- Essay
Tác giả : Nguyễn, Ngọc Phương Uyên; Người hướng dẫn: Nguyễn, Thị Minh Hà (2021) - Quyết định số 2666/QĐ-BYT thực chất là một trợ thủ đắc lực trong công tác kiểm soát, phòng chống dịch bệnh Covid–19 vì khuyến khích người dân chủ động bảo vệ mình khi tải các ứng dụng như Bluezone, Ncovi,… đồng thời cũng giúp các cơ quan chức năng kiểm soát và phát hiện được các ca nhiễm mới nhanh chóng hơn, hạn chế việc lây lan cộng đồng. Thực tế tại những “điểm nóng” như Bắc Giang và Bắc Ninh những ngày vừa qua cũng cho thấy những ứng dụng này thực sự đã phát huy công dụng.
|
- Essay
Tác giả : Đặng, Khánh Vân; Người hướng dẫn: Nguyễn, Thùy Dương (2021) - Làm rõ khái niệm, vai trò, chức năng, các bước tổ chức Hội nghị Hiệp thương trong Bầu cử ở Việt Nam. Nêu ra những mặt tích cực cũng như hạn chế của quy trình, từ đó, đưa ra những ý kiến, phương pháp nhằm đóng góp, bổ sung đổi mới hoàn thiện chế độ bầu cử để phát huy dân chủ, tăng cường vai trò của nhân dân trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.
|
- Essay
Tác giả : Vũ, Diệu Thương; Người hướng dẫn: Nguyễn, Thuỳ Dương (2021) - Bầu cử được xem là thước đo dân chủ của một quốc gia bởi nó cho phép người dân không chỉ trao quyền cho những đại diện thực sự xứng đáng để lãnh đạo đất nước, thay mặt mình quản lý xã hội mà còn kiểm soát sự nghiệp của họ. Hoạt động bầu cử chứng tỏ rằng quyền lực nhà nước xuất phát từ nhân dân, đồng thời cho thấy các chính trị gia phải chịu trách nhiệm trước nhân dân về hành vi của mình như thế nào. Không ai có thể phủ nhận ở Việt Nam, việc thực hiện có hiệu quả nguyên tắc dân chủ trong bầu cử đã giúp tập hợp, phát huy tinh hoa của dân tộc trong mọi lĩnh vực hoạt động của xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh đó, vẫn còn tồn tại những bất cập như tính không khả thi của quyền bầu cử thêm, bầu cử...
|
- Essay
Tác giả : Trần, Nguyên Xuân; Người hướng dẫn: Nguyễn, Đăng Dung (2021) - Hiện tại, cơ chế bảo vệ nhân quyền đang được tiếp tục hoàn thiện, trong đó bao gồm việc nghiên cứu thành lập hai thiết chế có vai trò quan trọng đối với việc bảo vệ nhân quyền, đó là cơ quan nhân quyền quốc gia và cơ quan bảo vệ Hiến pháp. Một khi các cơ quan này được thành lập sẽ tạo tiền đề cho việc hoàn thiện các quy tắc, thủ tục nhằm giám sát, phát tin, xử lý các vi phạm nhân quyền, qua đó, các quyền hiến định sẽ có thể được hiện thực hoá đầy đủ trong thực tế.
|
- Essay
Tác giả : Nguyễn, An Phương; Người hướng dẫn: Nguyễn, Đăng Dung (2021) - Tòa án nhân dân với vị trí là cơ quan duy nhất thực hiện chức năng xét xử, hoạt động xét xử của Tòa án thể hiện chất lượng hoạt động và uy tín của hệ thống tư pháp và toàn thể bộ máy nhà nước. Tòa án nhân dân đã góp phần to lớn vào việc giữ gìn, đảm bảo công lý, xây dựng niềm tin giữa nhân dân và Nhà nước cũng như chế độ xã hội.
|
- Essay
Tác giả : Nguyễn, Xuân Quý; Người hướng dẫn: Lã, Khánh Tùng (2021) - Theo quy định của Hiến pháp, Lập pháp là một trong ba chức năng của nhà nước, cùng với quyền hành pháp và quyền tư pháp, hợp thành quyền lực nhà nước. Lập pháp có thể hiểu là quá trình hoặc kết quả của việc ghi nhận, ban hành hoặc công bố luật của cơ quan có chức năng lập pháp như Quốc hội hoặc các cơ quan khác tương tự. Lập pháp, hiểu theo nghĩa rộng, trong mối quan hệ với quyền lực nhà nước, bao gồm vừa làm hiến pháp và sửa đổi hiến pháp, vừa làm luật và sửa đổi luật. Tuy nhiên, hiểu theo nghĩa hẹp, quyền lập pháp chỉ bao gồm “làm luật và sửa đổi luật”, còn làm hiến pháp và sửa đổi hiến pháp thuộc quyền lập hiến.
|
- Essay
Tác giả : Vũ, Kim Thoa; Người hướng dẫn: Nguyễn, Thùy Dương (2021) - Hầu như, hệ thống bộ máy nhà nước của các nước hiện đại đều có một thiết chế đặc biệt là nguyên thủ quốc gia và được gọi với những tên gọi khác nhau: vua, hoàng đế, tổng thống, đoàn chủ tịch, hội đồng liên bang, hội đồng nhà nước, chủ tịch nước. Không chỉ về tên gọi, vị trí, vai trò, chức năng và tính chất của các nước cũng khác nhau tùy thuộc vào thể chế chính trị và cách thức tổ chức nhà nước. Ngay trong một nước, thể chế nguyên thủ quốc gia cũng có những thay đổi theo từng thời kỳ nhất định.
|
- Essay
Tác giả : Trịnh, Thùy Vân; Người hướng dẫn: Nguyễn, Đăng Dung (2021) - Bảo hiến (hay còn được gọi là bảo vệ hiến pháp, kiểm hiến, giám sát tư pháp hoặc tài phán hiến pháp – constitutional review/judicial review), theo định nghĩa của một số từ điển pháp luật phổ biến, là thẩm quyền của các tòa án của một quốc gia được xem xét và đánh giá tính hợp hiến của các đạo luật hoặc quyết định của các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp.
|
- Essay
Tác giả : Nguyễn, Thị Tâm; Người hướng dẫn: Nguyễn, Thuỳ Dương (2021) - Xã hội ngày càng phát triển, con người ngày càng muốn tìm hiểu về các quyền lợi của mình. Chính vì thế, quyền con người là quyền được mọi người quan tâm nhiều nhất: đó là quyền tự nhiên, vốn có của mỗi con người. Những vấn đề về quyền con người được cả thế giới quan tâm và Việt Nam cũng không ngoại lệ. Việt Nam – một nước đang phát triển, đang nỗ lực xây dựng một chế độ của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Vì vậy, từ khi lập quốc, theo thể chế dân chủ xã hội chủ nghĩa đến nay, Việt Nam luôn cố gắng xây dựng và hoàn thiện cơ chế bảo vệ quyền con người, quyền công dân cùng với đó là việc không ngừng phấn đấu hoàn thiện thể chế và tạo dựng cơ sở vật chất để bảo đảm tốt hơn quyền con n...
|
- Essay
Tác giả : Nguyễn, Hải Đường; Người hướng dẫn: Nguyễn, Đăng Dung; Nguyễn, Minh Tâm (2021) - Hiến pháp có thể được coi là đạo luật bảo vệ các quyền cơ bản của con người. Bởi lẽ, ngoài việc xác lập nguyên tắc nền tảng cho việc thiết lập, tổ chức, thực thi và giám sát quyền lực nhà nước, luật Hiến pháp cũng là công cụ pháp lý quan trọng để bảo vệ quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Các quyền được hiến định trong Hiến pháp đều là những quyền cơ bản nhất. Dựa trên cơ sở đó, các ngành luật khác sẽ phát triển thêm về nội hàm dưới dạng các quy định cụ thể hơn hoặc bổ sung thêm các quyền hàm chứa khác.
|
- Essay
Tác giả : Nguyễn, Ngọc Tú; Người hướng dẫn: Bùi, Tiến Đạt (2021) - Ngày nay, trong thời đại công nghiệp 4.0, khi mọi thứ trở nên hiện đại hơn, mọi ngƣời có thể dễ dàng mua bán, kết nối và nhiều hoạt động khác thông qua các nền tảng số. Hệ quả là nền kinh tế số ra đời và chiếm ƣu thế hơn hẳn so với kinh tế truyền thống khác nhờ sự phát triển với tốc độ chóng mặt của công nghệ theo từng ngày, từng giờ. Thƣơng mại điện tử chính là một phần của kinh tế số và góp một phần không hề nhỏ vào sự phát triển của kinh tế số. Chính vì vậy, việc quản lý thúc đẩy và phát triển thƣơng mại điện tử nói riêng và kinh tế số nói chung là vấn đề cấp thiết đang đƣợc đặt ra với các cấp quản lý. Đây không chỉ là một cơ hội lớn để thúc đẩy kinh tế nƣớc ta phát triển, nhƣng cũ...
|
- Essay
Tác giả : Nguyễn, Ngọc Linh (2021) - Nội dung bản án về việc khiếu kiện thông báo trừ vào thu nhập cá nhân hàng tháng. Cụ thể như sau: Người khởi kiện là bà Nguyễn Thị Hạnh L (tên khác Nguyễn Hạnh L) – giáo viên trường THCS N trình bày: 30/5/2019 ông Nguyễn Văn K – Hiệu trưởng trường THCS N ra thông báo số 35 về việc khấu trừ lương của bà từ tháng 6/2019 đến nay không đúng thẩm quyền theo quy định pháp luật. Ông K khấu trừ lương không được sự nhất trí của bà. Việc ông K ra thông báo khấu trừ lương của người phải thi hành là Nguyễn Thị Hạnh L (đã căn cứ Quyết định số 05) là không phải họ và tên của bà được pháp luật công nhận. Nay bà L đề nghị ông K huỷ bỏ hoặc thu hồi thông báo số 35 ngày 30/5/2019 của Trường THCS N. Ngư...
|
- Essay
Tác giả : Nguyễn, Như Quỳnh Anh; Người hướng dẫn: Lã, Khánh Tùng (2021) - Tòa án là cơ quan thực hiện quyền tư pháp, là cơ chế giải quyết các tranh chấp, hiện thân của công lý, công bằng. Ở thời điểm hiện tại, tòa án, hay rộng hơn là hệ thống tòa án, có một vai trò đặc biệt quan trọng trong bộ máy nhà nước. Nhưng trong lịch sử, từ khi thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (VNDCCH) đến nay, vị trí và nhiệm vụ của TAND được quy định trong các bản Hiến pháp luôn có sự thay đổi. Bài viết này sẽ chỉ ra sự thay đổi ấy qua từng bản Hiến pháp 1946, 1959, 1980, 1992, 2013 và các cuộc cải cách tư pháp khác, dựa trên các tiêu chí vị trí pháp lý, nguyên tắc tổ chức và hoạt động, thẩm quyền,
|
- Essay
Tác giả : Cao, Huyền Trang (2021) - Bầu cử được xem là tiền đề của nền dân chủ, là phương pháp hợp nhất để thành lập nên chính quyền của nhân dân. Thông qua bầu cử, nhân dân được thể hiện ý chí của mình để lựa chọn ra các chức danh đại diện nhằm thực hiện quyền lực trong bộ máy nhà nước. Vì bầu cử gắn liền với chế độ dân chủ nên vai trò của bầu cử cũng được đề cao trong nền dân chủ. Chính vì thế, mà việc lựa chọn hệ thống bầu cử phải phù hợp với ý nguyện của nhân dân là một quyết định quan trọng của các nước theo chế độ dân chủ, có ảnh hưởng sâu sắc đến sự ổn định của thể chế chính trị của quốc gia dân chủ đó. Từ đó, cho chúng ta thấy được tác động của hệ thống bầu cử đối với sự thành lập và vận hành của bộ máy nhà nước...
|
- Essay
Tác giả : Nguyễn, Như Quỳnh; Người hướng dẫn: Vũ, Công Giao (2021) - Phòng, chống tham nhũng là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng, phát huy sức mạnh tổng hợp của các ngành, các cấp, nhấn mạnh trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, đơn vị, đề cao vai trò của xã hội, các tổ chức đoàn thể và quần chúng nhân dân. Đấu tranh chống tham nhũng phải gắn liền và phục vụ cho đổi mới kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định chính trị, tăng cường đại đoàn kết toàn dân và xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ đổi mới. Kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn luôn là một giải pháp quan trọng trong tổng thể các biện pháp phòng, chống tham nhũng. Giải pháp này, dù đã được thực hiện nhiều năm...
|
- Essay
Tác giả : Đỗ, Bảo Trâm; Người hướng dẫn: Nguyễn, Minh Tâm (2021) - “Ý chí của nhân dân là cơ sở quyền lực của nhà nước, ý chí này phải được thể hiện qua các cuộc bầu cử thường kỳ và chân thực, được tổ chức theo nguyên tắc bình đẳng, phổ thông đầu phiếu và bỏ phiếu kín hoặc bằng những tiến trình bầu cử tự do tương đương” [1] đây là tuyên bố của Tuyên ngôn quốc tế về quyền con người của Liên hợp quốc thông qua năm 1948. Có thể nói, ý chí và nguyện vọng của người dân chính là nền tảng của quyền lực nhà nước mà thông qua bầu cử, ý chí và nguyện vọng ấy được thực hiện bằng việc chọn lựa ra những người mình tin tưởng vào bộ máy nhà nước, những người sẽ lãnh đạo mình. Do đó thật không ngoa khi có quan điểm cho rằng bầu cử là “trái tim” của nền dân chủ hiện ...
|
- Essay
Tác giả : Nguyễn, Như Giang (2021) - Từ khi thực hiện công cuộc đổi mới đất nước, nước ta đã đạt được nhiều thành tựu to lớn về mọi mặt. Những kết quả đến từ việc đổi mới hệ thống chính trị, cơ chế quản lý kinh tế, cải cách hành chính, cải cách tư pháp, hoàn thiện hệ thống pháp luật và hội nhập quốc tế,… đã tạo ra những tiền đề quan trọng để thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội; xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Cùng với những thành tựu đã đạt được, công cuộc đổi mới đất nước cũng phải đối mặt với nhiều nguy cơ, trong đó có tệ tham nhũng. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng tham nhũng ở nước ta, trong đó nhận thức về tác hại của tham nhũng và việc phòn...
|
- Essay
Tác giả : Nguyễn, Ngọc Trâm; Người hướng dẫn: Nguyễn, Anh Đức (2021) - Xác định loại hình thức hoạt động hành chính tương ứng với mệnh lệnh của đề bài. Xác định loại phương pháp hoạt động hành chính tương ứng với mệnh lệnh của đề bài. Bình luận về tính hợp pháp, tính hợp lí của mệnh lệnh của đề bài.
|
- Essay
Tác giả : Nguyễn, Ngọc Minh; Người hướng dẫn: Lã, Khánh Tùng (2021) - Mục đích bài viết làm sáng tỏ nhận định “Tính tối cao của Hiến pháp trong hệ thống pháp luật và đời sống xã hội”. Với nội dung thứ nhất, bài viết nêu lên cáckhái niệm, cách nhìn từ nhiều góc độ đối với Hiến pháp, tiêu biểu là Hiến pháp nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam Từ đó, việc nhìn nhận vai trò của Hiến pháp trong hệ thống pháp luật và đời sống xã hội là cần thiết có sự quản lý chặt chẽ và hệ thống nhằm đảm bảo tính tối cao của Hiến pháp được thực thi. Ngoài ra bài viết còn có sự liên kết với các sự kiện, đã và đang xảy ra trong đời sống xã hội Việt Nam để dẫn đến các câu hỏi “Tính tối cao của Hiến pháp có thật sự được đảm bảo?”, “Làm gì để Hiến pháp thể hiện được tính tối c...
|
- Essay
Tác giả : Nguyễn, Ngọc Linh (2021) - Kỹ thuật xây dựng văn bản – theo một số nhà khoa học gồm hai bộ phận cấu thành: Thứ nhất, một bộ phận gồm những quy tắc về tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước trong việc xét trình, thông qua, ban hành các văn bản. Thứ hai, ngoài những quy tắc về tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội, còn có những quy tắc khác mang tính chất chuyên môn nghiệp vụ liên quan trực tiếp đến hoạt động thực tiễn của người được giao nhiệm vụ nghiên cứu, chuẩn bị biên soạn, trình các dự thảo văn bản. Tóm lại, kĩ thuật xây dựng văn bản là tổng thể những quy tắc, những yêu cầu trong quá trình xây dựng văn bản bao gồm cả những quy tắc, nguyên tắc tổ chức hoạt động của chủ thể ...
|