- Thesis
Authors: Lê, Quốc Hưng; Advisor: Trịnh, Cẩm Lan (2018) - Luận văn đã phân tích, mô tả đặc điểm của các biến thể ngữ âm đánh dấu tại huyện Quốc Oai và mô tả không gian hành chức của các biến thể này trên bản đồ dựa trên kết quả cảm nhận thính giác đối với thanh điệu, âm đầu, âm chính trong sự so sánh với đặc trưng ngữ âm của các vùng khác nói riêng và với tiếng Việt toàn dân nói chung. Tại khu vực này, các thành phần còn lại của âm tiết không thấy xuất hiện các biến thể đánh dấu. Kết quả cụ thể như sau:
- Về thanh điệu: Theo kết quả phân tích mà chúng tôi thu được tại Quốc Oai, hệ thống thanh điệu tiếng Quốc Oai có 6 thanh điệu. Trong đó, thanh 1 (ngang) , thanh 2 (huyền), thanh 5 (sắc), thanh 6 (nặng) đều chỉ xuất hiện một biến thể đánh dấ...
|
- Essay
Authors: Đặng, Duy Anh; Nguyễn, Bá Quang; Nguyễn, Đăng Hiển; Trịnh, Tiến Đạt; Advisor: Trịnh, Cẩm Lan (2022) - Khác với những đơn vị đoạn tính (cắt âm tiết và khảo sát các âm vị nối tiếp nhau theo tuyến tính của lời nói), thanh điệu là đơn vị siêu đoạn trùm lên trên cả âm tiết hoặc ít ra là phần vần của âm tiết. Khác với âm vị siêu đoạn trong các ngôn ngữ châu Âu (trong âm không có giá trị khu biệt ý nghĩa), thanh điệu trong các ngôn ngữ Đông Nam Á có chức năng âm vị học, dùng để phân biệt ý nghĩa như các âm vị đoạn tính.
|
- Thesis
Authors: Phạm, Thúy Hằng; Advisor: Trịnh, Cẩm Lan (2017) - - Luận văn đã mô tả chi tiết tình trạng sử dụng biến thể /l/,/n/ của cộng đồng dân cư Đại Lộc, Yên Chính, Ý Yên, Nam Định và sự phân tầng xã hội ảnh hưởng đến cách phát âm nhầm lẫn /l/, /n/ , cũng như thái độ của cộng đồng dân cư đối với cách phát âm và nhu cầu thay đổi cách phát âm đặc trưng quê hương mình
- Luận văn cho thấy, cách phát âm biến thể phi chuẩn /l/, /n/ được cộng đồng ngôn ngữ Đại Lộc bảo lưu ở mức độ cao. Khi cả khi vực xung quanh đều sử dụng biến thể /l/, /n/ toàn dân thì người dân Đại Lộc vẫn giữ nguyên vẹn đượcc ách phát âm đặc trưng, nhất là với những người trên 50 tuổi. Môi trường giao tiếp đối với họ không tạo ra ảnh hướng đến thói quen ngôn từ
- Qua những khả...
|
- Thesis
Authors: Đào, Diệp Hương; Advisor: Trịnh, Cẩm Lan (2020) - Mục tiêu của luận văn này là đánh giá cách phân bố và diễn giải các biểu thức ngôn ngữ cố định tiếng Việt trong các giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài theo ba trình độ sơ cấp, trung cấp và cao cấp. Từ đó, luận văn sẽ tiến hành so sánh cách phân bố và thể hiện các BTNNCĐ trong các giáo trình theo ba trình độ chuyên biệt để thấy được vị thế và vai trò của loại đơn vị ngôn ngữ này trong các giáo trình cũng như để thấy được mục đích biên soạn giáo trình của các tác giả. Cuối cùng, luận văn tiến hành đề xuất một số phương án trình bày và diễn giải các biểu thức ngôn ngữ cố định một cách thích hợp theo hướng tiếp cận năng lực giao ti...
|
- Thesis
Authors: Nguyễn, Hương Giang; Advisor: Trịnh, Cẩm Lan (2020) - Mục đích của luận văn là nghiên cứu về hành vi chê trong tác phẩm để tìm ra những đặc trưng trong sử dụng hành vi chê của các nhân vật trong phim “Người Hà Nội”
|
- Thesis
Authors: Vũ, Hoàng Phương Loan; Advisor: Trịnh, Cẩm Lan (2015) - Nghiên cứu, tìm hiểu cơ sở lý thuyết giao thoa ngôn ngữ, về lỗi trong học ngoại ngữ. Tìm hiểu đặc điểm ngữ pháp của tiếng Trung và tiếng Việt. Thống kê tất cả các loại lỗi ngữ pháp mà sinh viên Trung Quốc mắc phải trong sử dụng tiếng Việt. Phân tích và miêu tả lỗi ngữ pháp của sinh viên Trung Quốc học tiếng Việt hai phạm vi: lỗi sử dụng hư từ và lỗi trật tự thành phần câu và ngữ đoạn. Dựa vào đặc điểm của tiếng Trung và tiếng Vệt, tìm cách lý giải các nguyên nhân mắc lỗi từ cả góc độ khách quan cũng như chủ quan và đề nghị một số giải pháp khắc phục.
|
- Thesis
Authors: Lê, Thị Tuyên; Advisor: Trịnh, Cẩm Lan (2017) - Ở lỗi từ vựng, những kiểu lỗi sử dụng từ không chính xác, sử dụng từ sai phong cách, lỗi thiếu từ trong đó đặc biệt là lỗi lặp từ diễn ra phổ biến.
Ở lỗi về câu, khi khảo sát chúng tôi thấy những lỗi về cấu tạo câu (câu thiếu thành phần chủ ngữ, vị ngữ, câu sắp xếp sai trật tự từ), lỗi về quan hệ ngữ nghĩa trong câu, lỗi về dấu câu (ngắt câu sai quy tắc, vi phạm quy tắc ngắt các bộ phận của câu, lẫn lộn các chức năng của dấu câu), trong đó đặc biệt các kiểu lỗi về dấu câu rất nhiều.
|
- Thesis
Authors: Phí, Lê Mai; Advisor: Trịnh, Cẩm Lan (2012) - Trình bày cơ sở lí luận cho sự tồn tại của phổ nghĩa từ vựng nói chung và của tầng nghĩa trí tuệ nói riêng và các khái niệm liên quan. Phân tích một số thuộc tính cơ bản của tầng nghĩa như mối tương quan về số lượng giữa các kiểu nghĩa, mối liên hệ giữa các kiểu nghĩa hay sự phát triển của từng kiểu nghĩa dẫn đến sự mở rộng của cả tầng nghĩa. Khảo sát những từ khoá của mỗi ngành luật và của chung hệ thống luật cơ bản của Việt Nam để bước đầu đưa ra những vấn đề được pháp luật và xã hội quan tâm dưới góc nhìn từ hệ thống thuật ngữ luật Việt Nam.
|
- Thesis
Authors: Đỗ, Thị Điền; Advisor: Trịnh, Cẩm Lan (2013) - Với nguồn tư liệu nghiên cứu là một số hoạt cảnh phim ảnh và tình huống hội thoại trong văn học Hàn Quốc, luận văn tập trung khảo sát việc sử dụng từ xưng hô trong văn học và điện ảnh Hàn Quốc, phân tích những tình huống sử dụng từ xưng hô, nhằm tìm ra những đặc điểm về sự hành chức của lớp từ xưng hô trong tiếng Hàn để giúp cho việc giảng dạy và học tập tiếng Hàn, giúp tìm ra con đường ngắn nhất để tiếp cận với lối tư duy, lối diễn đạt và cách ứng xử và văn hóa của người Hàn...
|
- Thesis
Authors: Trịnh, Thị Thùy Dung; Advisor: Trịnh, Cẩm Lan (2023) - Ngôn ngữ Để thực hiện mục đích trên đây, luận văn dự kiến sẽ thực hiện các nhiệm vụ sau: - Tổng hợp cơ sở lý thuyết có liên quan đến việc nghiên cứu các biến thể ngữ âm địa phương tại huyện Ba Vì. - Điều tra, khảo sát tại địa bàn huyện Ba Vì để thu thập dữ liệu. - Nghe và đánh giá nhằm tìm ra các biến thể khác biệt trong lời nói của người dân Ba Vì so với tiếng Việt toàn dân. Sau đó mô tả đặc trưng ngữ âm của các biến thể ấy. - Vẽ bản đồ không gian hành chức của các biến thể địa phương được phân bố trên địa bàn huyện Ba Vì.
|
- Research project
Authors: - (2023) - Các biến thể ngữ âm và từ vựng địa phương tại các huyện Quốc Oai, Thạch Thất, Ba Vì cho thấy một mối liên hệ có ý nghĩa với các giai đoạn đã qua của lịch sử tiếng Việt. Các luận cứ mà đề tài đưa ra, cả luận cứ ngôn ngữ học lẫn luận cứ về sử học, khảo cổ học, dân tộc học và văn hoá dân gian đều ủng hộ giả thuyết cho rằng các biến thể địa phương tại địa bàn khảo sát là dấu vết còn lại của các biến thể cổ của tiếng Việt. Nếu giả thuyết này được chứng minh là đúng thì có thể nói vùng Hà Tây cũ nói chung (mà tiếng nói được định danh là tiếng Sơn Tây) và các huyện Quốc Oai, Thạch Thất, Ba Vì nói riêng, cùng với khu IV cũ, là những vùng phương ngữ, thổ ngữ bảo lưu nhiều yếu tố cổ của tiếng V...
|
- Other
Authors: Trịnh, Cẩm Lan (2017) - -
|
- Thesis
Authors: Trịnh, Cẩm Lan (2017) - Đề tài chọn đối tượng nghiên cứu là trạng thái đa phương ngữ xã hội trong tiếng Hà Nội hiện nay. Về định hướng nghiên cứu đề tài lưa chọn ngôn ngũ giao tiếp của nhiều tầng lớp xã hội thủ đô đế nghiên cứu. Sự lựa chọn này phù hợp với các trào lưu nghiên cứu của ngôn ngữ học thời hậu cấu trúc luận là nghiên cứu mặt biếu hiện sống động của lời nói chứ không đi vào cấu trúc ngôn ngữ, cũng phù hợp với hướng nghiên cứu hiện nay trong ngôn ngữ học xã hội hiện đại - nghiên cứu các cộng đồng ngôn từ.
|
- Other
Authors: Trịnh, Cẩm Lan (2017) - 1. Xây đựng được hệ thống khái niệm theo quan điểm riêng và những vấn đề lý thuyết cơ bản làm chỗ dựa cho nghiên cứu.
2. Tổng quan điểm luận các nghiên cứu về phương ngữ đô thị và đa phương ngữ trên thế giới và ở Việt Nam, trên cơ sở đó, chỉ ra những nội dung nghiên cứu cụ thể khi nghiên cứu một phương ngữ đô thị. Đặc biệt, trên cơ sở tổng quan, đề tài chỉ ra những vấn đề đáng quan tâm trong nghiên cứu phương ngữ đô thị ở Việt Nam, làm vững chắc thêm lập luận về những lý do lựa chọn đề tài này.
3. Để làm cơ sở nghiên cứu trạng thái đa phương ngữ xã hội trên địa bàn Hà Nội, đề tài đã phác thảo cảnh huống ngôn ngữ xã hội của địa bàn nghiên cứu.
4. Trên cơ sở coi tiếng Hà Nội là một t...
|
- Thesis
Authors: Nguyễn, Thị Thanh Hoa; Advisor: Trịnh, Cẩm Lan (2013) - - Khái quát kinh nghiệm phát triển nền nông nghiệp theo hướng bền vững của một số tỉnh. Trên cơ sở đó, luận văn rút ra bài học kinh nghiệm cho tỉnh Thái Bình.
- Phân tích được thực trạng phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững ở tỉnh Thái Bình, chỉ ra thành tựu, hạn chế và nguyên nhân.
- Đưa ra một số giải pháp tiếp tục phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững ở tỉnh Thái Bình.
|
- Article
Authors: Trịnh, Cẩm Lan (2007) - -
|
- Thesis
Authors: Phạm, Thị Nhung; Advisor: Trịnh, Cẩm Lan (2016) - Chương 1: Cơ sở lý luận. Chương 2: Đặc điểm hình thức của quán ngữ tình thái trong tác phẩm của ba nhà văn Thạch Lam, Vũ Bằng, Tô Hoài. CHương 3: Đặc điểm ngữ nghĩa, chức năng của Quán ngữ tình thái trong tác phẩm của ba nhà văn Thạch Lam, Vũ Bằng, Tô Hoài.
|
- Essay
Authors: Nguyễn, Thu Hoài; Đinh, Anh Vũ; Tạ, Thị Hồng Liên; Trần, Thị Ánh; Nguyễn, Thị Hạnh; Advisor: Trịnh, Cẩm Lan (2022) - Có thể nói, tiếng Bình Định và tiếng Hải Phòng có sự khác biệt rõ rệt về mặt ngữ âm do hai địa phương này thuộc hai vùng phương ngữ khác nhau là phương ngữ Bắc (Hải Phòng) và phương ngữ Nam (Bình Định). Mỗi vùng phương ngữ có những sự khác biệt nhất định ở âm chính, âm đệm, phụ âm đầu, phụ âm cuối và thanh điệu. Việc tìm hiểu cũng như phân tích sự khác biệt giữa các tiếng, các vùng phương ngữ giúp người học có thêm tri thức về tiếng Việt và những nét đẹp, cái hay riêng trong từng ngôn ngữ địa phương.
|
- Article
Authors: Trịnh, Cẩm Lan (2014) - Khảo sát thái độ đối với những hiện tượng biến đổi trong tiếng Việt trên mạng internet hiện nay thông qua một nghiên cứu trường hợp về việc sử dụng ngôn ngữ trên diễn đàn giải trí Kites.vn, bài viết đã đưa ra những bằng chứng định lượng về thái độ của cộng đồng mạng nói
chung đối với những hiện tượng biến đổi ngôn ngữ này. Bài viết cũng chỉ ra những khác biệt thái độ giữa những người vừa sáng tạo vừa tiếp nhận ngôn phẩm (thành viên) với những người chỉ tiếp nhận ngôn phẩm (khách). Bằng những số liệu với độ khác biệt thống kê cao, bài viết cũng cho thấy những tương quan có ý nghĩa giữa giới, tuổi, học vấn và thái độ đối với ngôn ngữ mạng trong khi tần suất sử dụng internet lại không c...
|
- Conference Paper
Authors: Trịnh, Cẩm Lan (2003) - Cùng với sự ra đời của khoa Đông phương học, Bộ môn Hàn Quốc đã được thành lập và tuyển những lớp sinh viên đầu tiên vào năm 1993. Đến nay, việc nghiên cứu và đào tạo Hàn Quốc học ở Khoa đã bước sang năm thứ 10 và có được những kết quả ban đầu tuy chưa phải thật to lớn nhưng rất đáng trân trọng... Đồng thời với những thành tựu đáng nghi nhận trong việc dạy tiếng Hàn và Hàn Quốc học là những kết quả bước đầu của sinh viên trong nghiên cứu về Hàn Quốc. Các sản phẩm nghiên cứu Hàn Quốc của sinh viên bao gồm những báo cáo tham dự các hội thảo khoa học sinh viên, các tiểu luận khoa học của sinh viên năm thư 3, các khóa luận tốt nghiệp hàng năm ... Ngoài ra còn có các bài viết tham dự các ...
|