Browsing by Author Nguyễn, Đăng Quang

Jump to: 0-9 A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z
or enter first few letters:  
Showing results 1 to 8 of 8
  • DT_00192.pdf.jpg
  • Other


  • Authors: Phan, Văn Tân; Nguyễn, Hướng Điền; Nguyễn, Minh Trường; Nguyễn, Đăng Quang; Trần, Ngọc Anh; Vũ, Thanh Hằng (2003)

  • Nghiên cứu xây dựng , ứng dụng và phát triển các mô hình mô phỏng quá trình tương tác đất - khí quyển.Nghiên cứu lý thuyết mô hình hoá, mô phỏng các quá trình trao đổi nhiệt, ẩm giữa lớp thổ nhưỡng- lớp phủ thực vật- khí quyển.Tìm hiểu, xây dựng thuật toán tính các dòng nhiệt, ẩm trong lớp đất- khí quyển trên bề mặt.Đồng thời xây dựng, ứng dụng và phát triển các chương trình tính toán các dòng nhiệt, ẩm giữa lớp thổ nhưởng-lớp phủ thực vật- khí quyển Nghiên cứu ảnh hưởng của các quá trình trao đổi nhiệt, ẩm và nguồn ẩm đến điều kiện khí hậu khu vực.Xác định các lớp thổ nhưỡng và tính chất của lớp phủ thực vật trên vùng nghiên cứu.Tính các dòng trao đổi nhiệt, ẩm cho từng tổ hợp đất- ...

  • KY-04.pdf.jpg
  • Conference Paper


  • Authors: Nguyễn, Đăng Quang (2006)

  • Trong báo cáo này, tôi chỉ dám đặt ra một nhiệm vụ rất khiêm tốn. Đó là thử phác ra những nhân tố đã chi phối phương pháp tiếp cận triết học phương Tây thế kỷ XX ở nước ta trong khoảng 50 năm trở lại đây(đại khái từ năm 1954 đến nay). Đầu tiên phải kể đến nhân tố quan hệ chính trị, tiếp đến là nhân tố thể chế chính trị và thứ ba là nhân tố lập trường triết học khi tiếp cận triết học phương Tây hiện đại.

  • Sự biến đổi của ngày bắt đầu mùa mưa ở Tây nguyên và khả năng dự báo.pdf.jpg
  • Article


  • Authors: Phan, Văn Tân; Phạm, Thanh Hà; Nguyễn, Đăng Quang; Nguyễn, Văn Hiệp; Ngô, Đức Thành (2016)

  • Trong nghiên cứu này, sử dụng số liệu quan trắc lượng mưa ngày trên các trạm khí tượng khu vực Tây Nguyên giai đoạn 1981-2010, một vài đặc điểm chế độ mưa bao gồm ngày bắt đầu mùa mưa và sự biến đổi cũng như khả năng dự báo ngày bắt đầu mùa mưa đã được khảo sát. Kết quả nhận được cho thấy: 1) Ngày bắt đầu mùa mưa ở Tây Nguyên biến thiên mạnh qua các năm. Mùa mưa bắt đầu sớm hơn ở phía nam Tây Nguyên sau đó là phía bắc và muộn nhất ở miền trung. Nhìn chung, mùa mưa ở Tây Nguyên bắt đầu vào khoảng giữa tháng 4 đến giữa tháng 5, trung bình vào khoảng 30 tháng 4 hàng năm; 2) Mùa mưa ở Tây Nguyên có xu thế đến sớm hơn 5-7 ngày/thập kỷ; 3) Ngày bắt đầu mùa mưa ở Tây Nguyên có tương quan d...

  • item.jpg
  • Thesis


  • Authors: Nguyễn, Đăng Quang;  Advisor: Phạm, Kim Chung (2021)

  • Nghiên cứu cơ sở lý luận về vai trò của thí nghiệm vật lí trong việc tổ chức hoạt động nhận thức, phát triển năng lực tìm tòi và khám phá vật lí của học sinh trung học phổ thông. Nghiên cứu mục tiêu dạy học, nội dung kiến thức về sóng cơ, sóng âm trong chương trình Vật lí trung học phổ thông từ đó xác định các thí nghiệm cần xây dựng và sử dụng trong dạy học. Nghiên cứu thực trạng: Phương pháp dạy học, thực trạng thí nghiệm và việc sử dụng thí nghiệm nhằm xác định các khó khăn mà giáo viên và học sinh gặp phải trong dạy học. Xây dựng và hoàn thiện các thí nghiệm cần được sử dụng trong dạy học một số kiến thức về sóng cơ, sóng âm đáp ứng yêu cầu việc tổ chức quá trình dạy học ...

  • item.jpg
  • Thesis


  • Authors: Vũ, Thị Ngọc Mai;  Advisor: Nguyễn, Đăng Quang (2022)

  • Nghiên cứu đặc điểm và xu thế biến đổi lượng mưa, nhiệt độ cũng như kịch bản biến đổi lượng mưa và nhiệt độ trong tương lai giúp nâng cao sự hiểu biết, hướng tới phát triển bền vững khu vực Tây Nguyên. Vì vậy đề tài “Đánh giá đặc điểm nhiệt độ, lượng mưa trong kịch bản biến đổi khí hậu thời kỳ đầu thế kỷ 21 trên khu vực Tây Nguyên” rất cần thiết nhằm đánh giá đặc điểm, xu thế biến đổi của nhiệt độ và lượng mưa khu vực Tây Nguyên trên bộ số liệu cập nhật, đồng thời so sánh, đánh giá xu thế, cường độ dao động nhiệt độ và lượng mưa thực tế với kịch bản biến đổi khí hậu thời kỳ đầu thế kỷ 21 do Bộ Tài Nguyên và Môi Trường đã phát hành, từ đ đưa ra nhận xét.

  • 01050003282.pdf.jpg
  • -


  • Authors: Nguyễn, Thanh Hoa;  Advisor: Vũ, Thanh Hằng; Nguyễn, Đăng Quang (2016)

  • Chương 1: Tổng quan về hạn hán và các đặc trưng hoàn lưu quy mô lớn ảnh hưởng đến Việt Nam. Chương này giới thiệu tổng quát các định nghĩa về hạn hán, nguyên nhân, các đặc trưng và nghiên cứu của một số tác giả trên thế giới và Việt Nam. Chương 2: Số liệu và phương pháp nghiên cứu. Chương này trình bày về các chỉ số hạn hán sẽ được chọn để nghiên cứu về hạn hán trong luận văn và phương pháp tính, nguồn số liệu sử dụng. Chương 3. Một số kết quả và nhận xét. Chương này đưa ra các kết quả tính toán chỉ số hạn hán tại các vùng khí hậu và trạm đảo Việt Nam giai đoạn 1981-2014 và ảnh hưởng của một số hoàn lưu quy mô lớn đến hạn hán, dự tính xu thế hạn hán tương lai qua các kịch bản phát thả...

  • 01050003282.pdf.jpg
  • Thesis


  • Authors: Nguyễn, Thanh Hoa;  Advisor: Vũ, Thanh Hằng; Nguyễn, Đăng Quang (2016)

  • Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng nguồn số liệu quan trắc thực tế nhiệt độ trung bình và lượng mưa giai đoạn 1981-2014 để đánh giá, xem xét mức độ hạn hán trong quá khứ tại 7 vùng khí hậu và các trạm đảo của Việt Nam bằng các chỉ số J, SPI và Ped. Để kế tiếp những kết quả trên, tác giả tiến hành dự tính hạn hán khí hậu trong tương lai qua bộ số liệu nhiệt độ trung bình và lượng mưa của mô hình khí hậu chung CCSM để xem xét xu thế hạn hán giai đoạn 2017-2026. Ngoài ra, sự tác động lớn của hệ thống áp cao cận nhiệt đới trong những năm ENSO cũng chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến hạn hán tại Việt Nam.

Browsing by Author Nguyễn, Đăng Quang

Jump to: 0-9 A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z
or enter first few letters:  
Showing results 1 to 8 of 8
  • DT_00192.pdf.jpg
  • Other


  • Authors: Phan, Văn Tân; Nguyễn, Hướng Điền; Nguyễn, Minh Trường; Nguyễn, Đăng Quang; Trần, Ngọc Anh; Vũ, Thanh Hằng (2003)

  • Nghiên cứu xây dựng , ứng dụng và phát triển các mô hình mô phỏng quá trình tương tác đất - khí quyển.Nghiên cứu lý thuyết mô hình hoá, mô phỏng các quá trình trao đổi nhiệt, ẩm giữa lớp thổ nhưỡng- lớp phủ thực vật- khí quyển.Tìm hiểu, xây dựng thuật toán tính các dòng nhiệt, ẩm trong lớp đất- khí quyển trên bề mặt.Đồng thời xây dựng, ứng dụng và phát triển các chương trình tính toán các dòng nhiệt, ẩm giữa lớp thổ nhưởng-lớp phủ thực vật- khí quyển Nghiên cứu ảnh hưởng của các quá trình trao đổi nhiệt, ẩm và nguồn ẩm đến điều kiện khí hậu khu vực.Xác định các lớp thổ nhưỡng và tính chất của lớp phủ thực vật trên vùng nghiên cứu.Tính các dòng trao đổi nhiệt, ẩm cho từng tổ hợp đất- ...

  • KY-04.pdf.jpg
  • Conference Paper


  • Authors: Nguyễn, Đăng Quang (2006)

  • Trong báo cáo này, tôi chỉ dám đặt ra một nhiệm vụ rất khiêm tốn. Đó là thử phác ra những nhân tố đã chi phối phương pháp tiếp cận triết học phương Tây thế kỷ XX ở nước ta trong khoảng 50 năm trở lại đây(đại khái từ năm 1954 đến nay). Đầu tiên phải kể đến nhân tố quan hệ chính trị, tiếp đến là nhân tố thể chế chính trị và thứ ba là nhân tố lập trường triết học khi tiếp cận triết học phương Tây hiện đại.

  • Sự biến đổi của ngày bắt đầu mùa mưa ở Tây nguyên và khả năng dự báo.pdf.jpg
  • Article


  • Authors: Phan, Văn Tân; Phạm, Thanh Hà; Nguyễn, Đăng Quang; Nguyễn, Văn Hiệp; Ngô, Đức Thành (2016)

  • Trong nghiên cứu này, sử dụng số liệu quan trắc lượng mưa ngày trên các trạm khí tượng khu vực Tây Nguyên giai đoạn 1981-2010, một vài đặc điểm chế độ mưa bao gồm ngày bắt đầu mùa mưa và sự biến đổi cũng như khả năng dự báo ngày bắt đầu mùa mưa đã được khảo sát. Kết quả nhận được cho thấy: 1) Ngày bắt đầu mùa mưa ở Tây Nguyên biến thiên mạnh qua các năm. Mùa mưa bắt đầu sớm hơn ở phía nam Tây Nguyên sau đó là phía bắc và muộn nhất ở miền trung. Nhìn chung, mùa mưa ở Tây Nguyên bắt đầu vào khoảng giữa tháng 4 đến giữa tháng 5, trung bình vào khoảng 30 tháng 4 hàng năm; 2) Mùa mưa ở Tây Nguyên có xu thế đến sớm hơn 5-7 ngày/thập kỷ; 3) Ngày bắt đầu mùa mưa ở Tây Nguyên có tương quan d...

  • item.jpg
  • Thesis


  • Authors: Nguyễn, Đăng Quang;  Advisor: Phạm, Kim Chung (2021)

  • Nghiên cứu cơ sở lý luận về vai trò của thí nghiệm vật lí trong việc tổ chức hoạt động nhận thức, phát triển năng lực tìm tòi và khám phá vật lí của học sinh trung học phổ thông. Nghiên cứu mục tiêu dạy học, nội dung kiến thức về sóng cơ, sóng âm trong chương trình Vật lí trung học phổ thông từ đó xác định các thí nghiệm cần xây dựng và sử dụng trong dạy học. Nghiên cứu thực trạng: Phương pháp dạy học, thực trạng thí nghiệm và việc sử dụng thí nghiệm nhằm xác định các khó khăn mà giáo viên và học sinh gặp phải trong dạy học. Xây dựng và hoàn thiện các thí nghiệm cần được sử dụng trong dạy học một số kiến thức về sóng cơ, sóng âm đáp ứng yêu cầu việc tổ chức quá trình dạy học ...

  • item.jpg
  • Thesis


  • Authors: Vũ, Thị Ngọc Mai;  Advisor: Nguyễn, Đăng Quang (2022)

  • Nghiên cứu đặc điểm và xu thế biến đổi lượng mưa, nhiệt độ cũng như kịch bản biến đổi lượng mưa và nhiệt độ trong tương lai giúp nâng cao sự hiểu biết, hướng tới phát triển bền vững khu vực Tây Nguyên. Vì vậy đề tài “Đánh giá đặc điểm nhiệt độ, lượng mưa trong kịch bản biến đổi khí hậu thời kỳ đầu thế kỷ 21 trên khu vực Tây Nguyên” rất cần thiết nhằm đánh giá đặc điểm, xu thế biến đổi của nhiệt độ và lượng mưa khu vực Tây Nguyên trên bộ số liệu cập nhật, đồng thời so sánh, đánh giá xu thế, cường độ dao động nhiệt độ và lượng mưa thực tế với kịch bản biến đổi khí hậu thời kỳ đầu thế kỷ 21 do Bộ Tài Nguyên và Môi Trường đã phát hành, từ đ đưa ra nhận xét.

  • 01050003282.pdf.jpg
  • -


  • Authors: Nguyễn, Thanh Hoa;  Advisor: Vũ, Thanh Hằng; Nguyễn, Đăng Quang (2016)

  • Chương 1: Tổng quan về hạn hán và các đặc trưng hoàn lưu quy mô lớn ảnh hưởng đến Việt Nam. Chương này giới thiệu tổng quát các định nghĩa về hạn hán, nguyên nhân, các đặc trưng và nghiên cứu của một số tác giả trên thế giới và Việt Nam. Chương 2: Số liệu và phương pháp nghiên cứu. Chương này trình bày về các chỉ số hạn hán sẽ được chọn để nghiên cứu về hạn hán trong luận văn và phương pháp tính, nguồn số liệu sử dụng. Chương 3. Một số kết quả và nhận xét. Chương này đưa ra các kết quả tính toán chỉ số hạn hán tại các vùng khí hậu và trạm đảo Việt Nam giai đoạn 1981-2014 và ảnh hưởng của một số hoàn lưu quy mô lớn đến hạn hán, dự tính xu thế hạn hán tương lai qua các kịch bản phát thả...

  • 01050003282.pdf.jpg
  • Thesis


  • Authors: Nguyễn, Thanh Hoa;  Advisor: Vũ, Thanh Hằng; Nguyễn, Đăng Quang (2016)

  • Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng nguồn số liệu quan trắc thực tế nhiệt độ trung bình và lượng mưa giai đoạn 1981-2014 để đánh giá, xem xét mức độ hạn hán trong quá khứ tại 7 vùng khí hậu và các trạm đảo của Việt Nam bằng các chỉ số J, SPI và Ped. Để kế tiếp những kết quả trên, tác giả tiến hành dự tính hạn hán khí hậu trong tương lai qua bộ số liệu nhiệt độ trung bình và lượng mưa của mô hình khí hậu chung CCSM để xem xét xu thế hạn hán giai đoạn 2017-2026. Ngoài ra, sự tác động lớn của hệ thống áp cao cận nhiệt đới trong những năm ENSO cũng chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến hạn hán tại Việt Nam.