Collection's Items (Sorted by Submit Date in Descending order): 1 to 20 of 5237
- Journal Article
Authors: Ban Nghiên cứu Văn Sử Địa (1958) - Qua Sơ thảo lịch sử văn học Việt Nam của nhóm Văn Sử địa hay Lược thảo lịch sử văn học Việt Nam của nhóm Lê Quý Đôn người đọc có thể thấy rất rõ rằng dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác Lê, những nhà công tác nghiên cứu văn học sử đã có những nhận định chính xác, khoa học hơn hẳn những công trình nghiên cứu cũ thiếu cơ sở vững chắc là quan điểm lịch sử và quan điểm duy vật biện chứng ...
|
- Journal Article
Authors: Nguyễn, Du (1958) - Đọc bài ca Người đàn hay ở Long Thành, chúng ta không thể không liên tưởng đến bài "Tỳ bà hành" của Bạch cư dị. Còn bài ca của Nguyễn Du thì có thể nói rất ít người biết đến. Ấy có phải vì bài ca của Nguyễn Du không hay bằng bài Hành của Bạch Cư Dị. Điều đó cũng có lẽ, song theo ý chúng tôi thì duyên cớ chính là bởi vì bài ca của Nguyễn Du chưa có một bàn dịch tương đối khá để có thể đem ra phổ biến cách này hay bằng cách khác ...
|
- Journal Article
Authors: Ban Nghiên cứu Văn Sử Địa (1958) - Chúng ta đều biết Nguyễn Du khi viết xong Truyện Kiều, đã đặt tên cho tác phẩm ấy một cái tên rất gợi cảm "Đoạn trường Tân thanh" (tiếng than đau lòng mới). Phạm Quí Thích, người đồng thời với Nguyễn Du đã đề tựa truyện Kiều bằng một vần thơ nổi tiếng, trong đó có câu: Nhất phiến tài tình thiên cổ lụy ; Tân Thanh đáo để vị thùy thương ....
|
- Journal Article
Authors: Nguyễn, Lương Bích (1958) - Tập san nghiên cứu văn Sử địa số 39 có đăng bài "Những vấn đề được sửa lại trong cuốn sách giáo khoa chính trị kinh tế học sắp xuất bản lần thứ ba" do bạn Nguyễn Lương Bích viết. Bài này có nhiều sai lầm, thiếu sót. Ban biên tập đã sơ suất coi như một bản dịch, không duyệt và đã để đăng nguyên văn. Đó thật là một khuyết điểm lớn của chúng tôi, những người có trách nhiệm trong Ban biên tập Nghiên cứu Văn Sử Địa ... "
|
- Journal Article
Authors: Ban Nghiên cứu Văn Sử Địa (1958) - Công tác sử học Tiệp khắc đã có nhiều cố gắng lớn trong năm 196 và đã đạt được nhiều thành tích trong việc: Phân tích nghiên cứu những chuyên đề về lịch sử cách mạng cũng như lịch sử kinh tế Tiệp Khắc ; Phổ biến rộng rãi các sử liệu và mở rộng phong trào sưu tầm sử liệu ở các địa phương ; Đặt trọng tâm nghiên cứu lịch sử phát triển kinh tế đặc biệt là trong thời kỳ tư bản chủ nghĩa ....
|
- Journal Article
Authors: Trần, Huy Liệu (1958) - Song song với việc chống hủ nho, chống lối thi cử cũ các nhà nho tiến bộ đề xướng việc chấn hưng thực nghiệp bằng cách mở hiệu buôn, lập xưởng thợ, dùng đồ nội hóa ... tiến bước trên con đường tư sản dân tộc
|
- Journal Article
Authors: Nguyễn, Thành (1958) - Chữ Thái có những đặc điểm riêng khác hẳn chữ Hán và chữ quốc ngữ. Hiện nay việc cải tiến không phải dựa trên cơ sở chữ đã thống nhất mà cải tiến để thống nhất. Vì vậy phải bàn mấy vấn đề: Những nguyên tắc quy định chữ và âm tiêu chuẩn ; Dựa trên những nguyên tắc ấy thì vùng nào làm cơ sở của tiêu chuẩn ; Đối với chữ vùng khác không phải là cơ sở tiêu chuẩn thì giải quyết thế nào? ....
|
- Journal Article
Authors: Hồng Kiều (dịch) (1958) - Tổ nghiên cứu những vấn đề phân định khoa học của Đảng dân chủ đồng minh, táo bạo đưa ra cương lĩnh phản động hoàn toàn chống Đảng, chống chủ nghĩa xã hội. Sở dĩ chúng có những hành vi ngang bướng như thế là vì chúng muốn kéo nhân dân Trung Quốc lùi lại con đường tư bản chủ nghĩa. Đó là điều mà người công tác khoa học chân chính quyết không dung thứ được ...
|
- Journal Article
Authors: Nguyễn, Công Bình (1958) - Nghiên cứu quá trình phát sinh và phát triển của giai cấp tư sản Việt Nam cũng như đánh giá đúng vai trò của nó trong công cuộc đấu tranh cách mạng giải phóng dân tộc là một trong những vấn đề quan trọng đã đặt ra trong công tác nghiên cứu lịch sử Việt Nam thời kỳ cận đại ...
|
- Journal Article
Authors: Nguyễn, Đổng Chi (1958) - Khi viết bài này, bạn Hồng Quảng ở tạp chí Văn nghệ số 11 đã vạch cho ta thấy Phan Khôi "không phải độc lập sáng tạo" mà chỉ học mót lại những cái Hồ Thích đã nói từ lâu. Đúng thế, Phan Khôi là một tên học trò vụng về của Hồ Thích, mà Hồ Thích lại là một tên lính xung phong của thực nghiệm chủ nghĩa hay thực dụng chủ nghĩa của giai cấp tư sản phản động của đế quốc Mỹ do bọn Đi uy (dewey) ... sáng tạo.
|
- Journal Article
Authors: Ban Nghiên cứu Văn Sử Địa (1958) - TC_20211217085806; Khoa học gắn liền với đời sống của nhân dân và phải phục vụ nhân dân, không thể có "khoa học vì khoa học" được, mà chỉ có khoa học vì xã hội, vì nhân dân, vì sự tiến bộ của nhân loại. Dưới chế độ tư bản, khoa học bị giai cấp tư sản thống trị lũng đoạn sử dụng cho lợi ích của một thiểu số giai cấp bóc lột chống lại nhân dân, chống lại tiến bộ ...
|
- Journal Article
Authors: Lê, Xuân Phương (1958) - Trong Tập san nghiên cứu Văn Sử Địa số 31 chúng tôi đã trình bày mối quan hệ giữa khoa học địa lý và các khoa học khác. Lần này để cho việc trao đổi ý kiến không đi lệch trọng tâm những vấn đề nêu lên, chúng tôi xin trình bày thêm quan niệm của chúng tôi về việc giải thích những hiện tượng khí hậu trong "Sơ thảo địa lý Việt Nam". Thường chúng tôi trình bày những hiện tượng khí hậu không chú trọng về những đặc điểm có liên quan đến những sự kiện địa lý khác để có thể giải thích được cái tổng hợp thể địa lý ...
|
- Journal Article
Authors: Trần, Huy Liệu (1958) - Từ phong trào Đông du đến Việt Nam Quang phục hội, văn thơ vẫn đượm mùi phục quốc, báo thù, đả bất bình, mang một tính chất khích liệt. Dưới đây, chúng tôi giới thiệu những văn thơ của Đông kinh nghĩa thục, một phong trào đấu tranh về văn hóa ...
|
- Journal Article
Authors: Gan Pê Rin, A. L. (1958) - Vài nhà sử học Nhật về khoa trung cổ có viết về sự tồn tại ngay từ thế kỷ XVI của những công trường thủ công lẻ tẻ (tô-i-a, ca-nai cô-gô : những công nghệ gia đình phụ thộc vào ngành bán buôn) coi như những công trường thủ công tập trung đầu tiên. Thu sơn Khiêm tàng (A-ki-i-a-ma Ken-dô) cho rằng trong "phương thức công nghệ kiểu tô-i-a, về nhiều trường hợp, tư bản mới được làm bá chủ được ở trong phạm vi lưu thông, vì chỉ trong ít trường hợp với dùng vào việc sản xuất ...
|
- Journal Article
Authors: Trần, Văn Giáp (1958) - Sau khi đọc xong bốn bài văn xuôi cổ ấy, chúng tôi nhận thấy, nếu bảo nó là quan trọng thì thật không đúng, mà bảo nó là vô dụng cũng không phải. Nó bất quá cũng như mấy hạt cát góp phần nhỏ vào công trình xây dựng lâu đài vĩ đại văn học sử Việt Nam. Trong công cuộc kiến thiết này không có nó cũng vẫn không sao, nhưng thêm nó vào thì bức tường, bức trần được phẳng phiu hơn. Những điểm về ngôn ngữ, về lịch sử thì chúng ta đều thấy rõ, không cần bàn đến ...
|
- Journal Article
Authors: Nguyễn, Thành (1958) - Tình hình chính trị trong nước ta lúc bấy giờ là Pháp đã đầu hàng Nhật ở Đông Dương. Hai bọn côn đồ Pháp - Nhật cùng nhau ra sức bóc lột thậm tệ nhân dân ta. Phong trào "đánh Pháp đuổi Nhật, Việt Nam độc lập" của Mặt trận Việt Minh đề xướng do Đảng Cộng sản Đông đương ăn sâu lan rộng trong toàn quốc, từ rừng núi đến đồng bằng. Ở Tây Bắc lúc ấy, nhà tù Sơn la, nơi giam cầm các chiến sĩ cộng sản, những người trong mặt trận Việt minh, đã mở rộng phạm vi tuyên truyền ra ngoài quần chúng, khơi ngòi phong trào cứu nước trong tầng lớp thanh niên địa phương ...
|
- Journal Article
Authors: Nguyễn, Lương Bích (1958) - Ở Trung Quốc, cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa xét lại đã diễn ra rất mãnh liệt từ năm 1956 đến nay, trên các báo chí, trong các hội nghị, các cuộc tọa đàm và trên khắp các mặt công tác khoa học như: sử học, triết học, văn học, nghệ thuật, kinh tế học, dân tộc học, xã hội học, pháp luật học ...
|
- Journal Article
Authors: Lương, An (1958) - Bài về "Thất thủ kinh đô" là bài vè dài nhất và có lẽ cũng là một trong bài vè cũ nhất của Bình Trị Thiên. Không thể nói đích xác là bao nhiêu câu, vì rằng khi nói, mỗi người mỗi thêm thắt, sửa chữa. Như cái đoạn "Nhân dân chạy loạn", ba người đã đọc cho tôi ba bản, căn bản thì giống nhau, nhưng một vài câu, một vài chi tiết thì bản có bản không. Chỉ có thể ước đoán vào khoảng từ một nghìn năm trăm đến một nghìn sáu trăm câu ...
|
- Journal Article
Authors: Trần, Huy Liệu (1958) - Phần trên, các báo chí gần đây đã nói nhiều. Còn gì mỉa mai hơn là những kẻ mà tư đức và công đức đều thối nát, sống cái đời nhơ nhuốc lại nói chuyện nhân văn, đeo chiêu bài nhân văn. Còn gì khôi hài hơn những kẻ đã từng phản bội Tổ quốc, hãm hại đồng bào, chà đạp lên chính nghĩa mà lại hô hào phấn đấu cho chủ nghĩa nhân văn ...
|
- Journal Article
Authors: Phong Châu (1958) - Truyện Tấm Cám được lưu truyền sâu rộng trong nhân dân ta. Vở chèo "Chị Tấm, anh Điền" ra đời trong dịp cải cách làm mọi người thêm chú ý. Ông Tú Mỡ viết truyện Tấm Cám thành thơ. Có người bảo là truyện bên pháp, bên Ấn Độ. Một anh bạn tôi cho biết đã xem một đoàn kịch Triều Tiên diễn ở Bắc Kinh một vở nội dung gần giống như truyện Tấm Cám ...
|
Collection's Items (Sorted by Submit Date in Descending order): 1 to 20 of 5237