- Thesis
Authors: Ngô, Thị Thanh Hương; Advisor: Vũ, Thanh Hằng (2018) - Luận án đã xác định được ngày bắt đầu/ kết thúc gió mùa mùa hè (GMMH) và xu thế biến đổi của nó trong giai đoạn 1981-2014; chỉ ra sự khác biệt giữa mùa mưa và mùa GMMH; phân tích chỉ số mưa và đặc điểm một số trường quy mô lớn trong thời kỳ này.
- Đánh giá sai số, hiệu chỉnh số liệu mưa và đánh giá khả năng mô phỏng gió mùa mùa hè bằng mô hình RegCM trong quá khứ.
- Dự tính sự biến đổi của ngày bắt đầu/ kết thúc GMMH và sự biến đổi của các chỉ số mưa trong thời kỳ GMMH ở Tây Nguyên và Nam Bộ trong tương lai theo kịch bản RCP4.5...
|
- Article
Authors: Nguyễn, Thị Hạnh; Vũ, Thanh Hằng; Phan, Văn Tân (2016) - Để khảo sát độ nhạy của các sơ đồ tham số hoá đối lưu trong việc dự báo mưa hạn mùa từ mô hình khí hậu khu vực, ba sơ đồ tham số hoá đối lưu trong mô hình clWRF đã được lựa chọn để nghiên cứu trong bài báo này. Số liệu được sử dụng lấy từ mô hình toàn cầu CFS làm điều kiện ban đầu và điều kiện biên để thực hiện dự báo hạn từ 1 đến 6 tháng cho lượng mưa của các tháng 6, 7, 8, 9 năm 2012 (thời điểm làm dự báo từ tháng 3, tháng 4 và tháng 5 năm 2012). Sơ đồ Kain-Fritsch thường cho dự báo thiên dương và sai số lớn hơn, đặc biệt ở vùng khí hậu Nam Bộ trong khi đó sơ đồ Betts-Miller-Janjic và Grell Devenji thường dự báo thiên âm, chủ yếu ở khu vực phía bắc. Nhìn chung, mô hình cho kết quả d...
|
- Article
Authors: Chu, Thị Thu Hường; Bùi, Thị Hợp; Trần, Đình Linh; Vũ, Thanh Hằng (2018) - Dựa trên số liệu OLR và lượng mây có độ phân giải 1,0×1,0 độ kinh vĩ của NCEP/NCAR trong thời kì 1981 – 2012, mối quan hệ giữa lượng mây và bức xạ sóng dài đi ra tại đỉnh khí quyển (OLR) trên khu vực Nam Bộ đã được xem xét thông qua việc phân tích, so sánh đặc điểm phân bố không gian, biến đổi theo thời gian và mối quan hệ tương quan giữa chúng. Kết quả cho thấy rằng, đặc điểm phân bố và diễn biến trong năm của lượng mây và OLR là ngược
nhau, khu vực hoặc thời gian có lượng mây lớn thì OLR nhỏ và ngược lại. Trên khu vực Nam Bộ, OLR thường có giá trị lớn trong mùa khô và trong các năm El Nino, song trong các năm La Nina và trong mùa mưa thì lại có giá trị nhỏ. Trong thời kỳ 1981-201...
|
- Other
Authors: Phan, Văn Tân; Nguyễn, Hướng Điền; Nguyễn, Minh Trường; Nguyễn, Đăng Quang; Trần, Ngọc Anh; Vũ, Thanh Hằng (2003) - Nghiên cứu xây dựng , ứng dụng và phát triển các mô hình mô phỏng quá trình tương tác đất - khí quyển.Nghiên cứu lý thuyết mô hình hoá, mô phỏng các quá trình trao đổi nhiệt, ẩm giữa lớp thổ nhưỡng- lớp phủ thực vật- khí quyển.Tìm hiểu, xây dựng thuật toán tính các dòng nhiệt, ẩm trong lớp đất- khí quyển trên bề mặt.Đồng thời xây dựng, ứng dụng và phát triển các chương trình tính toán các dòng nhiệt, ẩm giữa lớp thổ nhưởng-lớp phủ thực vật- khí quyển
Nghiên cứu ảnh hưởng của các quá trình trao đổi nhiệt, ẩm và nguồn ẩm đến điều kiện khí hậu khu vực.Xác định các lớp thổ nhưỡng và tính chất của lớp phủ thực vật trên vùng nghiên cứu.Tính các dòng trao đổi nhiệt, ẩm cho từng tổ hợp đất- ...
|
- Thesis
Authors: Vũ, Thanh Hằng; Advisor: Kiều, Thị Xin (2008) - Nghiên cứu một số sơ đồ TSHĐL và áp dụng cho mô hình dự báo thời tiết khu vực phân giải cao HRM để lựa chọn một sơ đồ thích hợp nhất phục vụ dự báo mưa tại Việt Nam thông qua đó hiểu rõ hơn về đối lưu và tác động của TSHĐL đối với mưa mô hình khu vực nhiệt đới.
|
- Other
Authors: Vũ, Thanh Hằng; Hoàng, Thanh Vân; Hồ, Thị Minh Hà (2007) - Nghiên cứu lý thuyết và mã nguồn của một số sơ đồ tham số hoá đối lưu. Thống kê các hình thế thời tiết chính gây mưa lớn diện rộng ở khu vực Bắc Bộ. Lập trình các sơ đồ tham số hoá đối lưu cho mô hình HRM. Chạy thử nghiệm mô hình HRM với các sơ đồ tham số hoá đối lưu cho các đợt mưa lớn. Tính toán các chỉ số đánh giá kết quả dự báo mưa của mô hình và phân tích. Kết quả đạt được: Giới thiệu mã nguồn của các sơ đồ tham số hoá đối lưu trong mô hình HRM; Kết quả dự báo mưa lớn cho khu vực Bắc Bộ của mô hình HRM ứng với các sơ đồ tham số hoá đối lưu
|
- Other
Authors: Phan, Văn Tân; Trần, Quang Đức; Hồ, Thị Minh Hà; Vũ, Thanh Hằng; Bùi, Hoàng Hải; Lương, Mạnh Thắng; Lê, Như Quân; Tạ, Hữu Chỉnh; Dư, Đức Tiến (2008) - Đề tài nghiên cứu lựa chọn vị trí miền tính trong mối quan hệ với điều kiện địa hình của khu vực, vai trò của hoàn lưu, của biển Đông; tính phù hợp của các trường khí hậu toàn cầu và lựa chọn các sơ đồ tham số hoá vật lý trong mô hình RegCM. Kết quả nghiên cứu: Đã xác định được vị trí, khích thước và độ phân giải thích hợp cho mô hình khí hậu khu vực RegCM3 và áp dụng vào mô phỏng khí hậu bề mặt cho khu vực Đông Nam Á và Việt Nam. Đã thiết kế thí nghiệm, tiến hành chạy mô hình RegCM3 và đánh giá độ nhạy của RegCM3. Thử nghiệm khả năng mô phỏng nhiều năm của RegCM3 bằng cách tích phân mô hình liên tục 10 năm, mô hình đã tái tạo khá tốt điều kiện hoàn lưu, nhiệt độ và lượng mưa so với c...
|
- -
Authors: Lê, Đại Thắng; Advisor: Vũ, Thanh Hằng (2014) - Chương I: Tổng quan trình bày tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến phân bố không gian và thời gian mưa. Chương II: Số liệu và phương pháp nghiên cứu Phân tích và tuyển chọn số liệu của 610 trạmkhí tượng thủy văn, kiểm tra, thống kê và biên tập chuỗi số liệu lựa chọn phương pháp nghiên cứu tính toán các đặc trưng thống kê: Tổng lượng mưa tháng, năm, mùa; Số ngày có mưa trong tháng, năm ,mùa; Độ dài mùa mưa...Tính toán và phân tích xu thế biến đổi của các đặc trưng mưa. Chương III: Kết quả và phân tích
|
- Thesis
Authors: Trần, Đức Anh; Advisor: Vũ, Thanh Hằng (2015) - Chỉ số bất ổn định khí quyển đã được dùng tương đối hiệu quả hỗ trợ phương pháp synop để dự báo mưa giông, và
có thể hỗ trợ tích cực cho ra đa để cảnh báo mưa giông một cách chính xác hơn trong bán kính hoạt động hiệu dụng
của các trạm ra đa. Trong nghiên cứu này, số liệu cao không trong quá khứ ứng với các điều kiện thời tiết đặc biệt
như bão, mưa lớn, giông được sử dụng để tính toán các chỉ số bất ổn định đối lưu cho khu vực Việt Nam. Từ 2 đó lựa chọn ra các chỉ số và ngưỡng cảnh báo thích hợp để ứng dụng trong việc cảnh báo các hiện tượng thời tiết đặc biệt trong tương lai.
|
- Article
Authors: Vũ, Thanh Hằng; Nguyễn, Thị Hạnh (2014) - Mô hình clWRF được sử dụng để thử nghiệm dự báo hạn mùa nhiệt độ trung bình tháng và lượng mưa tháng cho Việt Nam. Điều kiện biên cung cấp cho clWRF là sản phẩm đầu ra của mô hình dự báo khí hậu toàn cầu CFS của NCEP với độ phân giải là 1 độ. Dự báo khí hậu với hạn từ 1 đến 6 tháng tại thời điểm 00Z từ tháng 1/2012 đến tháng 5/2013. Kết quả dự báo của mô hình được đánh giá qua chỉ số ME, MAE và RE trước và sau khi hiệu chỉnh. Sai số nhiệt độ thể hiện ổn định hơn sai số lượng mưa ở các hạn dự báo. Việc thực hiện hiệu chỉnh kết quả dự báo cho thấy sai số đã giảm đi đáng kể.
|
- Conference Paper
Authors: Nguyễn, Anh Tuấn; Vũ, Thanh Hằng (2024) - Logic của hiện tại sinh động là tác phẩm không dài được Triết gia viết những dòng cuối cùng vào ngày 12/4/1993, tức là chỉ hơn 10 ngày trước khi ông qua đời (24/4/1993) tại Pari - Pháp, nó như một lời ông chào từ biệt cuộc đời. Tuy ngắn nhưng cũng không hề dễ đọc, dễ hiểu đối với những ai ít quen thuộc logic học. Tác phẩm được chia thành 4 tiểu đoạn. Trong bài viết này chúng tôi cố gắng làm rõ tư tưởng của ông chỉ ở hai tiểu đoạn đầu bằng ngôn ngữ quen thuộc hơn.
|
- Thesis
Authors: Vũ, Thanh Hằng; Advisor: Phạm, Thu Trang (2023) - Nhiệm vụ nghiên cứu: để thực hiện được mục đích nghiên cứu nêu
trên, luận văn cần giải quyết những nhiệm vụ sau:
Một là, phân tích, định hình khái niệm, cấu trúc, vai trò của văn hóa liêm
chính, văn hóa liêm chính học thuật và những vấn đề lý luận liên quan đến việc
nâng cao văn hóa liêm chính, văn hóa liêm chính học thuật.
Hai là, làm rõ thực trạng, nguyên nhân vi phạm văn hóa liêm chính học
thuật ở Việt Nam hiện nay.
Ba là, đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng văn hóa liêm chính
học thuật ở Việt Nam hiện nay.
|
- Thesis
Authors: Vũ, Thanh Hằng; Advisor: Phạm, Thu Trang (2023) - Nhiệm vụ nghiên cứu: để thực hiện được mục đích nghiên cứu nêu
trên, luận văn cần giải quyết những nhiệm vụ sau:
Một là, phân tích, định hình khái niệm, cấu trúc, vai trò của văn hóa liêm
chính, văn hóa liêm chính học thuật và những vấn đề lý luận liên quan đến việc
nâng cao văn hóa liêm chính, văn hóa liêm chính học thuật.
Hai là, làm rõ thực trạng, nguyên nhân vi phạm văn hóa liêm chính học
thuật ở Việt Nam hiện nay.
Ba là, đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng văn hóa liêm chính
học thuật ở Việt Nam hiện nay
|
- Thesis
Authors: Vũ, Thanh Hằng; Advisor: Phan, Thị Lan Anh; Đỗ, Hữu Tuấn (2024) - Qua quá trình nghiên cứu nồng độ hợp chất PFCs trong nước sông trên địa bàn huyện Đông Anh, tác giả đưa ra một số kết luận như sau: Sự phân bổ hàm lượng hợp chất PFCs trong nước sông trên địa bàn huyện Đông Anh không đồng đều, chứng
tỏ tại từng vị trí, từng khu vực có các nguồn thải khác nhau dẫn đến hàm lượng các hợp chất PFCs khác nhau. Nước sông Hồng, sông Cà Lồ chảy qua địa phận huyện Đông Anh chứa hợp chất PFBA và PFPeA là chủ yếu, còn các hợp chất còn lại có xuất hiện nhưng nồng độ đạt mức quy định cho phép. Tổng hàm lượng các hợp chất PFCs trong các mẫu nước thu thập dọc các sông chảy qua huyện Đông Anh đều nằm trong khoảng 10-4 ng/l đến 19,3 ng/l. Nghiên cứu phát hiện n...
|
- Thesis
Authors: Phạm, Thị Tuyết Mây; Advisor: Vũ, Thanh Hằng (2012) - Tổng quan về bài toán đánh giá dự báo trong khí tượng và các chỉ số đánh giá: bài toán đánh giá dự báo trong khí tượng, một số phương pháp và chỉ số đánh giá phổ biến, cơ sở lý thuyết của phương pháp đánh giá fuzzy, tình hình nghiên cứu chung liên quan đến (...)
|
- -
Authors: Lê, Thị Thương; Advisor: Vũ, Thanh Hằng (2015) - Luận văn được chia thành 3 chương chính:
Chương 1: Tổng quan. Trong chương này, luận văn trình bày khái quát dự chung về dự báo khí hậu, tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài lựa chọn và các phương pháp đánh giá cho bài toán đánh giá dự báo khí hậu.
Chương 2: Phương pháp , mô hình và số liệu. Các phương pháp được lựa chọn để đánh giá mô hình dự báo khí hậu được lựa chọn trong chương này. Bên cạnh đó, luận văn cũng trình bày tóm tắt cấu trúc cũng như các quá trình vật lý của hai mô hình được lựa chọn để đánh giá. Trong chương 2 cũng trình bày phần số liệu sử dụng để thực hiện bài toán đánh giá dự báo.
Chương 3: Kết quả. Trong chương này luận văn trình bày ...
|
- Article
Authors: Công Thanh; Trần, Tiến Thanh; Vũ, Thanh Hằng (2016) - Trong nghiên cứu này nhóm tác giả đánh giá khả năng dự báo mưa do bão bằng mô hình RAMS với thời hạn 3 ngày cho khu vực Việt Nam có sử dụng hai sơ đồ đối lưu Kuo và Kainfritsch. Nhóm nghiên cứu tiến hành các phương án thử nghiệm bằng phương pháp lưới lồng và thay đổi luân phiên hai sơ đồ đối lưu này làm lưới 1 và lưới 2, từ đó đưa đến kết quả: Với hạn dự báo 24h nên sử dụng phương án K-K để dự báo ngưỡng mưa vừa (16-50mm) và mưa to (50-100mm); Hạn dự báo 48h nên sử dụng phương án K-KF để dự báo mưa do bão cho ngưỡng mưa vừa và phương án K-K để dự báo cho ngưỡng mưa to; Hạn dự báo 72h nên sử dụng phương án KKF để dự báo ngưỡng mưa vừa và mưa to. Ngưỡng mưa trên 100 mm, các hạn dự bá...
|
- Article
Authors: Vũ, Thanh Hằng; Phạm, Thị Thanh Ngà; Phạm, Thanh Hà (2018) - Lượng mưa ngày/tháng của GSMaP được so sánh với quan trắc tại 10 trạm ở khu vực Trung Bộ trong giai đoạn từ năm 2000 đến 2010. Các chỉ số được sử dụng trong đánh giá gồm có hệ số tương quan (r), độ lệch tương đối (B), xác suất phát hiện (POD) và tỷ phần cảnh báo sai (FAR). Kết quả cho thấy có sự phù hợp của số liệu GSMaP với thực tế về tháng bắt đầu có lượng mưa trên 100mm và tháng có lượng mưa lớn nhất ở hầu hết các trạm, tuy nhiên, thời gian kéo dài những tháng mưa trên 100mm của số liệu GSMaP thường ngắn hơn từ 1-2 tháng so với quan trắc. Từ tháng X đến tháng XII tại hầu hết các trạm có ước lượng mưa từ GSMaP đều thấp hơn nhiều so với quan trắc. Đánh giá trên chuỗi số liệu lượng mư...
|
- Other
Authors: Phan, Văn Tân; Trần, Quang Đức; Vũ, Thanh Hằng (2005) - Nghiên cứu sơ đồ tham số hoá các quá trình bề mặt và ứng dụng sơ đồ đó với quy mô dưới lưới vào mô hình khí hậu khu vực RegCM. Đồng thời đánh giá khả năng áp dụng mô hình khí hậu khu vực RegCM, xác định mức độ ảnh hưởng của tính bất đồng nhất địa hình và điều kiện mặt đệm trong mô hình phỏng/ dự báo một số biến khí hậu bề mặt trên vùng lãnh thổ Việt Nam - Đông Dương
|
- Theses
Authors: Trần, Tuấn Hiệp; Advisor: Vũ, Thanh Hằng (2018) - Nghiên cứu “Đặc điểm của cực trị nhiệt độ ở một số vùng khí hậu Việt Nam”, trong đề tài tác giả đã lựa chọn một số chỉ số tính toán xác định từ nhiệt độ Tx và Tn để làm rõ các đặc điểm biến đổi của nhiệt độ cực trị ở 4 trạm đại diện thuộc bốn vùng khí hậu là vùng Tây Bắc (B1), vùng Đông Bắc (B2), vùng Bắc Trung Bộ (B4) và vùng Nam Trung Bộ (N1).
|