phòng thí nghiệm trên thế giới. Việc nghiên cứu sâu hơn về sự mọc, sự hình thành quả thể và đặc điểm sinh hoc của chúng có ý nghĩa khoa học và thực tiễn rõ rệt. Vì vậy chúng tôi tiến hành đề tài: "Nghiên cứu đặc điểm sinh học một số chủng nấm phễu da báo Lentinus tigrinus (Bull.) Fr." nhằm góp phần giải quyết vấn đề này.
|
- Article
Authors: Nguyễn, Thị Bích Thùy; Trịnh, Tam Kiệt (2008) - Chi nấm trắng Oudemansiella Speg. 1881 là một chi nấm quan trọng. Ở Việt Nam đã ghi nhận các loài Oudemansiella canarii (Jungh.) Hoehnel, Oudemansiella mucida (Schard.: Fr) Hohnel, Oudemansiella platyphylla (Pers.: Fr.) Moser mọc trên gỗ lá rộng (đặc biệt là sồi dẻ) và loài Oudemansiella radicata(Relh.: Fr) Sing. mọc trên đất ở nhiều vùng rừng của VIệt Nam. Các loài này đều là những nấm ăn ngon, có giá trị dươc liệu và một số hình thành thể quả trong nuôi cấy thuần khiết. Chúng là những loài nấm ăn ngon, giàu protein, amino-acid, lipid và chất béo, các cacbohydrat, vitamin và vi lượng. Hoạt chất oudenone từ quả thể nấm có tác dụng hạ huyết áp, chiết xuất từ hệ sợi nấm có khả năng chốn...
|
- Article
Authors: Cồ, Thị Thùy Vân; Nguyễn, Thị Bích Thùy; Trịnh, Tam Kiệt (2009) - Chi nấm Ngọc Châm Hypsizygus Singer 1947 mới được tách ra từ chi Lyophylum trước kia thuộc họ Tricholomataceae, hiện nay được Kirk và các tác giả khác xếp vào họ Lyophylaceae, gồm 3 loài nấm phân bố chủ yếu ở vùng ôn đới Bắc bán cầu. Nấm Ngọc Châm Hypsizygus marmoreus Singer là một loại nấm ăn có giá trị dinh dưỡng và dược liệu cao, được người tiêu dùng ở nhiều nước rất ưa chuộng. Loài nấm này được trồng đầu tiên ở Trung Quốc sau đó được trồng ở Nhật Bản, các nước Bắc Mỹ và Châu Âu. Ở VIệt Nam, việc nghiên cứu, ứng dụng loài nấm này trong sản xuất còn nhiều hạn chế. Vì vậy, nghiên cứu đặc điểm sinh học và kỹ thuật nuôi trồng nấm Ngọc Châm là cơ sở cho việc định hướng để chọn tạo giống...
|
- Article
Authors: Wangun, H. V. K.; Haerte, A.; Hertweck, C.; Trịnh, Tam Kiệt (2009) - Macro Fungi estimated from 20.000 species. Mushroom have played an important nutritional and therapic role in the world since ancient time. In some previous decades a lot of the wood habiting mushrooms are studied more intensively. In compare with the another species of the families Ganodermataceae, Polyporaceae, Coriolaceae. The species of the family Hymenochaetaceae were examinated relative previoustly, but they seem to be a rich source of novel structures. In this paper, we investigated the main bioactive compounds and their biology Potent of the Mushroom Inonotus sp.
|
- Research project
Authors: Trịnh, Tam Kiệt (2015) - 1
|